Hướng dẫn cách làm chuồng chim Cu Gáy tưởng khó mà dễ

Làm chuồng cho chim cu gáy là một chủ đề được những người nuôi loài chim này rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nuoitrong.com khám phá cách làm chuồng chim cu gáy một cách đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà nhé!

Làm lồng đơn nuôi chim Cu Gáy như thế nào?

Bạn đã biết cách làm lồng đơn nuôi chim Cu Gáy chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé:

1.1 Các loại lồng đơn phổ biến

Nếu bạn muốn nuôi chim cu gáy để làm cảnh hoặc với mục đích lấy thịt nhưng số lượng ít, thì lựa chọn làm chuồng chim cu gáy thích hợp là xây dựng lồng đơn. Mỗi lồng đơn thường có kích thước khoảng 16 – 16,5 inch và chỉ chứa được một con chim cu.

Có hai loại lồng đơn thường được sử dụng để nuôi chim cu gáy:

– Lồng có hình dạng trống hoặc hình ống.

– Lồng hình oval hoặc còn được biết đến với tên gọi khác là lồng hình quả đào.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 1

Khi nuôi chim cu gáy để làm cảnh hoặc với mục đích lấy thịt với số lượng ít thì xây dựng lồng đơn là thích hợp nhất

1.2 Hướng dẫn cách làm lồng đơn

Cấu trúc của một lồng nuôi chim cu bao gồm ba phần chính:

– Nang lồng: Hay còn gọi là song của lồng, thường được làm từ các vật liệu như tre, song mây hoặc dây leo. Nang tre có khả năng chống mối mọt và côn trùng tốt, trong khi nang song mây thì có độ bền cao hơn. Dây leo ít được sử dụng hơn vì vẻ ngoài không được đẹp như song mây.

– Cầu của lồng: Đây là nơi mà chim cu gáy thường đậu. Kích thước của cầu cần phù hợp với chân của chim. Cầu ba cạnh hay còn gọi là cầu chữ Z được ưa chuộng vì cấu trúc cho phép chim thay đổi vị trí bám. Và thường sử dụng vật liệu làm cầu là gỗ hay rễ cây cứng.

– Hủ (cóng) chứa thức ăn: Đây là nơi chứa các loại thức ăn cần thiết cho chim cu như ngũ cốc, nước và khoáng chất.

Ngoài ra, để tạo môi trường yên tĩnh cho chim, cần bố trí thêm hai lớp màng vải trong lồng. Một tấm màng bằng vải mỏng được trải bên trong lồng, và một tấm màng dày được phủ bên ngoài lồng. Từ đó sẽ giúp giảm tiếng động từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho chim trong quá trình sinh sống và giao phối.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 2

Cấu trúc của lồng đơn bao gồm 3 phần là nang lồng, cầu và hủ (cóng thức ăn)

Hướng dẫn cách làm chuồng chim Cu Gáy chi tiết

Khi chăm sóc chim cu gáy để sinh sản, ưu tiên nhất là tạo điều kiện để cho chim đẻ và nghỉ ngơi trong chuồng:

2.1 Cách làm chuồng chim Cu Gáy nghỉ ngơi

Đối với những người nuôi chim để sử dụng trong các cuộc thi, không nên giữ chim trong lồng đơn sau khi chúng tham gia cuộc thi. Đó là vì chim cần có không gian rộng trong chuồng để nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe và cải thiện giọng gáy.

Khi thiết kế chuồng chim cần tạo ra không gian rộng lớn, với nhiều nhánh cây để chim có thể đậu. Chuồng cần có đủ không gian để chim có thể bay, giúp chúng phát triển cánh mạnh mẽ. Thường thì sàn chuồng được làm bằng cát trần hoặc gỗ. Do bản tính của chim cu gáy là loài thích đi dưới đất, chúng thường đi hoặc nằm ngay dưới sàn chuồng.

Một biện pháp phổ biến để bảo vệ chim cu gáy là sử dụng hai lớp dây kẽm xung quanh chuồng. Từ đó sẽ giúp chúng tránh xa khỏi các nguy cơ từ mèo, chuột,…

Ngoài ra, cần lưu ý rằng không nên nuôi chim cu gáy trong lồng đơn quá thường xuyên. Mô hình nuôi chim cu gáy trong chuồng được khuyến khích hơn so với sử dụng lồng đơn.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 3

Khi làm chuồng chim cần tạo ra không gian rộng lớn, với nhiều nhánh cây để chim có thể đậu

2.2 Cách làm chuồng chim Cu Gáy sinh sản

Đối với những người nuôi chim cu với mục đích sinh sản, khi tạo chuồng đẻ cho chim cu gáy đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về kích thước và vật liệu, phù hợp với điều kiện sống và sở thích của chim cũng như người nuôi.

Chuồng đẻ cho chim cu gáy thường có kích thước đa dạng tùy thuộc vào không gian và điều kiện cụ thể. Vật liệu thường được sử dụng để xây dựng chuồng là lưới sắt, giúp bảo vệ chim khỏi các mối nguy hiểm như mèo, chuột và các loài thú săn mồi khác.

Kích thước phổ biến của chuồng nuôi chim cu đẻ thường dao động từ 45 đến 180cm về chiều cao, 60cm về chiều rộng và từ 100 đến 180cm về chiều dài. Đáy chuồng thường được làm bằng gỗ ván và phủ cát, sỏi khô để tạo cảm giác giống môi trường tự nhiên khi chim cu tìm kiếm thức ăn dưới đất.

