Chim Cu Gáy: Đặc điểm, kỹ thuật nuôi, chăm sóc và giá cả

Chim Cu Gáy là một trong những loài chim quen thuộc trong giới chim cảnh, được nhiều người yêu thích bởi tiếng gáy hay và độc đáo. Hãy cùng Nuoitrong.com khám phá về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, chế độ nuôi và chăm sóc cũng như giá cả và địa chỉ mua ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Tổng quan về chim Cu Gáy

Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thông tin cũng như đặc tính nổi bật của loài chim Cu Gáy này nhé:

1.1 Nguồn gốc

Chim Cu gáy còn được biết đến với tên gọi khác là cu cườm hoặc cu đất, được biết đến với tên khoa học là Streptopelia chinensis. Nguồn gốc của giống chim này xuất phát từ các khu rừng ở châu Âu rồi di cư sang châu Á. Với vóc dáng thon gọn và màu lông đơn giản, đồng thời chúng thường sinh sống ở vùng nông thôn.

Chim Cu gáy được phân thành ba loài chính, bao gồm:

– Cu cườm: Còn được gọi là cu ma hoặc cu đất, nổi bật khi có cườm trên cổ.

– Cu ngói: Với hình dáng nhỏ hơn so với cu cườm, chúng không có cườm trên cổ, thay vào đó là vạch đen quanh cổ và lông màu đỏ bao phủ toàn thân.

– Cu xanh: Còn có tên gọi khác là cu rừng vì chúng thường sống ở môi trường rừng, với lông màu xanh lá cây trên toàn bộ cơ thể.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 1

Chim Cu Gáy còn có tên gọi khác là cu cườm hoặc cu đất

1.2 Giọng hót của chim Cu Gáy

Chim Cu gáy thường hót khi chúng cảm thấy cần xua đuổi kẻ thù hoặc quyến rũ bạn tình. Đặc trưng của giống chim này là tính hiếu chiến và háu đá. Khi gặp đối thủ, chúng luôn sẵn sàng đá nhau ngay trên cành cây.

Khi sinh sống ngoài tự nhiên, chim Cu Gáy hay tìm kiếm thức ăn xung quanh khu vực sống, đồng thời lúc kiếm ăn chúng sẽ chú ý quan sát liệu có kẻ thù nào đang tấn công hay không.

Không giống như nhiều loài chim khác thích hót liên tục, chim Cu Gáy chỉ chọn khoảng thời gian thật yên tĩnh để hót. Khi chúng ngừng hót đột ngột, thường là vì chúng cảm nhận ra sự xuất hiện của con người. Thời gian chim thường hót nhất là vào buổi trưa bởi đây sẽ là thời điểm yên tĩnh nhất của cả ngày.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 2

Chim Cu Gáy thường hót để xua đuổi kẻ thù hoặc quyến rũ bạn tình

Chim cu có sự đa dạng về giọng gáy, và ngay sau đây sẽ là đặc trưng của một số giọng phổ biến:

– Giọng Trơn: Khi gáy chim thường phát ra ba tiếng “Cú cu cu.”

– Giọng Một: Tiếng gáy với âm điệu “Cúc cu cu… cu,” có một tiếng cu ở phía sau, từ đó tạo ra một âm thanh đặc biệt.

– Giọng Hai: Âm điệu tiếng gáy là “Cúc cu cu… cu cu,” với thêm hai tiếng “cu” ở phía sau, do đó tạo ra âm thanh vô cùng độc đáo.

– Giọng Ba: Có âm điệu là “Cúc cu cu… cu cu cu,” với ba tiếng “cu” ở phía sau nên mang lại âm thanh hay tuyệt vời. Đối với những người nuôi cu gáy rất ưa chuộng loại giọng này và luôn cố gắng tìm kiếm để nuôi.

– Giọng Cà Lăm: Chim có khả năng linh hoạt khi gáy, có thể biến đổi âm thanh từ lúc này sang lúc khác, từ đó tạo nên một hỗn hợp âm thanh đặc biệt, giống như người cà lăm nên được gọi là giọng cà lăm. Tuy nhiên loại này ít được nuôi hơn so với những loại giọng khác.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 3

Chim Cu Gáy có giọng gáy rất đa dạng, với mỗi giọng có đặc trưng riêng

Chim cu có bốn loại âm chính trong giọng gáy, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt:

– Âm Thổ:

+ Thổ Đồng: Âm trầm có tiếng vang như tiếng cồng.

+ Thổ Bầu: với âm trầm to và ồm, tràn đầy uy lực.

+ Thổ Sầm: Âm trầm với sự vang rền đầy sức mạnh, giống như tiếng sấm.

+ Thổ Dế: Âm trầm và rĩ rã, tương tự như tiếng dế.

– Âm Đồng:

+ Đồng Pha Thổ: với tiếng vang tương tự như âm trầm.

+ Đồng Pha Son: Âm vang ngày càng trở nên mạnh mẽ và hùng vĩ.

+ Đồng Pha Kim: Âm vang nhỏ dần nhưng xa xôi.

– Âm Son:

+ Âm chuông vang xa, từ đó tạo ra cảm giác hùng tráng và uy nghi.

+ Son Pha Đồng: Âm to và rền vang.

+ Son Pha Kim: Ban đầu âm vang to và rền rồi ngày càng nhỏ lại, tuy nhiên vẫn luôn giữ được sức mạnh.

– Âm Kim: với tiếng gáy nhỏ nhẹ nhưng vẫn vang xa, được phân thành các loại:

+ Kim Pha Son.

+ Kim Pha Thổ.

+ Kim Pha Đồng.

Những đặc điểm này tạo ra một sự đa dạng và phong phú trong giọng gáy của chim cu, từ âm trầm đến âm vang xa, mỗi loại âm đều góp phần tạo ra sự độc đáo và sức hấp dẫn trong tiếng gáy của loài chim này.

1.3 Đặc điểm của chim Cu Gáy

Đối với chim Cu Gáy trưởng thành, khi phân biệt giới tính thường khó khăn do chúng có ngoại hình và giọng gáy khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ lưỡng, bạn có thể nhận biết sự khác biệt giữa chim đực và chim mái dựa trên các đặc điểm sau đây:

– Con đực thường có vòng tròn đen nhỏ và có màu sáng hơn khi so với con mái.

– Lông trên ở phần trán của chim đực thường có màu sắc sáng hơn so với chim mái.

– Chim đực thường to khỏe hơn, có đầu to hơn, trong khi chim mái thường nhỏ hơn và có đầu tròn hơn.

– Đôi chân của chim đực thường tròn và to hơn so với chim mái.

– Phần xương ở dưới bụng của chim đực thường rộng hơn so với chim mái.

Để lựa chọn một chú chim Cu Gáy đẹp, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:

– Hình dáng giống như bồ câu sẻ, đồng thời có cườm bao quanh cổ (gọi là cườm liên hoàn).

– Phần lông chim ở bụng và ức có màu xám hồng.

– Phần gián cánh lông màu đen có các vệt đen tạo ra những đốm trên vảy cánh.

Ngoài ra, đối với những người chơi chim có kinh nghiệm, họ thường chọn chim Cu Gáy dựa trên các đặc điểm sau:

– Nhất Huỳnh kiên: Chim sẽ có cườm với màu vàng.

– Nhì Liên Giáp: Chim có hình dáng tương tự như bắp chuối.

– Tam Quá khóe: Dưới khóe mắt có chỉ màu đen.

– Tứ Chân Khô: Chim có chân khô đồng thời vuông cạnh.

– Ngũ Liên hoàn: Chim có cườm giáp vòng cổ.

– Lục Cườm rựng: Ý chỉ chim có cườm lót.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 4

Đối với chim Cu Gáy trưởng thành rất khó để phân biệt giới tính bởi có ngoại hình và giọng gáy khá giống nhau

1.4 Cách phân biệt chim Cu Gáy trống mái

Để phân biệt giới tính của chim Cu Gáy, bạn có thể dựa theo một số các đặc điểm về ngoại hình cũng như hành vi. Cụ thể sau đây sẽ là một số điểm để phân biệt giữa chim trống và chim mái:

– Quan sát mũi:

+ Mũi của chim trống thường to hơn, nở nang và có hai múi thịt nở ra ở hai bên.

+ Mũi của chim mái sẽ nhỏ hơn, xẹp và đồng đều, đồng thời sẽ không nở nang như ở chim trống.

– Kích thước cơ thể:

+ Chim trống thường có đặc điểm cơ thể lớn hơn, đồng thời vai và ức rộng hơn.

+ Chim mái sẽ thường có cơ thể nhỏ hơn, đồng thời vai và ức hẹp hơn.

– Giọng gáy:

+ Chim đực thường có giọng gáy mạnh mẽ, uy nghiêm hơn.

+ Chim mái với giọng gáy nhỏ hơn và thanh thoát hơn.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 5

Bạn có thể phân biệt giới tính của chim Cu Gáy dựa theo các đặc điểm về ngoại hình cũng như hành vi

– Về sinh sản:

+ Khi đến mùa sinh sản, chim mái sẽ gáy ít hơn để tập trung sức lực vào rụng trứng cũng như là ấp trứng.

+ Chim đực sẽ thường gáy nhiều hơn nhằm thu hút sự chú ý của chim mái, đồng thời cũng là để bảo vệ lãnh địa.

– Về ngoại hình:

+ Chim trống có thể có đầu to hơn, mền mại hơn, thân hình lớn và nở nang hơn.

+ Chim mái sẽ có đầu nhỏ hơn, đồng thời thân hình nhỏ gọn hơn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý các phương pháp sẽ không hoàn toàn chính xác và đều có thể có ngoại lệ. Do đó, bạn nên kết hợp nhiều đặc điểm để phân biệt có thể sẽ giúp tăng độ chính xác. Hơn nữa, khi chú ý quan sát trong môi trường tự nhiên cũng như để ý đến quá trình sinh sản có thể giúp xác định rõ ràng giới tính của loài chim này.

1.5 Tập tính sinh sản của chim Cu Gáy

Chim Cu Gáy sinh sản bằng cách tìm kiếm đối tác trong mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 9 Âm lịch. Trong giai đoạn này, chúng sẽ chọn nơi yên tĩnh để xây tổ và ấp trứng. Tuy nhiên, nếu chúng cảm thấy bị đe dọa thì sẽ di chuyển đến khu vực khác ngay lập tức. Tổ của loài chim này thường khá đơn giản, độ cao vừa phải, đồng thời cách nhau một khoảng khá xa.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 6

Mùa sinh sản của chim Cu Gáy sẽ từ tháng 2 đến tháng 9 Âm lịch

Hướng dẫn cách nuôi chim Cu Gáy chi tiết

Nếu bạn muốn biết cách nuôi chim Cu Gáy một cách hiệu quả, hãy tham khảo ngay hướng dẫn sau đây:

2.1 Khi chim Cu Gáy thay lông

Thời gian thay lông đối với mỗi chú chim sẽ khác nhau, với thời điểm muộn nhất thường vào khoảng tháng 11 Âm lịch, lúc này chim Cu Gáy đã hoàn tất quá trình thay lông. Lông sẽ rụng sau khi thay một năm, đồng thời trong quá trình thay lông, chim thường trở nên khỏe mạnh hơn và tăng trọng lượng, chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo.

Đối với những chú chim Cu Gáy được nuôi nhốt thì chúng vẫn tiếp tục gáy, tuy nhiên giọng và tần suất gáy có thể giảm đi một phần so với những chú chim trong môi trường tự nhiên.

2.2 Chim Cu Gáy ăn gì?

Thức ăn ưa thích của chim Cu gáy bao gồm một loạt các loại trái cây, hạt và cây lương thực như khoai lang, sắn, đậu tương, lạc, ngô, đậu xanh, lúa, vừng,… Đây là những loại thức ăn giúp chim Cu Gáy phát triển mạnh mẽ, dễ tiêu hóa và giữ lông mượt, cứng.

Chế độ ăn cho chim Cu Gáy phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chúng:

– Giai đoạn chim non: Ở giai đoạn này, chim Cu Gáy thường nhát và nhạy cảm, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt. Thức ăn chính dành cho chim Cu Gáy non là các loại cám. Khi cho ăn, bạn nên pha cám với nước nóng và trộn thành hỗn hợp sau đó sử dụng bơm để tiêm vào miệng của chim.

Sau một vài lần, chim sẽ dần quen và há miệng khi ăn. Tần suất cho ăn là 4 lần/ngày cho đến khi chim căng thì dừng lại. Khi chim có thể mổ thức ăn, bạn có thể cho chúng ăn thóc đã được ngâm nước.

– Giai đoạn chim trưởng thành: Lúc này chim cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn, với chế độ ăn chủ yếu là thóc kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung như sau:

+ Lạc và vừng: Cung cấp tinh dầu giúp cho lông chim trở nên cứng cáp và mềm mượt.

+ Đỗ tương: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng, đồng thời giúp chim tránh được các bệnh tật.

+ Đậu xanh: Giúp nâng cao đề kháng và giúp giảm triệu chứng của các bệnh cảm cúm.

Lưu ý rằng khi cho chim Cu Gáy ăn các loại hạt này thì nên để nguyên vỏ vì chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp cho sự phát triển của chim.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 7

Chế độ ăn cho chim Cu Gáy rất khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể

– Giai đoạn chim Cu Gáy sinh sản, lúc này cần bổ sung thêm thức ăn giàu khoáng chất vì chim sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Đồng thời, bạn cần chú ý thường xuyên quan sát để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đường ruột và tiêu hóa của chim như các triệu chứng ỉa chảy.

– Giai đoạn chim Cu Gáy mau nổi: Ở giai đoạn này, ngoài thóc cũng như các loại hạt, bạn cũng cần chú ý bổ sung các loại thức ăn cần thiết, cụ thể:

+ Đỗ xanh và đỗ tương: Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng cho chim.

+ Hạt kê: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa và chất lượng giọng hót của chim.

+ Hạt vừng: Giữ cho lông chim luôn mềm mại và bóng mượt.

+ Hạt cải: Giúp chim nhanh nổi hơn.

+ Ngoài ra nên kết hợp thêm giun đất và mùn giun cho chim..

+ Vitamin A và B1: Bổ sung các loại vitamin này, trộn vào thức ăn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho chim.

+ Hoặc bạn cũng có thể hòa tan viên vitamin B1 vào nước để cho chim uống.

2.3 Chế độ chăm sóc

Ngoài chế độ ăn uống, khi chăm sóc chim Cu Gáy cũng đòi hỏi sự quan tâm đến các yếu tố khác để đảm bảo sức khỏe và trạng thái tốt nhất cho chúng. Dưới đây là những điều cụ thể cần lưu ý:

– Đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ và không có mùi clo, cũng như thay nước mới cho chim mỗi ngày ít nhất một lần.

– Chim cần được phơi nắng trong khoảng 1 – 2 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên cũng cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng cách treo lồng ở vị trí có bóng râm.

– Cung cấp muối khoáng cần thiết giúp chim dễ hấp thụ các khoáng chất như mangan, iot, coban…

– Chim Cu Gáy chịu nhiệt rất kém, đặc biệt là dưới 10 độ C sẽ có thể gây tổn thương và thậm chí gây tử vong. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên sử dụng bóng đèn sưởi ấm để tạo điều kiện ấm áp cho chúng.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 8

Ngoài ăn uống, bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc cho loài chim này nhé

2.4 Các bệnh thường gặp ở chim Cu Gáy

Trong quá trình nuôi chim Cu Gáy thì có thể xảy ra các bệnh như sau:

– Đau mắt đỏ: Để chữa trị, bạn có thể đâm 2 – 3 trái ớt hiểm vào hai đầu cánh và môi, mắt của chim. Cho đến khi hết cay thì chim sẽ khỏi.

– Bệnh tiêu chảy: Để điều trị, sử dụng thuốc Terramycin pha với nước và cho chim uống.

Hướng dẫn cách nuôi chim Cu Gáy sinh sản

Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến nuôi chim Cu Gáy sinh sản. Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý:

3.1 Nuôi chim Cu Gáy bao lâu sẽ sinh sản?

Thông thường, chim Cu Gáy non có thể sinh sản từ khoảng 10 đến 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chờ cho chim trưởng thành đến khoảng 1 tuổi trước khi cho chúng sinh sản. Khi đó, bạn có thể tìm kiếm đối tác cho chim để giao phối. Để đảm bảo an toàn và tránh xung đột, tốt nhất là nên nuôi chim trong 2 lồng riêng biệt. Sau một thời gian, khi chim đã quen với nhau, bạn có thể nhốt chung để chúng không đá nhau.

tiêu đề ảnh chim Cu Gáy ảnh 9

Chim Cu Gáy non có thể sinh sản từ khoảng 10 đến 18 tháng tuổi

3.2 Làm chuồng nuôi chim

Để chim Cu Gáy phát triển thoải mái, bạn cần phải chú ý đến độ cao và kích thước của chuồng nuôi. Bạn nên lựa chọn loại chuồng có độ cao phù hợp và sử dụng lưới kẽm gai chắc chắn để đảm bảo an toàn cho chim. Đồng thời kích thước chuồng lý tưởng thường từ 5 đến 7 tấc.

3.3 Giai đoạn ấp trứng

Sau quá trình giao phối từ 5 đến 7 ngày, chim Cu Gáy sẽ bắt đầu đẻ và ấp trứng. Chim mái và đực sẽ thay phiên nhau ấp trứng trong khoảng 15 ngày cho đến khi chim non nở.

3.4 Một số chú ý

Các vấn đề phổ biến khi nuôi chim Cu Gáy bao gồm:

– Lựa chọn sai giống: Hãy tránh chọn giống không được ưa chuộng hoặc có sức đề kháng kém, cũng như khả năng sinh sản chưa tốt.

– Ghép đôi không thành công: Tránh ghép đôi cận huyết để đảm bảo sức khỏe và tính đa dạng gen cho chim.

– Thời gian thu hoạch kéo dài: Đảm bảo thời gian thu hoạch chim Cu Gáy không kéo dài quá lâu để tránh gặp phải các thách thức trong quá trình nuôi.

Chim Cu Gáy có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá của chim Cu Gáy có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như màu sắc, độ tuổi, điệu bộ và hình dáng. Dưới đây là một số mức giá cụ thể bạn có thể tham khảo:

– Chim non mới sinh không cần mớm và tự ăn: Giá khoảng từ 500.000 đến 900.000 đồng cho một cặp.

– Chim Cu Gáy trưởng thành: Giá dao động từ 2 đến 3 triệu đồng cho một cặp.

– Chim Cu Gáy có chất giọng quý: Giá từ 2 đến 4 triệu đồng cho một cặp.

– Chim Cu gáy bạch tạng: Giá có thể từ 1 đến 8 triệu đồng cho mỗi con, tùy thuộc vào các yếu tố như màu sắc và đặc điểm riêng của từng con.

Bạn có thể mua chim Cu Gáy ở nhiều nơi khác nhau như cửa hàng chuyên chim cảnh, trang trại chim, các diễn đàn hoặc hội nhóm chuyên về chim cảnh. Tuy nhiên, bạn nên tới trực tiếp để quan sát và lựa chọn chim sẽ tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chim hiệu quả từ những người nuôi có kinh nghiệm khi đến các cơ sở này.

Lời kết

Tóm lại, chim Cu Gáy là loài dễ nuôi, không đòi hỏi quá nhiều chi phí và công sức để chăm sóc. Tiếng gáy của chúng không có âm điệu rộn ràng như chim họa mi, không nhấn nhá như chim chích chòe, cũng không lanh lảnh  như chim vành khuyên, tuy nhiên vẫn mang một sắc thái và sức cuốn hút riêng biệt, từ đó khi đã nghe quen tai rồi thì chắc hẳn ai cũng si mê!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi