Trồng cây Nghệ Tây không phải là điều đơn giản, thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Loại cây này thích hợp với đất khô và có ánh nắng nhiều, thường được trồng chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, hiện nay hoa nghệ tây cũng đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Cùng Nuoitrong.com khám những thông tin thú vị về cây Nghệ Tây nhé!
Đặc điểm, nguồn gốc cây Nghệ Tây
Cây Nghệ Tây hay còn được gọi là hoa nghệ tây với tên khoa học là Crocus sativus, là một loại thực vật lâu năm có hoa thuộc họ Diên vĩ, nổi tiếng với phần nhụy của hoa sau khi phơi khô được biết đến như là saffron – một loại gia vị có giá trị cao trên thế giới. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với tên gọi Saffron crocus.
Về mặt hình thái, cây Nghệ Tây trưởng thành thường có chiều cao dao động từ 20 đến 30cm với lá hình dạng tán thẳng mỏng, có đường kính khoảng từ 1 đến 3mm. Hoa nghệ tây thường nở vào tháng 10 và tỏa ra mùi thơm tương đối giống mùi mật ong.
Màu chủ đạo của hoa là màu tím hoặc tím nhạt. Mỗi hoa thường có 3 sợi nhụy màu đỏ sậm. Củ của nghệ tây thuộc loại giả thân hành, có màu nâu, kích thước nhỏ và ruột đặc.
Xuất xứ tự nhiên của nghệ tây không rõ ràng nhưng chúng được trồng lần đầu tiên tại Hy Lạp, sau đó lan rộng trên toàn lục địa Á – Âu và được mang đi khắp nơi từ Bắc Mỹ, Bắc Phi đến châu Đại Dương.
Nhụy hoa nghệ tây hay saffron có giá trị kinh tế cao không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà còn bởi quá trình thu hoạch rất khó khăn. Mỗi bông hoa chỉ cho ra được khoảng 3 sợi nhụy và sau khi phơi khô, các sợi nhụy này co lại chỉ còn khoảng 1/3 so với ban đầu. Chính vì thế mà cần khoảng 200.000 bông hoa để thu hoạch được 1kg saffron.
Ở Việt Nam có thể trồng cây Nghệ Tây được không?
Với giá trị kinh tế mà cây Nghệ Tây mang lại, hiện nay đã có rất nhiều người ở nước ta muốn trồng loại cây này. Tuy nhiên, một trong những lo ngại phổ biến khi trồng hoa nghệ tây là về khí hậu và thời tiết tại Việt Nam có thể không phù hợp cho loại cây này.
Thực tế, cây Nghệ Tây thích hợp được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng với mỗi ngày cần cung cấp ít nhất 12 giờ ánh sáng. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây dao động từ 15 đến 20 độ C. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết và khí hậu tại nước ta thường không đáp ứng được những yêu cầu này.
Do đó, nếu muốn trồng cây Nghệ Tây ở Việt Nam thì cần phải lựa chọn thời điểm trồng phù hợp. Thông thường, trồng hoa nghệ tây nên được thực hiện vào thời điểm bắt đầu mùa thu, lúc này điều kiện nhiệt độ và khí hậu thích hợp hơn để cây có thể phát triển.
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn loại đất trồng cẩn thận, loại đất nên có độ pH từ 5 đến 8 và giàu chất dinh dưỡng.
Tại Việt Nam, việc trồng cây Nghệ Tây và đạt hiệu quả cao là một thách thức. Để thành công, bạn cần phải chuẩn bị tốn kém nhiều chi phí, thời gian và công sức.
Cách trồng cây Nghệ Tây chi tiết
Như đã đề cập ở trên, việc trồng cây Nghệ Tây ở nước ta không phải là điều dễ dàng. Để thành công khi trồng loại cây này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
3.1 Đất trồng
Cây Nghệ Tây là một trong những loại cây hoa rất kén đất trồng. Do đó, không phải loại đất nào cũng phù hợp để trồng cây. Đây là một trong những thách thức khi trồng hoa nghệ tây tại Việt Nam.
Loại cây này thích hợp với các loại đất mùn, đất nhỏ chứa nhiều khoáng chất, từ đó sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc tìm ra loại đất phù hợp là rất quan trọng khi trồng hoa nghệ tây. Ngoài ra, khi chuẩn bị trồng hoa, bạn cần làm sạch cỏ trên đất và cày sâu khoảng 20cm trước khi gieo củ giống vào đất.
3.2 Lựa chọn củ giống
Bạn cần thực hiện lựa chọn củ hoa nghệ tây cẩn thận bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất trồng cây. Hãy cẩn thận khi chọn lựa từng củ, tránh nhầm lẫn với những củ bị thối hoặc hỏng. Tốt nhất là chọn những củ tròn, to, đầy đặn và không có vết nứt.
Sau khi đã chọn được các cụ giống chất lượng, bạn có thể bắt đầu trồng chúng vào đất phù hợp. Hãy chú ý đến việc đặt khoảng cách hợp lý giữa các củ, thường nên để cách nhau từ 10cm đến 15cm. Khoảng cách này đủ để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết cho cây hoa nghệ tây phát triển mạnh mẽ.
3.3 Thời điểm trồng
Thời tiết mát mẻ và se lạnh của mùa thu là thời điểm lý tưởng nhất để trồng cây Nghệ Tây tại Việt Nam. Do đó, bạn nên lựa chọn thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 để trồng cây. Khi đó, cây có thể phát triển tốt và sau khoảng 4 tháng trồng, bạn có thể thu hoạch khi hoa bắt đầu nở rộ vào mùa xuân.
3.4 Cách trồng cây Nghệ Tây
Trong giai đoạn ban đầu, quy trình trồng cây Nghệ Tây bắt đầu bằng việc đào hố với độ sâu phù hợp, sau đó đặt củ nghệ tây vào hố sao cho đầu nhọn của củ hướng lên trên.
Sau đó lấp đất lại, để phần mầm củ đã nhú ra ngoài mặt đất và tưới một ít nước để tạo độ ẩm cần thiết. Đồng thời cần lưu ý đảm bảo đất thoát nước tốt để tránh tình trạng thối củ giống. Hơn nữa, khi trồng cây trong chậu yêu cầu độ sâu khoảng 10 – 15cm với mỗi chậu thường được trồng 2 – 6 cây.
Trong quá trình này, bạn cần chú ý đến một số điểm sau:
– Vị trí: Tránh đặt chậu ở những nơi dễ bị mưa tạt vào.
– Ánh sáng: Đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng, đồng thời tránh đặt cây ở những nơi thiếu ánh nắng bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nhiệt độ lý tưởng trước khi hoa nở là khoảng 15 độ C.
Trong giai đoạn sau, hoa nghệ tây có thể được nuôi trong chậu trong khoảng 4 – 5 năm. Tuy nhiên, sau thời gian này, bạn cần đào củ lên và trồng lại. Khi đào củ, bạn cần cắt bỏ toàn bộ lá để củ khô và sau đó bảo quản ở nơi mát và khô ráo.
Cách chăm sóc cây Nghệ Tây đúng kĩ thuật
Cây Nghệ Tây khá dễ trồng nên không đòi hỏi sự chăm sóc quá kĩ lưỡng. Trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần lưu ý không tưới quá nhiều nước bởi có thể làm cho củ dễ bị thối do quá nhiều ẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết quá nắng, bạn hãy tưới một lượng nước thích hợp để cây không bị khô héo.
Ngoài ra, vào khoảng tháng 11 – 12, bạn nên bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không bón loại phân có chứa quá nhiều nitơ bởi có thể làm cho rễ bị thối và cây dễ chết.
Lưu ý về các bệnh thường gặp ở cây Nghệ Tây:
– Bệnh lở cổ rễ làm giảm độ ẩm trong đất và gây loét nâu trên cánh hoa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây.
– Bệnh héo lá tác động vào cây, tạo ra một dải màu cam trên lá, gây xoăn và khô héo lá.
– Bệnh thoái rễ màu tím làm một phần của rễ bị chết hoặc thối, gây tổn thương cho cây. Hơn nữa, vùng bị bệnh rất dễ lây lan sang vùng chưa bị bệnh và gây chết cây.
Hầu hết các bệnh này xuất hiện ở năm thứ ba và thứ tư, chúng không không phản ứng với thuốc diệt nấm, vì vậy cách tốt nhất là đào cây chưa bị bệnh lên và cách ly khỏi vùng đất bị nhiễm bệnh.
Thu hoạch nhụy hoa Nghệ Tây
Cách trồng và chăm sóc cây Nghệ Tây không đòi hỏi quá nhiều công đoạn cầu kỳ và tỉ mỉ. Tuy nhiên, quá trình thu hoạch nhụy hoa nghệ tây lại là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhất.
Để thu được 1kg sợi nhụy hoa nghệ tây thì cần đến khoảng 110.000 đến 170.000 cây Nghệ Tây. Điều đặc biệt là quá trình thu hoạch nhụy hoa nghệ tây phải được thực hiện bằng thủ công, đây là nguyên nhân chính khiến giá thành của saffron trở nên đắt đỏ.
Không chỉ tốn thời gian khi hái nhụy hoa nghệ tây bằng tay mà cả quá trình phơi và sấy khô cũng đòi hỏi sự kỳ công. Sau khi hái, nhụy hoa nghệ tây cần được phơi và sấy khô càng nhanh chóng càng tốt. Nếu không kịp thời, saffron cần được bảo quản ở nhiệt độ ẩm khoảng 10%.
Hơn nữa, trong quá trình sấy, bạn cần tránh sấy quá khô sợi nhụy bởi có thể làm cho saffron trở nên giòn, dễ gãy và mang lại hương vị đắng. Đồng thời sẽ làm mất đi các dưỡng chất quý giá có trong saffron. Ở nhiệt độ khoảng 110 độ C, sấy saffron trong khoảng 1 phút là đủ để bảo quản lâu dài và giữ nguyên các dưỡng chất quý trong nhụy saffron.
Công dụng của nhụy hoa Nghệ Tây
Giá của nhụy hoa nghệ tây (saffron) được đẩy lên cao không chỉ do quy trình thu hoạch và sản xuất phải thực hiện thủ công mà còn bởi sự đa dạng của các công dụng. Dưới đây là các công dụng nổi bật của nhụy hoa nghệ tây mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:
6.1 Giúp chống oxi hóa
Nhụy hoa Nghệ Tây chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, trong đó nổi bật có crocetin, crocin và safranal, các chất này có tác dụng cải thiện trí nhớ và khả năng học tập cũng như ngăn ngừa các tình trạng thần kinh như bệnh Parkinson, ngoài ra cũng giúp ngăn ngừa ung thư.
6.2 Giúp làm đẹp
Crocin là một dạng hợp chất có trong nhụy hoa nghệ tây cùng với các vitamin cần thiết, có khả năng chống oxy hóa phong phú, giúp giảm tốc độ lão hóa da và tăng cường sự đàn hồi và mềm mại của da.
Ngoài ra, tăng sắc tố da có thể dẫn đến sự sạm màu và tạo ra các vùng da bị thâm nám. Một nghiên cứu năm 2013 đã phát hiện rằng các hoạt chất có trong nhụy hoa nghệ tây có khả năng ngăn chặn hoạt động của enzyme tyrosinase, từ đó giảm sản xuất sắc tố melanin và làm mờ đi các vết thâm nám.
6.3 Giảm nguy cơ mắc ung thư
Nhụy hoa Nghệ Tây chứa các hợp chất như crocin và crocetin có khả năng chống lại sự phát triển của khối u dựa trên một số bằng chứng tiền lâm sàng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhụy hoa nghệ tây và các hợp chất có trong đó có thể loại bỏ một cách có chọn lọc và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ sự khỏe mạnh của các tế bào khác mà không gây tổn thương.
Đặc biệt, crocin – một chất chống oxy hóa chính trong nhụy hoa nghệ tây – được phát hiện có thể làm cho các tế bào ung thư trở nên nhạy cảm hơn đối với các loại thuốc hóa trị, do đó có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
6.4 Tốt cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tình trạng phụ nữ thường gặp trong tuần trước kỳ kinh, có thể bao gồm thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, cáu kỉnh, ngực căng, thèm ăn và trầm cảm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng 30mg nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày đã cho thấy hiệu quả giúp điều trị các triệu chứng PMS ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khi ngửi nhụy hoa nghệ tây trong 20 phút có thể giảm các triệu chứng PMS như lo lắng, đồng thời cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.
6.5 Giúp chống viêm
Chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây chứa flavonoid, tannin, alkaloid và saponin, đã được phát hiện có hoạt tính chống viêm mãn tính.
Thêm vào đó, crocetin có trong nhụy hoa nghệ tây được biết đến với khả năng thúc đẩy quá trình oxy hóa và hoạt động chống viêm tích cực, giúp điều trị viêm khớp và tiềm năng sử dụng như trị liệu cho đau thắt lưng.
6.6 Giúp mau lành vết thương
Theo một số nghiên cứu, nhụy hoa nghệ tây có thể hỗ trợ thúc đẩy sản xuất tế bào, giúp vết thương lành nhanh hơn và tránh để lại sẹo.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã kết luận rằng nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, nhụy hoa nghệ tây cũng có thể tăng cường khả năng hiệu quả tiềm năng khi thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Ngoài việc sử dụng nhụy hoa nghệ tây, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm kem bôi ngừa sẹo hoặc trị sẹo để hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.
6.7 Hỗ trợ giảm các triệu chứng sau khi mắc Covid-19
Trong các hợp chất sinh học trong nhụy hoa nghệ tây có thể giúp chống viêm, chống oxy hóa,… có thể giảm triệu chứng ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài ra, saffron cũng có thể giúp kiểm soát các tình trạng bất thường sau khi nhập viện bao gồm trầm cảm, căng thẳng và lo lắng do cảm giác bị nhốt, cô lập hoặc cách ly kéo dài sau thời gian mắc COVID-19.
6.8 Tốt cho hệ thần kinh
Tính chất chống oxy hóa và chống viêm của chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây với các thành phần như crocetin, crocins và safranal đã được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ thể và điều trị các rối loạn hệ thần kinh khác nhau.
Saffron và các thành phần hoạt tính trong đó được biết đến giúp cải thiện hành vi học tập, trí nhớ và chức năng nhận thức. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng bảo vệ chống lại sự mất tế bào thần kinh, ngăn ngừa sự hình thành các cụm protein gây lão hóa, làm giảm sự phát triển của các tổ chức sợi thần kinh và giảm viêm trong hệ thần kinh ở những người mắc chứng bệnh Alzheimer.
6.9 Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm
Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành cho đến nay chỉ ra rằng khi bổ sung nhụy hoa nghệ tây có thể cải thiện các triệu chứng của trầm cảm nặng.
Một đánh giá y tế vào năm 2019 bao gồm chín nghiên cứu về tác dụng của nhụy hoa nghệ tây đối với trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, đã phát hiện ra rằng nhụy hoa nghệ tây có tác dụng đáng kể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây có thể tăng mức độ dopamine trong não, từ đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng mà không ảnh hưởng đến mức độ của các hormone não khác.
6.10 Tăng cường ham muốn tình dục
Chất crocin có trong nhụy hoa nghệ tây được cho là có thể cải thiện hành vi tình dục và tăng tần suất cương cứng ở chuột đực.
Ngoài ra, nghiên cứu đã xem xét tác động của nhụy hoa nghệ tây đối với vấn đề vô sinh ở nam giới và kết luận rằng có thể cải thiện chức năng tình dục, hình thái và mức độ vận động của tinh trùng đối với nam giới mắc phải tình trạng vô sinh.
Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy rằng phụ nữ sử dụng 30mg nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày trong 4 tuần đã có tăng ham muốn tình dục và sự bôi trơn của âm đạo so với nhóm dùng giả dược.
6.11 Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Nhụy hoa nghệ tây chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, một số trong số đó có khả năng giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Dựa trên một số nghiên cứu lâm sàng trên chuột và thỏ, nhụy hoa nghệ tây đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp cũng như giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung hòa, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ở con người, nhụy hoa nghệ tây đã được phát hiện làm giảm hoạt động của cholesterol gây tổn thương cho mô. Các nhà nghiên cứu tin rằng, các đặc tính chống oxy hóa của nhụy hoa nghệ tây có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh lý tim mạch.
6.12 Giúp giảm cân
Sự kết hợp saffron khi chế biến thực phẩm không chỉ giúp xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh mà còn có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó sẽ giúp bạn cảm thấy đói ít hơn và giảm thiểu việc thèm ăn vặt, từ đó giúp kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
Đối tượng không nên sử dụng nhụy hoa Nghệ Tây
Nhụy hoa nghệ tây là một loại thảo dược tự nhiên, khi được sử dụng đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thảo dược này, đặc biệt là đối với các nhóm người sau đây:
7.1 Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thời gian này được coi là đặc biệt nhạy cảm đối với các bà bầu. Không chỉ riêng nhụy hoa nghệ tây mà mọi loại thực phẩm bổ sung đều cần phải được xem xét cẩn thận. Trước khi mẹ bầu sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong thời gian này thì nên tìm kiếm ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
7.2 Phụ nữ sau khi sinh
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ vẫn đang trong quá trình phục hồi và chưa đạt lại trạng thái ban đầu. Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng hoạt huyết, do đó có thể gây ảnh hưởng không mong muốn đến quá trình phục hồi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây.
7.3 Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào khác.
Khi trẻ đạt đến 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng 1 – 2 sợi saffron mỗi ngày khi nấu cháo hoặc đồ ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, lưu ý rằng lượng saffron dành cho trẻ không nên vượt quá 2 lần mỗi tuần.
7.4 Người có bệnh lý về tim
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và ngừa ứ huyết, từ đó có thể dẫn đến tăng tốc độ đập của tim khi sử dụng một lượng lớn. Tình trạng này không có lợi cho những người có các bệnh lý liên quan đến tim.
7.5 Khi đang dùng thuốc chữa bệnh
Để giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ khi nhụy hoa nghệ tây tương tác với thành phần có trong thuốc điều trị, người đang điều trị bệnh lý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây.
Ngoài ra, ở những người mắc rối loạn lưỡng cực, sử dụng nhụy hoa nghệ tây cần được xem xét kỹ lưỡng. Saffron có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể giúp ổn định tinh thần và giảm căng thẳng.
Hơn nữa, đối với những người có tiền sử dị ứng, khi sử dụng bất kỳ loại chất nào mới cũng cần được xem xét cẩn thận. Nếu sau khi sử dụng saffron xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, người dùng cần ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến y tế sớm nhất có thể.
Một số lưu ý khi sử dụng nhụy hoa Nghệ Tây
Nhụy hoa nghệ tây được sử dụng như một vị thuốc và gia vị quý giá. Dưới đây là một số cách sử dụng an toàn và hiệu quả nhất:
– Xác định đúng đối tượng sử dụng: Không phải ai cũng phù hợp để sử dụng nhụy hoa nghệ tây. Do đó, bạn nên tìm hiểu về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng trước khi sử dụng.
– Tuân thủ liều lượng chính xác: Đối với người mới bắt đầu sử dụng, liều lượng thích hợp là từ 5 đến 7 sợi saffron mỗi ngày. Nếu phản ứng của cơ thể tích cực và không có dấu hiệu phản ứng tiêu cực thì có thể tăng dần liều lượng. Liều dùng tối đa cho người lớn là 0,1g saffron mỗi ngày hoặc 3g saffron mỗi tháng.
Các cách sử dụng nhụy hoa Nghệ Tây đúng chuẩn
Nếu sử dụng nhụy hoa nghệ tây không đúng cách, bạn có thể đang lãng phí số tiền đáng kể khi mua một loại dược liệu quý giá. Dưới đây là 3 cách sử dụng saffron mà các chuyên gia đánh giá cao:
– Pha nhụy hoa nghệ tây với nước ấm: Đặt khoảng 4 – 5 sợi nhụy hoa nghệ tây vào 500ml nước ấm (khoảng 78ºC) và để khoảng 10 phút để tinh chất của saffron hòa tan vào nước. Khi nước có màu vàng nhạt giống như màu của trà và có mùi thơm đặc trưng, bạn có thể thưởng thức ngay.
– Ngâm nhụy hoa nghệ tây trong mật ong: Sự kết hợp của saffron và mật ong được coi là “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Mật ong giàu vitamin và chất chống oxy hóa khi kết hợp với saffron sẽ giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe hiệu quả.
– Pha trà với nhụy hoa nghệ tây: Nếu bạn thích uống trà hoa cúc hoặc hoa hồng, bạn cũng có thể thêm 3 – 4 sợi saffron vào trà khi nước còn ấm để uống. Từ đó không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon mà còn giúp bổ sung sức khỏe cho cơ thể.
Lời kết
Trên đây là các thông tin từ đặc điểm, công dụng, cách trồng, chăm sóc cũng như các thắc mắc khác về cây Nghệ Tây. Sau khi đọc xong bài viết, bạn có cảm thấy muốn thử sử dụng nhụy hoa nghệ tây để giúp tăng cường sức khỏe không, hay bạn có suy nghĩ sẽ nghiên cứu thêm cách để tự trồng loại dược liệu quý giá này. Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!