Ngoài ra, bạn cần đặt chuồng ở vị trí thoáng mát, đồng thời có ánh nắng buổi sáng chiếu vào. Tuy nhiên thì tổ để đẻ nên đặt trong bóng râm.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 4

Khi nuôi chim cu gáy sinh sản thì cần chọn kích thước và vật liệu chuồng sao cho phù hợp

Chim Cu Gáy nuôi bao lâu thì sinh sản?

Để hiểu cách làm chuồng nuôi chim Cu Gáy sinh sản, trước hết cần nắm rõ về thời điểm sinh sản của loài chim này. Tùy thuộc vào loài, khả năng sinh sản và điều kiện nuôi, mỗi loại chim Cu Gáy sẽ có khả năng sinh sản khác nhau.

Để xác định thời điểm mà chim Cu Gáy nuôi có thể sinh sản là một vấn đề khá phức tạp. Thông thường, khi nuôi chim Cu Gáy từ 10 đến 18 tháng tuổi có thể bắt đầu có khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy để chim đạt ít nhất 1 tuổi sẽ cung cấp khả năng sinh sản tốt nhất. Khi chim đã đủ tuổi sinh sản, bạn nên cho chúng làm quen với đối tác khác giới. Có thể nhốt hai con chim trong hai lồng khác nhau một thời gian, trước khi kết hợp chúng vào cùng một chuồng để tránh tình trạng xung đột.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 5

Mỗi loài chim Cu Gáy sẽ có khả năng sinh sản khác nhau

Cách nuôi chim Cu Gáy sinh sản trong chuồng như thế nào?

Sau khi đã chọn được đôi chim cu gáy giống để sinh sản, bạn nên tiến hành quá trình làm quen giữa chúng trước khi đưa vào chuồng đẻ.

Để làm điều này, bạn cần nhốt hai con chim trống và mái vào hai lồng đơn riêng biệt. Sau đó, đặt hoặc treo hai lồng gần nhau và để chúng ở trong khoảng từ 1 đến 2 tuần để chúng có thời gian làm quen với nhau.

Để nhận biết khi nào chúng đã làm quen, có thể quan sát xem ban đêm chúng có nằm ngủ gần nhau không. Nếu vào ban đêm, chim trống và chim mái nằm ngủ gần nhau, và khi di chuyển hai lồng ra xa nhau, chúng sẽ gù và gáy gọi nhau, thì có nghĩa là chúng đã làm quen tốt.

Ngoài ra, để tránh chim cu gây hấn và đá nhau khi đưa vào chuồng đẻ, nên đưa chim mái vào chuồng trước, sau đó đặt lồng nuôi chim trống kế bên chuồng chim mái. Sau một vài ngày, mới cho chim trống vào chuồng đẻ.

Thời gian cho chim trống vào chuồng đẻ nên là vào buổi chiều tối, khi đó chúng sẽ không có thời gian gây hấn hoặc đá nhau. Nếu vẫn có tình trạng đá nhau xảy ra, có thể sử dụng một tấm bìa cứng để ngăn chúng, hoặc thêm vài con chim non vào chuồng để chúng có bạn và không đá nhau nữa.

Ngoài ra, nên đặt vài cái tổ trong chuồng đẻ của chim. Khoảng 3 đến 4 cái tổ (có thể làm bằng hộp gỗ, dây mây hoặc các loại vật liệu khác) có hình dạng giống như bát tô nhỏ, phù hợp với thân hình của chim cu.

tiêu đề ảnh cách làm chuồng chim cu gáy ảnh 6

Bạn cần chú ý thực hiện theo đúng tuần tự từng bước khi nuôi chim cu gáy sinh sản

Các lưu ý khi nuôi chim Cu Gáy sinh sản

Thông thường, chim cu gáy sẽ đẻ khoảng 2 trứng và ấp trong khoảng 14 đến 15 ngày cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở, chim trống và chim mái sẽ thay phiên nhau sú cho chim non. Trong giai đoạn này, không nên làm ảnh hưởng hoặc quấy rối chim, để chúng có thể tập trung vào việc sú cho chim non mà không bị gián đoạn.

Trong những ngày đầu tiên sau khi chim non chào đời, chim cha mẹ sẽ sú cho chúng bằng sữa của mình, một loại sữa đặc biệt được sản xuất như một dạng thức ăn lỏng trong cổ họng của chim bố mẹ. Thường thì chim cu gáy sẽ tiếp tục chăm sóc chim non cho đến khi chúng đủ lớn để tự rời xa cha mẹ và tự kiếm ăn.

Nhiều người nuôi chim cu gáy non có thói quen sử dụng chim ngói để sú và chăm sóc chúng thay vì cha mẹ. Có thể cũng nuôi chim giống tốt lấy trứng, rồi cho chim ngói ấp và chăm sóc trứng, từ đó sẽ giúp tăng tốc quá trình sinh sản.

Sử dụng chim ngói để nuôi chim cu là một lựa chọn phổ biến bởi tính hiền lành của chúng, không gây hấn và khả năng chăm sóc chim con tốt. Thời gian ấp trứng và nuôi chim cu non của chim ngói cũng tương tự như chim cu, làm cho quá trình này trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Lời kết

Trên đây là các cách làm chuồng chim cu gáy, phù hợp với mục đích của người nuôi cũng như cách nuôi và các lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc loài chim này. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức để tự tay xây dựng chuồng và chăm sóc đàn chim cu gáy của mình một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi