Cách nuôi chim Chào Mào Núi hiệu quả, thành công nhanh nhất

Chào Mào Núi còn có tên gọi khác là Chào Mào Vàng mào đen, là một loài chim thuộc họ Chào Mào. Chim Chào Mào Núi có nhiều điểm khác biệt so với chim Chào Mào nhà. Vì vậy việc chăm sóc chim cũng cần có kỹ thuật riêng. Nếu bạn đang muốn nuôi giống chim này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nuoitrong.com để biết cách chăm sóc Chào Mào Núi khoa học nhất.

Cách chọn chim Chào Mào Núi chuẩn nhất

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 1

Chào Mào Núi có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, phân bố chủ yếu ở vùng núi Châu Á. Những chú chim Chào Mào Núi thường sống trong rừng rậm, đèo núi, hang đá cách xa với con người. Chính vì thế, tính tình của chim Chào Mào Núi khá nhút nhát và sợ người.

Chim Chào Mào Núi có một đặc điểm rất dễ nhận biết đó chính là chúng không có mào. Đồng thời hai má của chim trắng, phía trên mảng trắng là những mảng lông nhỏ màu đỏ nhìn rất thu hút. Những chú chim Chào Mào Núi có chỏm lông đuôi màu đỏ nhìn rất dễ phân biệt so với Chào Mào nhà.

Cách chọn chim Chào Mào Núi đẹp, chất lượng cần dựa vào các tiêu chí sau:

Chọn những chú chim Chào Mào Núi linh hoạt, năng động, nhanh nhẹn nhất trong tất cả các con trong đàn. Đó là những con Chào Mào Núi luôn đứng với tư thế thẳng hoặc hay tranh chỗ đậu với các con chim khác.

Nên chọn những chú Chào Mào Núi có đầu to, mắt to và hơi méo, mào chim luôn dựng đứng, rậm dày. Đặc biệt má trắng hiện rõ. Mỏ chim Chào Mào Núi nên ngắn và mỏng.

Nên chọn những con chim Chào Mào Núi có các đặc điểm khác như mũ lân, họng bò, hót nhiều âm tiết, tiếng hót nhỏ, ché hoặc chéc. Các con Chào Mào Núi có tư chất tốt thường hay thể hiện bản lĩnh, thường xuyên đá những con chim còn lại.

Các bạn cần lưu ý không nên chọn những con chim Chào Mào Núi hay bu trên lông với vẻ sợ sệt, những con Chào Mào Núi hay rủ cánh. Hoặc những con Chào Mào Núi có tư thế đứng giống như đang nằm, đầu chim thì co rụt lại. Đây là những con chim chim có ngoại hình xấu, tố chất kém, nuôi chỉ mất công mà thôi.

Cách thuần chim Chào Mào Núi hiệu quả nhất

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 2

Thuần chim Chào Mào Núi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các loài chim khác. Vì chim Chào Mào Núi là chim sống trong rừng núi, hang đá nên chúng còn lạ người mà nhút nhát. Bạn có thể áp dụng 2 phương pháp thuần chim Chào Mào Núi dưới đây.

2.1 Thuần chim Chào Mào Núi bằng thức ăn

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 17

Khi mới bẫy chim Chào Mào Núi về hay mới mua chim bổi về thì chim Chào Mào Núi thường rất nhút nhát và bay toán loạn trong lồng. Chính vì thế, bạn cần phải phủ áo lồng kín xung quanh lồng chim để chim không nhìn được ra bên ngoài. Như vậy chim Chào Mào Núi sẽ bớt căng thẳng và không bay loạn xạ nữa.

Trong lồng của chim Chào Mào Núi thì bạn cần chuẩn bị sẵn đồ ăn và nước uống đầy đủ cho chim. Chim Chào Mào Núi thích ăn chuối vì thế bạn nên cho chim ăn chuối trước tiên. Ban đầu, có thể chim Chào Mào Núi vẫn còn sợ nên chưa dám ăn. Tuy nhiên, bạn cứ để sẵn chuối và phủ áo lồng lên như vậy, khi chim đói chúng sẽ ăn thôi.

Mỗi ngày bạn sẽ mở áo lồng lên một chút để chim Chào Mào Núi nhìn được cảnh vật xung quanh. Như vậy chim sẽ quen dần dần, nhanh dạn hơn.

Khi bạn thấy chim Chào Mào Núi đã dạn người hơn thì lúc này nên tập cho chim Chào Mào Núi ăn cám. Trước tiên bạn hãy rải cám lên quả chuối để cho chim Chào Mào Núi ăn. Khi chim ăn chuối thì chúng sẽ ăn lẫn với cả một ít cám. Đến khi chim Chào Mào Núi đã ăn quen cám thì lúc này bạn có thể không cần trộn chung cám với chuối cho chim ăn nữa.

Thời gian đầu tập cho chim Chào Mào Núi ăn cám, thì các bạn có thể cho chim ăn 1/3 quả chuối. Tiếp đó khoảng 2 ngày sau thì bạn giảm bớt chuối xuống còn 1/4 quả. Cứ thế,  sau 2 ngày bạn lại tiếp tục giảm chuối xuống thêm cho tới khi không cần cho chim ăn chuối nữa.

Có một điều bạn cần lưu ý là trong quá trình tập chim Chào Mào Núi ăn cám các bạn phải theo dõi phân của chim. Thường thì khi chim Chào Mào Núi ăn cám thì phân sẽ có màu của cám. Nếu như phân chim Chào Mào Núi có màu khác lạ, mùi bất thường thì bạn cần dừng cho chim ăn cám.

2.2 Tương tác với chim Chào Mào Núi

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 3

Với chim Chào Mào Núi, bạn sẽ cần từ 2-3 tháng tiếp xúc và tập luyện đều đặn để chim làm quen với lồng, quen với chủ và thức ăn mới. Trong thời gian này, các bạn cần tương tác và tiếp xúc với chim Chào Mào Núi mỗi ngày để thuần chim dễ dàng hơn.

Khi cho chim Chào Mào Núi vào lồng nuôi, các bạn cần trùm kín lồng chim, chỉ nên chừa một khe hở nhỏ để chim không bị ngạt thở. Không nên di chuyển lồng chim Chào Mào Núi sang khu vực khác nhiều lần sẽ khiến chim hoảng sợ.

Và cũng không nên tiếp xúc trực tiếp với chim Chào Mào Núi nhiều trong thời gian đầu. Lý do là bởi vì lúc này chim Chào Mào Núi còn chưa quen bạn nên chúng dễ bị hoảng sợ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe.

Phương pháp tốt nhất để thuần chim Chào Mào Núi là bạn đợi chim làm quen với môi trường sống, sau đó mỗi ngày sẽ mở dần áo lồng chim lên một chút để chim Chào Mào Núi nhìn được mọi thứ xung quanh. Tới khi chim Chào Mào Núi đã quen với việc nhốt trong lồng thì lúc này, các bạn mới mở hết áo lồng lên để chim quen hoàn toàn với cảnh vật xung quanh.

Giai đoạn sau khi chim đã quen, mở áo lồng thì các bạn hãy treo lồng chim ở nhiều chỗ khác nhau để chim Chào Mào Núi thích ứng. Lúc này thì bạn cần tiếp xúc nhiều với chim Chào Mào Núi hơn bằng cách trò chuyện, tương tác với chim mỗi ngày, cho chim ăn uống, tắm rửa. Mỗi khi cho chim Chào Mào Núi ăn, bạn nên dùng que nhỏ để đút cho chim, giúp chim  làm quen và nhận biết được mặt chủ nhân.

Thức ăn cho chim Chào Mào Núi giàu dinh dưỡng

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 4

Về chế độ ăn uống thì chim Chào Mào Núi cũng không khác biệt nhiều so với chim Chào Mào nhà. Mỗi một giai đoạn bạn cần có chế độ thức ăn riêng cho chim. Để chim nhận đủ dinh dưỡng, phát triển cơ thể thật tốt.

3.1 Thức ăn cho chim Chào Mào Núi thay lông

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 8

Chim Chào Mào Núi có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên chim này thích ăn hoa quả trái cây tươi, các loại quả rừng. Bạn nên bổ sung thêm Chào Mào Núi nhiều loại hoa quả rừng, nhất là quả ớt rừng, chuối, quả khoai ráy, bình bát…

Bên cạnh đó thì nên cho chim Chào Mào Núi ăn thêm mồi tươi. Mồi tươi có thể là cào cào, các loại sâu, giun, dễ…. Mồi tươi cung cấp nhiều chất đạm giúp chim Chào Mào Núi khỏe mạnh và sung sức.

Cám tổng hợp cũng là thức ăn không thể thiếu cho Chào Mào Núi giai đoạn thay lông. Việc cho chim Chào Mào Núi ăn thêm các thức ăn tự nhiên sẽ giúp chim có tiếng hót thanh và lảnh lót hơn.

Không chỉ chế độ ăn mà chế độ nước uống cho chim Chào Mào Núi bạn cũng cần phải chú trọng. Các bạn cần thay nước uống cho chim Chào Mào Núi mỗi ngày, nước uống cần phải là nước sạch và tinh khiết. Như vậy thì mới không làm ảnh hưởng đến đường ruột của chim, giúp chim Chào Mào Núi không bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại.

3.2 Thức ăn cho chim Chào Mào Núi vào lửa

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 9

Chim Chào Mào Núi ở giai đoạn vào lửa thì các bạn nên cho chim ăn nhiều mồi tươi nhất để kích lửa cho chim. Mồi tươi là nguồn thức ăn sẽ giúp bổ sung lượng đạm nhiều cho chim Chào Mào Núi căng lửa, lên lửa nhanh.

Một số loại thức ăn từ mồi tươi mà Chào Mào Núi yêu thích là: các loại sâu non, sâu gạo, châu chấu, giun đất, cào cào non,… Trong đó, cào cào non là món ăn hàng đầu mà bạn nên ưu tiên số 1 vì nó bổ sung nhiều dinh dưỡng, phù hợp cho Chào Mào Núi vào lửa.

Bạn cũng có thể cho chim Chào Mào Núi ăn thêm ớt và khoai ráy. 2 loại thức ăn này có tác dụng kích lửa tốt, giúp chim Chào Mào Núi vào lửa nhanh, hót siêng hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không nên cho chim Chào Mào Núi ăn quá nhiều vì món ăn này có thể gây nóng khiến chim Chào Mào Núi bị ức chế, lên lửa ảo.

3.3 Thức ăn cho chim Chào Mào Núi căng lửa

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 10

Bước vào giai đoạn căng lửa thì bạn nên cho chim Chào Mào Núi ăn đa dạng các loại thức ăn từ mồi tươi, trái cây, cám cho chim Chào Mào Núi để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể.

Trái cây: Nên cho chim Chào Mào Núi ăn trái cây mát và mọng nước như cam, dưa hấu, chuối và táo, thỉnh thoảng bổ sung thêm ớt cho chim giúp chim dễ căng lửa và sung hơn.

Mồi tươi: Để kích cho Chào Mào Núi căng lửa, có thể cho chim ăn nhiều loại mồi tươi như châu chấu, cào cào non, sâu gạo, sâu quy. Cho chim Chào Mào Núi ăn ít nhất 2 đến 3 ngày 1 tuần.

Cám chim: Nên cho Chào Mào Núi ăn các loại cám chuyên dụng kích và dưỡng lửa có bán ở cửa hàng chim cảnh. Nhớ chọn loại cám phù hợp cho chim Chào Mào Núi.

3.4 Thức ăn cho chim Chào Mào Núi thi đấu

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 11

Ở giai đoạn chim Chào Mào Núi thi đấu, thì bạn vẫn cần bổ sung nhiều trái cây cho chim. Trái cây tươi là món ăn Chào Mào Núi vô cùng yêu thích. Hãy cho chim Chào Mào Núi ăn nhiều chuối, táo, xoài, cà rốt hấp…

Tuy nhiên, bạn không nên cho chim Chào Mào Núi ăn quá nhiều loại trái cây trong một ngày. Mỗi ngày chỉ nên cho chim ăn một loại. Và cần thường xuyên thay đổi thức ăn cho chim Chào Mào Núi đỡ ngán.

Ngoài trái cây, thì trong giai đoạn thi đấu, chim Chào Mào Núi cũng cần được cho ăn mồi tươi. Mỗi ngày cho chim Chào Mào Núi ăn thêm thức ăn từ mồi tươi 1 bữa như cào cào, trứng kiến, sâu gạo… để cung cấp đạm và canxi giúp chim khỏe hơn, phục vụ quá trình thi đấu.

Chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim Chào Mào Núi

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 5

Về chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim Chào Mào Núi thì bạn cần áp dụng theo đúng lịch trình. Để chim Chào Mào Núi có một chế độ nghỉ ngơi điều độ, hợp lý và phù hợp nhất.

4.1 Chế độ tắm cho chim Chào Mào Núi

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 16

Chào Mào Núi rất thích tắm nắng và tắm nước. Quá trình tắm nắng sẽ giúp cho những chiếc lông sắp mọc của chim Chào Mào Núi có thể lên nhanh và đẹp hơn. Tuy nhiên, việc tắm nắng không có nghĩa là cho chim Chào Mào Núi tắm dưới trời nắng gay gắt. Mà các bạn chỉ cho Chào Mào Núi  tắm vào sáng sớm để chim hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Về tắm nước, thì mỗi tuần bạn có thể tắm cho chim Chào Mào Núi tắm từ 2-3 lần vào mùa hè. Mùa đông thì chỉ nên tắm cho chim Chào Mào Núi vào những hôm trời ấm, có nắng nhẹ. Nhiều chú Chào Mào Núi không thích tắm nước thì bạn cần dần từ từ cho chim, không nên ép chim sẽ khiến chúng sợ hãi.

Các bước tắm cho chim Chào Mào Núi như sau:

Bước 1: Đem chim Chào Mào Núi tới lồng tắm riêng và vẫn giữ trạng thái đóng lồng.

Bước 2: Mở cửa lồng ra để dụ chim Chào Mào Núi ra từ từ ( bạn chỉ mở khoảng 1 nửa cửa lồng ra trước). Bạn lưu ý là không dọa nạt hay bắt ép chim Chào Mào Núi nếu không sẽ làm chúng sợ hãi.

Bước 3: Đợi chim Chào Mào Núi tắm xong, thì bạn cho chim sang lồng nuôi, đóng khẽ cửa lồng và trùm áo lồng lại, đem lồng về chỗ cũ cho chim Chào Mào Núi nghỉ ngơi.

Khi tắm cho chim Chào Mào Núi, thao tác phải thật nhanh, dứt khoát nhưng vẫn cần nhẹ nhàng. Hãy tắm cho chim tại nơi ít người qua lại để chim không bị hoảng sợ.

4.2 Chế độ nghỉ ngơi cho chim Chào Mào Núi

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 7

Để giúp chim Chào Mào Núi có được môi trường sống thoải mái và lý tưởng thì các bạn cần chuẩn bị cho chim một chiếc lồng có kích thước thoải mái. Lồng cần có đủ chỗ để cho chim hoạt động, bay nhảy tự do.

Các bạn nên ưu tiên chọn loại lồng cao, to hay là loại lồng nhỡ có thiết kế mái bằng sẽ hợp với chim Chào Mào Núi hơn. Đừng nuôi chim Chào Mào Núi trong chiếc lồng quá bé nếu không sẽ khiến chim không có không gian để nhảy nhót. Như vậy thì dần dần chim Chào Mào Núi sẽ chậm chạp và có thể chết.

Các bạn cần lưu ý, trong quá trình nuôi dưỡng chim Chào Mào Núi thì bạn cần phải thường xuyên làm sạch lồng cho chim, dọn phân và thức ăn thừa trong lồng. Có như vậy chim Chào Mào Núi mới không dễ bị mắc các bệnh về tiêu chảy, đường ruột, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi chim Chào Mào Núi đã thuần và sống quen tại nhà thì chim sẽ đi ngủ rất đúng giờ. Nếu bạn cho chim đi ngủ điều độ đúng giờ sẽ giúp chim có sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn. Khi chim Chào Mào Núi ngủ bạn nên đặt lồng chim ở nơi yên tĩnh. Nên cho chim Chào Mào Núi ngủ từ 6h tối, lúc này bạn cần chùm áo lồng thật kín để chim Chào Mào Núi có thể yên tâm ngủ thoải mái.

Chế độ tập luyện khoa học cho chim Chào Mào Núi

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 15

Để chim Chào Mào Núi có một thân hình khỏe mạnh, xinh đẹp, chân khỏe mạnh, lông mượt mà, có khả năng và kinh nghiệm thi đấu tốt thì bạn cần thường xuyên tập luyện cho chim.

5.1 Cho chim Chào Mào Núi tập hót

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 13

Chim Chào Mào Núi khi mới được bắt về nuôi sẽ khá yếu ớt, chậm chạp, không nhanh nhẹn và hoạt bát. Vì thế, chim sẽ không thể tập trung luyện hót được. Tuy nhiên, các bạn không cần phải lo lắng vì chỉ sau một thời gian khi chim Chào Mào Núi đã thích nghi dần các bạn sẽ tập cho chim luyện hót.

Để luyện được giọng hót hay cũng như nết đấu chuẩn cho chim Chào Mào Núi thì điều đầu tiên các bạn cần phải có là sự kiên trì, kiên nhẫn trong thời gian dài.

Cách tốt nhất là hãy sử dụng chim thầy để luyện giọng cho chim Chào Mào Núi. Chim thầy cần có tư chất tốt, chim càng già, càng trải qua nhiều mùa càng tốt, để sau này chim Chào Mào Núi tự tin hơn, không sợ bất cứ con chim nào khác.

Nếu như các bạn không có chim thầy thì có thể lên mạng để tìm kiếm những đoạn âm thanh giọng Chào Mào hót. Nên chọn những đoạn âm thanh tiếng chim hót to, rõ ràng, vang chuyên dùng luyện chim Chào Mào Núi.

Hàng ngày các bạn sẽ đặt lồng chim Chào Mào Núi bên cạnh lồng của chim thầy, lưu ý dùng miếng carton che lại để chim Chào Mào Núi không nhìn thấy chim thầy. Nếu không, khi bạn để gần những con chim đã già mùa thì khả năng chim Chào Mào Núi sẽ bị hoảng loạn.

Tới khi nào chim Chào Mào Núi đã quen dần, thì bạn có thể cho chim Chào Mào Núi học luôn nết đấu của chim thầy bằng cách để  hai lồng chim đối xứng nhau và không dùng đến miếng carton che đậy lại nữa.

Để luyện giọng được cho chim Chào Mào Núi thành công thì bạn sẽ cần thời gian khoảng 2-3 tháng trở lên. Vì thế nên bạn phải từ từ kiên nhẫn nhé. Muốn chim Chào Mào Núi có được tư chất tốt về sau, thì khâu chăm sóc và điều chỉnh chim là vô cùng quan trọng nên bạn cần phải theo dõi kĩ mọi biểu hiện của chim Chào Mào Núi trong quá trình tập luyện.

5.2 Cho chim Chào Mào Núi tập lực

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 14

Tập lực sẽ giúp chim Chào Mào Núi khỏe hơn và bền sức hơn. Bạn nên sử dụng lồng đứng hoặc lồng ngang để tập lực cho chim Chào Mào Núi. Các chuyên gia khuyên bạn nên cho chim Chào Mào Núi tập lực đều đặn vào các ngày trong tuần. Nếu không có thời gian thì cho chim Chào Mào Núi tập tối thiểu 1 tuần 3 lần. Mới đầu chỉ nên cho chim Chào Mào Núi tập trong thời gian ngắn. Sau đó mới tăng dần thời gian để chim Chào Mào Núi quen dần dần.

Sử dụng lồng ngang để chim Chào Mào Núi tập lực được nhiều người lựa chọn. Luyện cho chim bằng cách cho chim Chào Mào Núi bay qua cầu bên kia, sau đó lùa chim Chào Mào Núi bay về lại. Phương pháp này khá đơn giản, tuy nhiên có thể chim Chào Mào Núi không quen trong thời gian đầu, nên chúng không đáp chân xuống cầu mà sẽ bám vào lồng. Bạn cần phải kiên trì tập dần dần thì chim Chào Mào Núi sẽ quen với bài tập này.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể dùng lồng đứng để tập lực cho chim Chào Mào Núi. Bạn cần chuẩn bị một cóng nước uống ở dưới và một cóng thức ăn ở trên lồng chim. Mục đích là để chim Chào Mào Núi tự bay lên bay xuống ăn uống. Bạn cần kiên nhẫn trong quá trình tập lực cho chim Chào Mào Núi. Vì rất nhiều chú chim Chào Mào Núi mới đầu chưa quen sẽ không chịu hợp tác và bỏ cuộc.

Nên tập lực cho chim Chào Mào Núi bằng lồng đứng vì lồng đứng thường có hiệu quả hơn lồng ngang. Chim Chào Mào Núi khi tập bằng lồng đứng sẽ vận động cả cơ thể. Còn nếu chim Chào Mào Núi tập bằng lồng ngang thì chim chỉ tập luyện được một bộ phận là chân chim.

5.3 Cho chim Chào Mào Núi tập dợt

tiêu đề ảnh Chào Mào Núi ảnh 18

Các bạn nên lựa chọn những cuộc thi có các chú chim cảnh ở mức vừa tầm, có mức độ lửa ngang với chim Chào Mào Núi của bạn để cho chim tập dợt. Tuyệt đối đừng những cuộc thi có chim cảnh quá già, quá căng lửa và đã được thi đấu nhiều bởi vì sẽ khiến chim Chào Mào Núi của bạn bị sợ hãi và dẫn đến tụt lửa nhanh chóng.

Bên cạnh đó thì cũng không nên cho chim Chào Mào Núi của mình thi đấu hết sức. Hiểu đơn giản như sau: Nếu như lực chim Chào Mào Núi của bạn có thể thi đấu được 2 tiếng thì bạn chỉ nên cho chim đấu 1 tiếng 30 phút thôi. Sau đó cho chim Chào Mào Núi ngừng đấu. Như vậy sẽ khiến chim Chào Mào Núi ức chế và hung hăng hơn. Để những lần sau chúng thi đấu tốt hơn, sung sức hơn và có thể tự tin nghênh chiến với bất kỳ con chim cảnh nào khác mà không sợ điều gì.

Trên đây là những chia sẻ về cách nuôi và chăm sóc chim Chào Mào Núi. Bạn đầu khi mới nuôi giống chim này, bạn sẽ tốn khá nhiều công sức bởi vì chim rất nhát người và cần có chế độ chăm sóc riêng biệt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian thì chim Chào Mào Núi sẽ dạn người và thích nghi tốt với môi trường nuôi nhốt.

Chúng tôi hy vọng với nội dung bài viết chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc tốt nhất cho những chú chim Chào Mào Núi của mình thật khỏe mạnh và hót hay. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

Để chim Chào Mào Núi nhanh hót và mau sung sức thì các bạn cần cho chim Chào Mào Núi ăn những loại thức ăn có đạm và trái cây có nhiều vitamin như  ớt rừng, bình bác dây và các loại quả mà chim Chào Mào Núi thường ăn ở trong rừng.

Nếu bạn không tự bẫy được chim Chào Mào Núi mà mua ở các cửa hàng chim cảnh thì tốt nhất hãy mua những chú Chào Mào Núi còn tơ. Như vậy bạn sẽ dễ dàng chăm sóc chim hơn. Việc nuôi chim từ nhỏ sẽ giúp chim nhanh quen chủ, dễ thuần hơn. Tới khi chim trưởng thành bạn có thể thả chim ra mà không lo chim bay mất.

Bạn cần thường xuyên cho chim Chào Mào Núi đi phơi nắng. Ánh nắng buổi sáng sẽ giúp chim Chào Mào Núi phát triển khỏe mạnh hơn. Đồng thời phơi nắng cũng diệt được nhiều vi khuẩn trong lồng chim Chào Mào Núi.

Bạn có thể tập cho chim Chào Mào Núi ăn dế, sâu quy trước khi tập cho chim ăn cám chuyên dụng. Vì khi chim Chào Mào Núi ăn được sâu quy rồi thì bạn trộn cám vào với sâu hoặc dế cho chim ăn để chim quen dần là chim sẽ ăn được cám ngay.

Nếu bạn có điều kiện thì hãy mua các loại vitamin C dạng nước để pha cho chim Chào Mào Núi uống. Loại này có thể phòng ngừa một số bệnh cho Chào Mào Núi, giúp chim khỏe mạnh, sung sức hơn.

Câu hỏi thường gặp

  • Để bẫy chim Chào Mào Núi thì các bạn cần 1 cái lụp và một con chim mồi siêng hót. Những chú chim Chào Mào Núi rất háu đá. Vì ậy khi nghe tiếng hót của chim mồi là chim Chào Mào Núi sẽ lao ra để đấu đá nhau. Và bạn sẽ dễ dàng bẫy được.
  • Với chim Chào Mào thì thường có bộ lông màu xám cùng 2 má màu đỏ, một số con còn có lông đít màu đỏ. Còn với chim Chào Mào Núi thì thường có bộ lông màu vàng, đầu chim đen và không có mào.
  • Chim Chào Mào Núi thường sống ở những nơi vắng vẽ như là trên các ngọn đèo, núi cao và các khu rừng rộng, hang đá, vách đá. Những nơi này cách xa với con người nên tính cách của chim rất nhút nhát và sợ người lạ.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi