Nếu là một người đam mê cá cảnh thì chắc chắc bạn sẽ không thể không biết đến cá tỳ bà bướm. Đây là loài cá dọn bể siêu hạng, có vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách ôn hòa lại vô cùng siêng năng. Sự có mặt của tỳ bà bướm sẽ giúp bể cá nhà bạn thêm lung linh, sạch sẽ. Trong bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn các bạn các nuôi và chăm sóc loài cá này. Mời bạn đọc tham khảo!
Giới thiệu về cá tỳ bà bướm
Cá tỳ bà bướm còn được gọi là cá tỳ bà sao, tên khoa học là Sewellia Lineolata, thuộc họ Balitoridae. Giống cá này có nguồn gốc từ Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, cá được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tỳ bà bướm thuộc giống cá da trơn, cơ thể có cấu tạo vô cùng độc đáo với phần vây bụng lớn thường ôm sát vào các mặt phẳng trong hồ nuôi. Trên lưng cá có nhiều chấm hình hoa văn khác nhau giúp cá ngụy trang lẩn tránh kẻ thù. Nhìn từ trên cao xuống hình dáng của cá giống y như những con bướm lớn đang xòe rộng cánh nên chúng mới có tên là tỳ bà bướm.
Cá Sewellia Lineolata là loại cá dọn bể nên rất phàm ăn và nhanh lớn. Khi trưởng thành, chúng có kích thước từ 5,5 đến 7cm, trọng lượng nhỏ nhắn và đáng yêu. Những chú cá này thích được ẩn nấp trong những cây thủy sinh, hang động, cát sỏi… Chúng lười vận động nên chỉ muốn trốn ở những nơi kín để ngủ cả ngày.
Về tính cách thì tỳ bà bướm được đánh giá là loài cá ôn hòa, đôi khi chúng cũng hơi nhút nhát. Vì thế, bạn có thể nuôi chung cùng với nhiều dòng cá cảnh khác mà không sợ bị tấn công hay mâu thuẫn giữa các đàn cá.
Cách nuôi Cá Tỳ Bà Bướm tại nhà
Vì là giống cá dọn bể nên tỳ bà bướm khá dễ nuôi và dễ sống. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc cho cá. Tuy nhiên, nếu muốn cá luôn khỏe đẹp thì người nuôi cũng cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật dưới đây:
2.1 Lựa chọn cá
– Để chọn được những chú cá chất lượng thì bạn cần quan sát kỹ hình dáng bên ngoài của cá, chọn con cá có cơ thể hoàn chỉnh, không bị trầy xước da, mắt cá tinh anh, phản ứng nhanh với tiếng động xung quanh.
– Màu sắc của cá cũng là tiêu chí bạn cần quan tâm. Những chú cá khỏe mạnh thường có màu đậm, sắc nét, chuẩn màu. Không nên chọn cá bị loang màu hay có những đốm đỏ hoặc trắng trên da, loại này dễ bị bệnh.
– Theo dõi khả năng bơi lội của cá trong khoảng 5 đến 10 phút. Hãy chọn những con bơi nhanh nhẹn, linh hoạt, bơi theo đàn và giữ được thăng bằng trong suốt quá trình bơi.
– Để có được đàn cá tỳ bà bướm đẹp, khỏe mạnh, ít bị bệnh thì bạn nên tham khảo các địa chỉ bán cá giống uy tín, thương hiệu nổi tiếng, có cam kết về nguồn gốc của cá rõ ràng. Không nên ham rẻ, mua tại các cửa hàng chui, không có bảo hành sẽ dễ gặp rủi ro mua phải cá bệnh, cá thải…
2.2 Bể cá cảnh
Bể nuôi cá có vai trò quan trọng với sự sinh trưởng và phát triển của cá tỳ bà bướm. Bạn nên chọn bể có kích thước lớn để cá dễ dàng bơi lội. Vị trí đặt bể cần thoáng mát, yên tĩnh và không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệt độ, chất lượng nguồn nước nuôi cá.
Cá tỳ bà bướm dễ nuôi tuy nhiên bạn vẫn phải đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, tinh khiết cho chúng. Độ pH của nước nên ở khoảng 6,0 đến 7,5 còn nhiệt độ duy trì từ 24 đến 30 độ C, nếu ngoài khoảng này cá rất dễ chết.
Bể cá cảnh cần được trang trí thêm cây thực vật, rong rêu thủy sinh, sỏi đá hay tạo hang động để làm nơi trú ẩn cho cá. Loài cá này thích dòng chảy mạnh nên bạn cần lưu ý chọn bộ lọc bể cho phù hợp nhé.
2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Việc bố trí bộ lọc trong bể nuôi cá tỳ bà bướm vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo nguồn nước sạch để cá sinh sống và phát triển. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy lọc dành cho bể cá, tùy theo sở thích mà bạn chọn 1 trong những bộ lọc phù hợp dưới đây:
+ Máy lọc thùng (lọc ngoài hồ)
+ Máy lọc thác (lọc tạo dòng thác nước)
+ Máy lọc đáy (lọc dưới đáy hồ)
+ Máy lọc mút (lọc sử dụng bông mút)
+ Máy lọc tràn (hệ thống lọc kết hợp)
+ Máy lọc chìm (lọc trong hồ)
2.4 Các bước thả cá vào bể
Để cá khỏe mạnh và nhanh thích nghi với môi trường mới thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật thả cá. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Trước hết bạn cần giảm bớt hoặc tắt hết toàn bộ ánh sáng trong phòng để tránh cho cá bị căng thẳng, sợ hãi. Hạn chế mọi tiếng ồn lớn ở xung quanh bể cá.
Bước 2: Đặt túi cá thả trôi trên mặt nước bể khoảng 15 đến 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ nước. Nhớ buộc túi cá cẩn thận để cá không bị rơi ra.
Bước 3: Dùng một chiếc cốc múc nước từ bể đổ thêm vào trong túi cá sao cho nước trong túi và nước vừa múc từ bể vào bằng nhau. Tiếp tục đóng túi và thả trôi cá khoảng 15 phút nữa cho cá thích nghi hoàn toàn với nước.
Bước 4: Sau thời gian thả trôi bạn sử dụng vợt để vớt nhẹ nhàng cá thả vào bể. Những ngày đầu mới thả nên theo dõi cá mỗi ngày để đảm bảo đàn cá không căng thẳng, bị bệnh gì và luôn hòa hợp với những con cá khác.
2.5 Thức ăn cho cá
Cá tỳ bà bướm là dòng cá cảnh ăn tạp nên chúng ăn được tất cả mọi loại thức ăn từ rau xanh, rong rêu, tảo đến các thức ăn từ động vật, côn trùng, thức ăn thừa của những con cá khác để lại. Để đảm bảo cá nhận đủ dinh dưỡng mỗi ngày thì bạn nên cho cá ăn thêm thức ăn khác như cám tổng hợp, trùn chỉ, tôm ngâm, đồ ăn đông lạnh….
Loài cá này rất háu ăn chính vì thế bạn cần cho ăn với số lượng thích ứng, kiểm soát lượng thức ăn của cá, không nên cho ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên cho cá ăn 2 lần vào sáng và tối. Nếu bạn cung cấp nhiều thức ăn sẽ khiến cá ăn nhiều gây nên hiện tượng sình bụng, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc bạn cho cá ăn nhiều còn làm chúng không còn tiêu thụ được thức ăn cũ trong bể, không đáp ứng được yêu cầu “dọn bể” nữa.
2.6 Vệ sinh bể cá
Đây là công việc bạn cần làm thường xuyên khi nuôi cá cảnh để đảm bảo môi trường sạch sẽ, an toàn, bảo vệ cá khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tùy vào số lượng cá nuôi trong bể mà bạn sẽ vệ sinh bể 1 đến 2 tuần một lần.
Khi vệ sinh cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, cách vệ sinh bể cá tỳ bà bướm như sau:
Bước 1: Ngắt toàn bộ thiết bị trong bể cá từ đèn chiếu sáng, máy sục oxy đến bộ lọc bể. Sau đó nhẹ nhàng đưa cá ra chậu riêng, rồi hút nước cũ trong bể ra.
Bước 2: Sử dụng bàn chải và giấm để lau chùi, cọ rửa các mặt bể cả trong và ngoài, trên và dưới. Vệ sinh tương tự với đồ trang trí bể để loại bỏ mọi rong rêu, nhớt bẩn bám xung quanh.
Bước 3: Vệ sinh bộ lọc bể cá bằng bàn chải nhỏ, chà thật kỹ từng ngóc ngách. Nếu bạn vệ sinh không kỹ bộ lọc hoạt động sẽ kém hơn, nguồn nước trong bể sẽ không được trong sạch.
Bước 4: Sau khi vệ sinh xong thì bơm nước mới vào, để khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước ổn định thì bạn sẽ thả các lại vào trong bể. Theo dõi kỹ cá xem có phản ứng bất thường gì không.
Những bệnh thường gặp và cách xử lý
Cá tỳ bà bướm mặc dù khỏe mạnh, dễ nuôi nhưng trong quá trình sinh sống hàng ngày cũng không thể tránh khỏi được một số căn bệnh phổ thông. Việc chủ động phòng tránh và tìm cách điều trị là vô cùng cần thiết. Dưới đây sẽ là một số bệnh mà cá tỳ bà bướm dễ mắc phải, bạn cần lưu ý:
3.1 Bệnh xuất huyết
Bệnh xuất huyết ở cá là do virus Rhabdovirus carpio gây ra. Khi mắc bệnh này cá sẽ có biểu hiện sẫm màu, mang nhạt, mắt lồi to, có nhiều chấm nhỏ màu trắng hoặc đỏ trên da cá, cá lừ đừ, bỏ ăn cả ngày.
Hiện tại căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị, nếu không may cá nhiễm bệnh thì trước tiên bạn cần vệ sinh hồ cá thật sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước tinh khiết, tách riêng những con cá bị bệnh ra để xử lý.
Dùng thuốc tím pha cùng nước để tắm cho cá mỗi ngày, khi tắm nên cho cá ngầm từ 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện liên tục trong vòng 5-7 ngày. Đồng thời thời gian này bạn cần sục oxy đầy đủ cho cá, cho cá ăn đủ chất để tăng cường đề kháng, nhanh đẩy lùi bệnh.
3.2 Cá tuyệt thực
Cá tuyệt thực do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do cá đang bị bệnh gì đó, thức ăn bạn cung cấp không phù hợp, cá không đói, cá ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn…. Căn bệnh này sẽ làm cho cá yếu ớt, lờ đờ, mệt mỏi, khả năng bơi lội kém, không muốn vận động mà chỉ nằm nguyên một chỗ. Nếu bạn không xử lý kịp thời, cá sẽ chết.
Để điều trị bạn nên đưa bể cá ra những nơi thoáng mát, yên tĩnh, kiểm tra về điều chỉnh lại môi trường nước đạt chuẩn. Quan trọng bạn cần thay đổi chế độ ăn cho cá phù hợp, ăn đúng giờ đúng bữa, cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá.
Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm và cách nuôi loài cá tỳ bà bướm mà Nuoitrong.com muốn nhắn gửi tới bạn. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để dễ dàng nuôi được đàn cá khỏe mạnh, nhanh lớn và ít bệnh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!