Hướng dẫn cách nuôi chim Họa Mi non hay hót, nhanh lớn

Cách nuôi chim họa mi non không chỉ là một sở thích mà còn là một cách để trui rèn sự kiên nhẫn, tinh tế và trách nhiệm. Hơn nữa để nuôi chim non không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức và kinh nghiệm, cách chăm sóc chúng đúng chuẩn. Nuoitrong.com sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi chim họa mi non để giúp chúng phát triển tiếng hót tốt và luôn khỏe mạnh nhé!

tiêu đề ảnh cách nuôi chim họa mi non ảnh 1

Cách nuôi chim họa mi non đúng chuẩn sẽ giúp chúng hót nhiều, hót hay và luôn khỏe mạnh

Đặc điểm của chim Họa Mi

Chim họa mi còn được biết đến với tên gọi Nightingale, thường phân bổ trong những khu vực rừng rậm và núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam.

Ở nước ta, loài chim này thường tập trung ở các khu vực có khí hậu mát mẻ như thành phố Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,… Ngoài ra, có một số ít chim họa mi cũng sinh sống ở các khu vực miền Nam, nhưng thường có màu lông sậm hơn. Do đó, chúng thường được gọi là “họa mi đất” tại các khu vực này.

Kĩ thuật nuôi chim Họa Mi

Loài chim họa mi khá nhút nhát, nhất là đối với chim họa mi non. Do đó bạn cần phải đầu tư công sức, thời gian chăm sóc lâu dài mới có thể giúp chú chim khỏe mạnh, hay hót và dạn dĩ hơn. Hơn nữa, chim họa mi trống thường sẽ có giọng hót hay hơn so với chim mái.

2.1 Cách phân biệt họa mi trống mái

Theo những tay chơi chim có kinh nghiệm, để chọn ra một chú chim họa mi trống, bạn cần quan sát kỹ chòm lông ở cổ của chúng. Khi chú chim non đòi ăn bằng cách há mỏ và phát ra tiếng kêu, phần cổ của chim trống thường có chòm lông rung rung hoặc kèm theo tiếng kêu nhỏ khác.

So với chim đã trưởng thành, khi nghe tiếng kêu của chim họa mi, bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa chim trống và chim mái. Chim họa mi trống thường có giọng kêu rất thanh và có âm dài. Trong khi đó, chim mái thường phát ra những âm thanh nhỏ và ngắn hơn.

tiêu đề ảnh cách nuôi chim họa mi non ảnh 2

Bạn có thể chọn ra chú chim họa mi trống bằng cách quan sát kỹ chòm lông ở cổ của chúng

2.2 Cách lựa chọn mua chim họa mi

Để có thể nuôi chim họa mi non thành công, đầu tiên cần lựa chọn những chú chim khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đồng thời có tiềm năng phát triển. Chính vì thế, bạn nên chọn mua chú chim non từ những người bán uy tín, có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về loài chim này.

Tuy nhiên, trước khi quyết định mua, bạn cũng cần xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm sau của họa mi non:

Mắt

Bạn nên chọn những chú chim họa mi có đặc điểm như đôi mắt long lanh, mắt to nhưng con ngươi nhỏ và phản ứng nhạy bén. Đặc biệt, hãy chú ý đến da quanh mắt, thường mỏng và màu sắc của mắt sẽ tươi sáng. Đuôi mắt thường có những vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót.

Ngoài ra, bạn nên chọn những chú có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn so với các con khác. Từ đồng tử lóe ra tia mắt, hãy ưu tiên chọn những tia mắt càng to, càng rõ và càng dày càng tốt. Nếu có kinh nghiệm, người chơi chim thường quan sát kĩ loại xa nhãn của chim họa mi, bao gồm kim xa nhãn, thiết xa nhãn, ngân xà nhãn hoặc huy xa nhãn.

tiêu đề ảnh cách nuôi chim họa mi non ảnh 3

Bạn nên chọn những chú chim họa mi có đôi mắt long lanh, mắt to nhưng con ngươi nhỏ

Cách chọn chim thuần

Khi bạn sử dụng ngón trỏ nhẹ nhàng vẽ hình tròn hoặc hình chữ thập trước mặt chim, phản ứng của chim sẽ phản ánh tình trạng của chúng, cụ thể:

– Trong trường hợp là chim nuôi chưa thuần sẽ có phản ứng nhảy loạn xạ để tìm cách thoát thân.

– Trong trường hợp chim đã thuần thì sẽ đứng yên ở trên cần đậu, với đôi mắt và đầu di chuyển theo hướng ngón tay vẽ hình. Đây là biểu hiện chim có cá tính mạnh, tự tin, dạn dĩ và có phản xạ nhạy bén.

2.3 Giá cả chim họa mi non

Hiện nay, giá bán của những chú chim họa mi non dao động từ 150.000 đến 250.000 VNĐ mỗi con. Đối với những chú chim họa mi trống, có dáng to, lông đã mọc đủ và ăn được tấm trộn, giá bán thường từ 350.000 đến 400.000 VNĐ.

Mặc dù chim họa mi mái thường không hót hay nhưng những con mái đã qua hai mùa thay lông thường sở hữu bộ lông ở cánh rất đẹp và có vẻ ngoài điệu đàng. Do đó, giá của chúng không hề thấp, thường dao động khoảng từ 20 đến 30 triệu đồng.

tiêu đề ảnh cách nuôi chim họa mi non ảnh 4

Chim họa mi non có giá khoảng từ 150.000 đến 250.000 VNĐ mỗi con

Cách nuôi chim họa mi non đúng chuẩn

Khi nuôi chim họa mi non cần chú ý chọn lồng nuôi phù hợp, cung cấp chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn,… nhằm giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của chim:

3.1 Lồng nuôi chim họa mi non

Đầu tiên, bạn cần chú ý chọn không gian rộng rãi để chim có thể bay lượn và chuyền cành thoải mái, tránh cảm giác bị tù túng khi ở trong lồng. Hơn nữa cần phải có áo lồng để che phần trên bởi chim non có nhiều tật nên sẽ dễ xuất hiện tật ngoái.

Khi chim non mới về, cần trùm kín áo lồng và treo ở một nơi yên tĩnh để chúng dần quen với môi trường mới. Sau một thời gian, bạn có thể từ từ hé áo lồng để chúng tiếp xúc với thế giới xung quanh một cách dần dần. Đồng thời tránh thay đổi lồng hoặc treo gắn các vật sẽ làm chim sợ hãi nhảy loạn xạ.

tiêu đề ảnh cách nuôi chim họa mi non ảnh 5

Lồng nuôi chim họa mi non cần rộng rãi, thoáng mát và có áo lồng

Không nên ép chim sang lồng tắm mà hãy đợi chúng tự qua tắm hoặc áp dụng phương pháp đợi chim đói mồi rồi đặt mồi tươi ở bên lồng tắm, chúng sẽ tìm cách qua tắm rồi từ từ sẽ quen.

Khi treo lồng chim, nên để khoảng cách từ mặt đất từ 90 phân đến 1m. Sau khoảng từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, có thể treo lồng cao lên chút, khoảng từ 1m8 đến 2m. Từ tháng thứ 10 đến khoảng một năm khi chim đã thuần thì có thể treo lồng cao hơn, khoảng từ 2m rưỡi đến 3m.

Cần chú ý treo lồng sao cho phù hợp như vậy vì nếu để chim thuần nuôi dưới đất, tầm thấp quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt, chim dễ bị lỗi hoặc ngoái nhìn lên. Do đó, qua từng độ tuổi và chim càng thuần thì cần chọn cách treo lồng hợp lý nhất.

3.2 Thức ăn cho chim họa mi non

Loài chim này khá háu ăn nhưng rất dễ tính, ăn gì cũng được. Chim non thường ăn cám trứng hay gạo trộn trứng. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại mồi tươi như trứng kiến, dế, cào cào,…

3.3 Tập dượt và giao lưu với chim họa mi non

Để chú chim họa mi có nhiều giọng và hót thánh thót, bạn nên cho chim đi dượt thường xuyên. Vì chim già rừng có giọng hót cao, trong trẻo, mang đậm chất hồn núi rừng.

Dù đó là chim mộc hay mang từ rừng về thì cũng đều nên mang đi dượt. Đồng thời nên trùm thật kín áo lồng để chim có thể bắt giọng khi nghe ngóng từ các chú chim khác.

Nếu không có điều kiện đi dượt chim, bạn có thể mua các băng đĩa thu âm tiếng hót của chim họa mi để chúng tập luyện giọng hót.

Để tập cho chim hót khỏe, hót hay, bạn nên loại bỏ áo lồng, treo ở một nơi cao, yên tĩnh để chúng có cơ hội phát triển nhiều giọng hót khác nhau. Hơn nữa cũng cần chú ý tắm nước và tắm nắng thường xuyên, đồng thời vệ sinh lồng chim sạch sẽ.

Lời kết

Bài viết ở trên là toàn bộ những kiến thức cũng như kinh nghiệm về cách nuôi chim họa mi non. Đối với những người chơi chim lâu năm, họ luôn e ngại vì nếu không cho chim có cơ hội gần gũi, tiếp xúc thì chúng sẽ luôn nhút nhát, rụt rè. Còn nếu bạn có thể đảm bảo được thời gian, công sức chăm sóc thì lựa chọn nuôi chim non sẽ vô cùng thú vị.

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi