Chim Chích Chòe Than: Đặc điểm, cách nuôi, chăm sóc, giá cả

Đối với những người chơi chim hoặc yêu thích chim cảnh thì chim Chích Chòe Than không còn là một loài xa lạ nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loài chim này bởi chúng khá khó nuôi và huấn luyện. Nuoitrong.com sẽ chia sẻ thông tin liên quan đến chích chòe than, bao gồm giá bán, đặc điểm nổi bật, cách nuôi và chăm sóc một cách chi tiết nhất nhé!

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 1

Đặc điểm hình thái của chim Chích Chòe Than

Tổng quan về chim Chích Chòe Than

Là một giống chim đang rất “hot” và được nhiều người trong giới chơi chim hiện nay săn lùng. Chim Chòe Than thu hút với ngoại hình nổi bật, hoạt bát và tăng động, cùng giọng hót đặc biệt. Sau đây sẽ là một số đặc điểm của loài chim này:

1.1 Chim Chích Chòe Than là chim gì?

Chim Chích Chòe Than còn được biết đến với tên gọi là chim chìa vôi, có tên khoa học là Copsychus saularis. Ban đầu, chúng được phân loại trong họ Hoét – Turdidae, nhưng hiện nay chúng được xem xét là một phần của họ Đớp ruồi – Muscicapidae.

Ở Việt Nam, giống chim này khá được ưa chuộng do giọng hót độc đáo của chúng. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người nuôi chim, loài này thường khá khó nuôi, dễ mắc các vấn đề sức khỏe và thường có xu hướng tự tử bằng cách đâm đầu vào lồng để kết thúc cuộc sống của mình. Do đó sẽ khá khó khăn và nhiều thách thức nếu muốn nuôi một chú chim chích chòe than vừa xinh đẹp lại còn hót hay, hót nhiều.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 2

Chim Chích Chòe than còn có tên gọi khác là chim chìa vôi

1.2 Nguồn gốc của chim Chích Chòe Than

Chim Chích Chòe Than có nguồn gốc từ quần đảo Nam Dương và hiện nay đã phân bố rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam cũng có số lượng lớn giống chim này. Đặc biệt, các tỉnh thành ở vùng miền Bắc ở nước ta, với điều kiện khí hậu thuận lợi, là môi trường phát triển lý tưởng cho loài chim này.

Ngoài ra, Chích Chòe Than cũng được tìm thấy ở các khu rừng rậm và vườn ở Châu Phi cũng như các nước châu Á khác. Chúng thường sống trong các khu rừng, hốc đá hay mỏm cây.

1.3 Đặc điểm ngoại hình của chim Chích Chòe Than

Chim Chích Chòe Than thường có kích thước trung bình và phần lớn có màu sắc đen và trắng. Phần đầu, cổ, mặt, lưng và đuôi thường có màu đen, trong khi phần dưới đuôi, bụng và một phần của cánh thường là màu trắng. Sự tương phản rõ ràng giữa hai màu này là điểm đặc trưng, giúp chim nổi bật mặc dù không có màu sắc sáng rực rỡ hay lòe loẹt.

Chúng thường có một chiếc đuôi khá dài, thường dếch lên phía trên, một mỏ nhọn và hơi cong, cùng với đôi chân khỏe mạnh, giúp chúng di chuyển và nhảy nhót linh hoạt. Khi trưởng thành, chim có kích thước khoảng từ 17 đến 19cm, tính cả chiều dài của đuôi.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 3

Chim Chích Chòe than thường có một chiếc đuôi khá dài và dếch lên phía trên

1.4 Giọng hót của chim

Loài chim này được đánh giá là một trong những giống chim có giọng hót đặc biệt, khiến người chơi chim phải mê mẩn. Tiếng hót của chúng thường mang đến cảm giác nhẹ nhàng và du dương. Trong tự nhiên, chim thường sử dụng tiếng hót để thể hiện vị thế hoặc cảnh báo đối thủ, nhất là khi có kẻ xâm nhập vào lãnh thổ hoặc tổ của chúng.

1.5 Tập tính sinh sản của Chim Chích Chòe Than

Mùa sinh sản của chim Chích Chòe Than thường bắt đầu khi mùa xuân đến, lúc này điều kiện thời tiết trở nên ấm áp và nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chim non.

Thời điểm chính xác mà loài chim này bắt đầu vào mùa sinh sản thường là đầu tháng 3 hoặc tháng 4 trong lịch âm lịch hàng năm, và kéo dài đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10.

Sau khi đôi chim kết đôi và giao phối, chúng sẽ cùng nhau xây tổ và sinh con. Tổ thường được làm từ cỏ, tảo hoặc lông của các loài động vật khác. Trong mỗi mùa sinh sản, chim mái thường đẻ từ 3 đến 6 trứng, và thời gian ấp trứng kéo dài khoảng từ 14 đến 16 ngày trước khi chim non nở.

Trong giai đoạn này, chim mái sẽ ở trong tổ và không ra ngoài tìm kiếm thức ăn, trong khi chim trống sẽ đi kiếm thức ăn để nuôi cả chim mái và chim non. Thức ăn thường sẽ là cào cào, châu chấu, dế, sâu, nhện,…

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 4

Chim Chích Chòe Than thường bắt đầu mùa sinh sản khi mùa xuân đến

Làm sao để phân biệt chim Chích Chòe Than trống và mái?

Để phân biệt giữa Chích Chòe Than trống và mái, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:

2.1 Dựa vào hình dáng

Chích chòe than trưởng thành thường có chiều dài khoảng 18cm từ đuôi tới góc. Với chim trống sẽ thường có chân to, móng dài, đồng thời thân hình cao hơn.

Đầu của chim trống thường lớn hơn, có miệng to và mép dưới màu đen sẫm từ nhỏ tới hai bên mỏ. Trong khi đó, chim mái có thân hình nhỏ và đầu nhỏ hơn. Mỏ của chim mái cũng nhỏ hơn và mép nhạt hơn so với chim trống.

2.2 Dựa vào mắt

Bạn cũng có thể nhận biết chích chòe than trống và mái dựa vào dáng mắt của chúng. Chim trống thường có đôi mắt dữ dằn, mí mắt lệch về phía dưới sau và thường trông rất dữ. Trong khi đó, chim mái thường có vẻ hiền lành, mắt ít dữ dằn hơn.

2.3 Dựa vào bộ lông

Lông của chim Chích Chòe Than có màu sắc rất đặc trưng và dễ dàng nhận dạng. Chim trống thường có lông màu đen tuyền phủ ở phần trên và màu đen huyền ở phần ức.

Điểm nổi bật của chim trống là khi ánh nắng chiếu vào, chúng sẽ tỏa sáng với một màu xanh huyền bí đặc biệt. Ngược lại, chim mái thường có lông màu xám từ đầu đến lưng, tạo nên vẻ ngoài nhẹ nhàng và hiền hơn so với chim trống.

2.4 Dựa vào giọng hót

Chim Chích Chòe trống thường sẽ có tiếng hót to cũng như vang hơn so với chim mái. Trong khi đó, chim mái thường có giọng hót nhỏ nhẹ và được đánh giá là dịu dàng hơn. Đặc điểm tiếng hót này là điểm nổi bật và là một trong những lý do mà nhiều người yêu thích nuôi chúng làm cảnh.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 5

Để phân biệt chim Chích Chòe Than trống mái, bạn có thể dựa vào hình dáng, mắt, bộ lông hoặc tiếng hót

Kĩ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích Chòe Than đúng chuẩn

Để nuôi được một chú chim Chích Chòe Than đẹp và có tiếng hót tốt không phải là điều đơn giản với nhiều người, bao gồm cả những người yêu chim đã có dày dạn kinh nghiệm nuôi chim cảnh. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cơ bản để giúp bạn có thêm thông tin và dễ dàng hơn trong quá trình nuôi loài chim này:

3.1 Cách chọn chim giống

Thông thường, khi chọn chim để nuôi thì bạn nên chọn chim trống. Chim trống thường có kích thước lớn, khỏe mạnh hơn và có khả năng hót nhiều hơn. Để chọn chim tốt, nên xem xét các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, không tróc vảy, và ngón chân phải có đầy đủ móng.

Ngoài ra, màu lông của chim cũng nên có hai màu đen và trắng, phân biệt rõ ràng để khi lớn lên thì chim mới đẹp được. Hơn nữa, nên chọn những chú chim lanh lợi, ăn uống khỏe và kêu to.

3.2 Lồng nuôi chim

Khi nuôi chim Chích Chòe Than không cần phải có lồng quá rộng. Một lồng có đường kính khoảng từ 35 đến 45cm là phù hợp. Bạn cần chú ý duy trì sự sạch sẽ trong lồng, cung cấp đủ thức ăn và nước cho chim.

Lồng cần được trang bị cóng thức ăn khô và thức ăn tươi riêng biệt, cóng nước, cây đậu và chắn phân đầy đủ cho chim. Ngoài ra, bạn nên cung cấp một máng nước sạch để chim có thể tắm bởi chúng rất thích tắm. Tuy nhiên, bạn cần thay nước và vệ sinh máng nước tắm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho chim.

Nuôi chim Chích Chòe Than đòi hỏi nhiều công sức và thời gian chăm sóc, nhưng chỉ khi bạn đầu tư đủ công sức, bạn mới có thể nuôi được một chú chim đẹp và có khả năng hót tốt.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 6

Chim Chích Chòe Than khi nuôi không cần phải có lồng quá rộng

3.3 Thức ăn cho chim Chích Chòe Than

Trong quá trình nuôi chim con, bạn cần cung cấp thức ăn đủ và phù hợp để chúng có thể tiêu hóa một cách hiệu quả. Hơn nữa cần cho chim ăn nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn mỗi lần cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu hóa của chúng.

Thức ăn phổ biến cho loài chim này bao gồm hoa quả chín như chuối, bơ, thanh long, cam, cùng với các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, tôm nhỏ, sâu chim. Đồng thời thức ăn phải được bảo quản tốt, đảm bảo tươi, sạch và vệ sinh.

Khi chim trưởng thành, bạn có thể bổ sung thêm bột đậu và trứng vào khẩu phần ăn của chúng, nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ các loại thức ăn yêu thích như cào cào, châu chấu, sâu chim,… Đồng thời, đảm bảo nguồn nước sạch luôn được cung cấp đầy đủ, vì nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chim.

Một con chim trưởng thành của loài này có thể ăn hết từ 40 đến 50 con cào cào mỗi ngày, do đó, bạn cần chú ý cung cấp đủ cào cào cho chúng. Thiếu cào cào có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, phát triển kém và ít hoạt động.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm sâu khô vào khẩu phần ăn của chim bằng cách nghiền nát và trộn với bột đậu và trứng theo tỷ lệ 30 – 50%. Nếu nuôi chim để đá thì nên cung cấp cào cào nhiều hơn, khoảng từ 80 đến 100 con mỗi ngày.

3.4 Tắm nắng cho chim Chích Chòe Than

Khác với các loài chim cảnh khác, chim Chích Chòe Than cần được tắm nắng đều đặn vào thời gian phù hợp mỗi ngày. Nếu thiếu quá trình này, chúng có thể luôn ở trong tình trạng uể oải, không hót và không có sự linh hoạt khi bay nhảy. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo có biện pháp giữ nhiệt cho lồng chim trong những lúc thời tiết đột ngột trở nên nóng hoặc lạnh.

Đối với tắm mát, bạn nên chờ đến khi chim đủ lớn, khi lông non đã cứng, và chim đã trở nên hoạt bát, biết nhảy nhót nhiều. Nếu chim đã biết mổ khi bạn đưa tay vào, lúc đó bạn có thể cho chúng tắm mát.

Thời gian tốt nhất để tắm mát là từ 10 đến 12 giờ trưa, và bạn nên để chim tự tắm và rỉa lông cho khô. Như vậy, lông chim sau khi lớn lên mới trở nên bóng mượt và đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên cho chim tắm quá sớm bởi có thể làm cho chim trở nên sợ nước và nhát tắm.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 7

Bạn nên cho chim tắm nắng đều đặn mỗi ngày

3.5 Vệ sinh lồng chim sạch sẽ

Để đảm bảo sức khỏe cho chích chòe than, bạn cần chú ý thường xuyên vệ sinh lồng nuôi của chúng để khử khuẩn bởi loài chim này khá dễ mắc bệnh. Bạn nên vệ sinh lông chim khoảng 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lần, dọn phân ở máng chắn, vệ sinh cóng nước và cóng thức ăn cho chim. Từ đó sẽ đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và giúp cho quá trình phát triển của chim diễn ra một cách tốt nhất.

3.6 Chim Chích Chòe than mùa thay lông

Chim Chích Chòe Than thường thay lông vào mùa mưa, tuy nhiên thời gian thay lông có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi giống. Khi lớp lông cũ bắt đầu rụng dần và được thay thế bằng lớp lông mới, chim thường sẽ rụng lông, thiếu sức sống và không hót nhiều như bình thường.

Trong quá trình thay lông, nếu chim vẫn hót thì giọng hót của chúng cũng không còn to và sôi động như thường. Chim nuôi trong lồng thường thay lông sớm hơn so với chim sống tự nhiên. Thường thì chim sẽ thay lông từ phần đầu xuống dưới cổ, sau đó tới thân, cánh và cuối cùng là chân.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 8

Chim Chích Chòe Than thường thay lông vào mùa mưa

3.7 Cách huấn luyện chim hót

Khi nuôi chim, nếu bạn nhận thấy chim thường nói gió trong miệng, phồng lên xẹp xuống cổ họng liên tục và phát ra những âm thanh dài hơn và rõ ràng hơn, đây thường là dấu hiệu cho thấy chim đang bắt đầu tập hót. Để chim căng lửa, hót nhiều và sung hơn, bạn có thể tập cho chúng bằng cách cho nghe những video ghi âm của chim cùng loại hót liên tục. Khi đó chim thường sẽ lắng nghe và dần dần tập hót theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chim tập hót cùng với những chú chim khác đã hót nhiều, hoặc đưa chim đến các câu lạc bộ nuôi chim để cùng tham gia các buổi tập hót và thi hót với các chú chim khác. Từ đó có thể giúp chim học hỏi và phát triển kỹ năng hót của mình.

3.8 Cách phòng ngừa bệnh cho chim

Trong quá trình chăm sóc, bạn cũng cần chú ý đến các bệnh thường gặp ở chim Chích Chòe Than, bao gồm:

Chim bị ho

Khi thời tiết thay đổi, chim thường gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, bao gồm ho, thở khò khè, xù lông và chảy nước mũi. Trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện phương pháp sau: lấy 2 tép tỏi, băm nhỏ và pha cùng nước để tạo thành một dung dịch. Sau đó, lọc bỏ bã và cho chim uống dung dịch này 2 lần mỗi ngày.

Với cách điều trị này, sau khoảng 2 – 3 ngày, chim thường sẽ bình phục và có thể bay nhảy như bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp chim bị nặng, bạn nên sử dụng kháng sinh ở liều cao và tiêm cho chim trong khoảng 3 – 5 ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 9

Chim Chích Chòe than thường mắc bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi

Chim bị sâu lông

Sâu lông là một vấn đề phổ biến khi nuôi loài chim này, đồng thời gây ra cảm giác ngứa ngáy và không thoải mái cho chim. Dấu hiệu nhận biết bao gồm chim thường xuyên rỉa lông và có thể trụi gần hết lông ở phần đuôi.

Nguyên nhân của bệnh sâu lông thường liên quan đến việc không cung cấp đủ ánh nắng và không tắm cho chúng. Từ đó có thể dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn và kích ứng da, gây ngứa ngáy cho chim. Trong một số trường hợp, nếu cho chim ăn thức ăn quá nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần cung cấp cho chim tắm rửa và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Ngoài ra cũng cần bổ sung các loại trái cây giàu vitamin nhằm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho chim.

Chim bị sưng ngón chân

Bệnh này ở chim thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chấn thương trong quá trình bay nhảy. Khi gặp tình trạng sưng, có thể quan sát thấy một bên của ngón chân có kích thước lớn hơn và phình lên, có thể mưng mủ, đó là do chim bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh liên quan đến phong hàn.

Trong trường hợp chim bị chấn thương, lúc này bạn nên đắp lá náng lên vùng sưng có thể giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, nếu sưng do nhiễm khuẩn thì nên thay lồng để ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn. Đồng thời cần tắm cho chim 2 – 3 ngày một lần bằng nước muối nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn và sát trùng vùng bị sưng. Hơn nữa, sử dụng kháng sinh để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho chim.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 10

Chim bị sưng ngón chân chủ yếu là do chấn thương trong quá trình bay nhảy

Cách chăm sóc chim Chích Chòe Than non

Chim non có thể được tách ra khỏi bố mẹ từ khi nở đến khoảng 7 – 10 ngày tuổi, khi nuôi ngoài thiên nhiên hoặc trong quá trình ghép sinh sản. Thời điểm này là khi chim non đã vỡ lông ống và có thể nuôi khá dễ dàng.

Về dinh dưỡng, bạn có thể cho chim ăn dế (nếu có thể, nên tách phần đầu của dế trước khi cho chim ăn) hoặc cả con dế, với thời gian cho ăn cách nhau khoảng 1,2 đến 2 tiếng. Đồng thời đảm bảo rằng chim không quá no khi ăn và kết hợp với cám gà con hòa sệt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra nên nuôi chim ở nơi kín đáo để tránh gió.

Bên cạnh đó nên ủ ấm cho chim non để tránh trường hợp chúng bị lạnh. Khi chim bắt đầu tự lên cầu đậu, không cần vội vàng bắt chúng đậu ngay mà hãy để chúng tự nhiên nhằm tránh lỗi chân. Trong giai đoạn này, chim sẽ bắt đầu nhận biết xung quanh và có thể bay loạn thúc lồng, vì vậy hãy dành thời gian cho ăn và vuốt ve để chúng quen với bạn.

Nếu chim lên cần đậu thì lúc này chúng đã có thể bắt đầu tập mổ được, hãy đặt thức ăn vào que và cho mổ, sau vài lần là chúng sẽ tự mổ vào que. Sau đó, bạn có thể hòa cám gà sệt trong lồng để chim tự ăn. Khi chúng đã quen với cám sệt, bạn có thể chuyển dần sang cám khô.

tiêu đề ảnh chim Chích Chòe Than ảnh 11

Chim non có thể được tách ra khỏi bố mẹ từ khi nở đến khoảng 7 – 10 ngày tuổi

Cách vào cám đối với chim Chích Chòe Than bổi

Khi nuôi chim Chòe Than bổi hoặc mộc tinh (chưa quen ăn cám), đầu tiên bạn cần vào cám cho chúng, vì khi chúng đã thích ăn cám thì quá trình chăm sóc sẽ dễ dàng hơn và cám cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp chim không bị gầy và suy. Khác với chim như chào mào hoặc khuyên có thể ăn hoa quả, để khiến chim Chòe Than thích ăn cám có thể khó hơn một chút, nhưng cũng không phải là quá khó.

Sau khi bẫy về, bạn nên trùm kín lồng để chim yên tĩnh (chỉ để hở một chút để chim nhìn thấy thức ăn và nước uống), sau đó cho chúng ăn sâu như sâu quy, sâu rồng, sâu gạo… Sau khoảng 2 ngày, nếu thấy chim ăn tốt, bạn có thể tiến hành cho chúng ăn cám. Với sâu, bạn nên cắt nhỏ từng khúc, càng nhỏ càng tốt, sau đó trộn với cám gà con giã hoặc xay nhuyễn thành dạng bột rồi cho chúng ăn. Ban đầu chúng có thể vẩy nhưng sau đó sẽ quen và ăn cả cám lẫn sâu. Thường sau khoảng 2 – 3 ngày, chim sẽ hoàn toàn ăn cám.

Khi thấy phân chim có cám kèm theo, đó là dấu hiệu chim đã hoàn toàn ăn cám. Khi đó, bạn chỉ cần cung cấp cám mà không cần phải vào cám cho chúng nữa. Thời gian để chim thích ăn cám có thể khác nhau tùy thuộc vào từng con, có con chỉ mất 2 ngày, nhưng cũng có con mất trên 10 ngày mới chịu ăn cám. Sau khi chim đã ăn cám thành công, bạn nên bổ sung mồi tươi như sâu, dế để đảm bảo chúng có đủ dưỡng chất.

Chim Chích Chòe Than có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, loài chim này đang là lựa chọn phổ biến để nuôi làm cảnh hoặc nuôi để thi đấu đối với những người chơi chim, yêu chim. Do đó, giá của các con chim trưởng thành, có khả năng hót hay và có giọng hót tốt thường ở mức cao. Theo tìm hiểu, giá của chim chích choè than trên thị trường hiện nay dao động từ 400.000 đến 2.000.000 đồng mỗi con. Những con chim có ngoại hình đẹp, giọng hót tốt và có khả năng thi đấu thường có giá cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu chơi chim thì nên tìm mua chim non để nuôi. Giá của chúng thường rẻ hơn nhiều, tuy nhiên đồng thời sẽ có rủi ro cao trong quá trình nuôi. Vì vậy, khi chọn mua chim cần được xem xét cẩn thận, vì chim non có giá rẻ nhưng rủi ro nuôi cao, trong khi chim trưởng thành có giá cao nhưng dễ nuôi hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ mua chim uy tín, chất lượng và có giá cả phải chăng, bạn có thể tham khảo một số cửa hàng dưới đây. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến trực tiếp để chọn lựa chú chim phù hợp và được tư vấn kinh nghiệm nuôi hiệu quả:

– Dogily.vn

– Azpet.org

– Chimcanhdatviet.com

– Facebook.com/chimcanhhuyhoang

– Facebook.com/ShopchimcanhlonnhatTPHCM

– Chimcanhalau.com

– Chimcanhvietnam.vn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Nuoitrong.com đã chia sẻ về giống chim Chích Choè Than, từ đó nhằm giúp đỡ bạn giải đáp các thắc mắc và nắm vững kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc chúng một cách hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi