Cá tỳ bà được xếp vào danh sách những loài cá dọn bể đẹp và siêng năng nhất, đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tính cách của chúng ôn hòa, hiền lành nên có thể chung sống hòa bình với tất cả các loài cá cảnh khác. Nếu bạn đang muốn nuôi loài cá này nhưng chưa biết chọn giống cá tỳ bà nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nuoitrong.com nhé. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 3 loại cá tỳ bà đẹp, dễ nuôi được ưa chuộng nhất hiện nay.
Tổng quan chung về Cá Tỳ Bà
Cá tỳ bà được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1854 tại hệ thống sông Amazon ở Nam Mỹ. Sau đó, chúng dần dần phổ biến rộng hơn, có mặt ở khắp mọi khu vực trên thế giới. Loài cá này khá dễ nuôi, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Tỳ bà có khả năng chịu lạnh rất giỏi, chúng có thể nhịn đói cả tháng mà vẫn sống bình thường.
1.1 Ngoại hình của cá tỳ bà
Thân hình của cá tỳ bà thon dài, đầu lớn. Toàn bộ cơ thể được bao phủ trong các tấm xương cứng cáp, bụng phẳng, lưng cong. Đôi mắt của cá nằm cao tận trên đỉnh đầu, sáng quắng nhìn có phần hung dữ. Cá sở hữu bộ vây lưng cao, dài vô cùng đẹp mắt.
Cá tỳ bà thích sống ở tầng nước đáy, chúng sinh sản bằng cách đào hang đẻ trứng. Mỗi một lứa cá mẹ đẻ khoảng 100 quả trứng. Điều đặc biệt ở cá này là cá con sau khi nở có thể sinh sống chung cùng với cá bố mẹ. Loài cá này chuyên ăn rong rêu, nhớt bám ở xung quanh bể, thực sự thích hợp nuôi trong bể thuỷ sinh cùng với nhiều loài cá khác.
1.2 Tính cách của cá tỳ bà
Bản tính của cá tỳ bà rất hiền lành, ngoan ngoãn nên dễ dàng chung sống hòa bình cùng những loài cá khác. Cả ngày chúng chỉ thích lẩn trốn dưới đáy bể, đá sỏi, gỗ lũa… Chúng thích sự yên tĩnh, ít khi chú ý đến việc bị các con cá khác chiếm chỗ ở.
Tuy nhiên, tỳ bà lại khá hung hăng và có bản tính tranh dành lãnh thổ với những con cá cùng loài. Chúng hay hoạt động về ban đêm, do đó bạn không nên nuôi chung nhiều con cá tỳ bà với nhau trong cùng một bể, nếu không chúng sẽ thường xuyên xảy ra va chạm lẫn nhau.
1.3 Tuổi thọ của cá tỳ bà
Ở trong môi trường ngoài tự nhiên, cá tỳ bà có tuổi thọ từ 8 đến 12 năm. Nếu bạn nuôi trong bể, đảm bảo được môi trường sống phù hợp và có chế độ chăm sóc cá tốt thì cá tỳ bà có thể sống được trên 10 năm.
Có một điều mà người nuôi cần lưu ý đó là mặc dù tuổi thọ cao, nhưng loài cá này lại rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường như nhiệt độ nước, độ pH, độ cứng của nước, thời tiết nóng – lạnh…. Chính vì thế, trong quá trình nuôi bạn cần tuân thủ đúng các kỹ thuật nuôi cá.
1.4 Công dụng của cá tỳ bà
Cá tỳ bà được xếp vào danh sách những loài cá dọn bể chất lượng nhất. Thức ăn của cá là rong rêu, chất nhờn xung quanh bể, các sinh vật phù du, thức ăn thừa của những loài cá khác. Chính vì thế, tỳ bà hay được nuôi với mục đích để dọn bể, làm sạch bể cá thủy sinh.
Các loại Cá Tỳ Bà dễ nuôi phổ biến nhất
Để phân biệt các loại cá tỳ bà bạn có thể dựa vào đặc điểm hình thái của cá. Hiện tại, cá tỳ bà được chia thành 3 loại phổ biến nhất. Cụ thể như sau:
2.1 Cá tỳ bà bướm
Cá tỳ bà bướm hay còn gọi là tỳ bà sao, có tên khoa học là Sewellia Lineolata, thuộc họ Balitoridae. Cá có nguồn gốc từ Lào và Việt Nam. Cụ thể ở Việt Nam, bạn sẽ tìm thấy loài cá này nhiều nhất ở các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định. Ngoài ra, chúng còn có mặt ở một số con suối trên khu vực sông Mekong ở gần biên giới Campuchia và Lào.
Loài cá này có da trơn, thích sống ở nơi có lưu lượng nước cao, dòng chảy mạnh nên có cấu tạo cơ thể đặc biệt. Vây ở bụng cá kích thước lớn, thường ôm sát vào các mặt phẳng như mặt đá, mặc kính trong bể. Trên lưng cá có nhiều chấm hình hoa văn có tác dụng giúp cá ngụy trang tránh được kẻ thù nguy hiểm.
Những chú cá có kích thước từ 5 đến 7cm khi trưởng thành. Cơ thể nhỏ nhắn, dễ thương nhưng di chuyển vô cùng linh hoạt và nhanh nhẹn. Khi bơi, cá giữ thăng bằng rất tốt, tốc độ bơi khá nhanh và vững.
Tỳ bà bướm rất phàm ăn, chúng có thể ăn được mọi loại thức ăn dành cho cá như cám hỗn hợp, thức ăn thực vật, thức ăn động vật, tinh bột, trùn chỉ, giun… Thậm chí, vì là cá dọn bể nên chúng còn ăn cả rong rêu, nhớt bám trên thành bể, ăn các thức ăn thừa còn sót lại dưới đáy bể hoặc chất thải của những con cá khác.
Cá tỳ bà bướm dễ nuôi, dễ chăm sóc tuy nhiên bạn vẫn phải đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, tinh khiết cho cá. Độ pH của nước nên ở khoảng 6,0 đến 7,5 còn nhiệt độ duy trì từ 24 đến 30 độ C là phù hợp nhất, giúp cá sống khỏe, ít bị bệnh.
Bể nuôi cá cũng cần được trang trí thêm nhiều cây thực vật, sỏi đá, hang động, rong rêu thủy sinh,… để làm nơi trú ẩn cho cá. Lựa chọn bộ lọc có công suất lớn như lọc thùng, lọc thác để tạo dòng chảy nước mạnh, cho cá bơi lội thoải mái.
2.2 Cá tỳ bà beo
Cá tỳ bà beo có tên tiếng Anh là LeoPard Pleco, còn tên khoa học là Glyptoperichthys Gibbceps, Pterygoplichthys Gibbiceps. Những chú tỳ bà beo có nguồn gốc từ vùng sông Amazon của Nam Mỹ, có mặt tại Việt Nam vào những năm của thập niên 80.
Tỳ bà beo phù hợp sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, có tuổi thọ lên đến 20 năm khi ở ngoài tự nhiên và tầm 10 đến 15 năm trong môi trường nuôi nhốt. Tuy nhiên để đạt được tuổi thọ này bạn cần có chế độ chăm sóc cá phù hợp và đúng kỹ thuật.
Trọng lượng của cá lớn, tối đa có thể lên đến 50kg khi trưởng thành. Kích thước của cá thường dao động từ 5 đến 7cm. Đôi khi bạn có thể bắt gặp những con cá tỳ bà beo dài tới 50cm.
Cá tỳ bà beo da trơn, cứng, thân cá dài, đầu lớn. Mắt cá nằm trên đỉnh đầu, vây lưng thẳng đứng như vây cá cờ rất đẹp. Trên thân cá có những hình hoa văn nâu báo đốm nên mới được gọi là tỳ bà beo. Nhờ những chi tiết hoa văn này mà cá có thể dễ dàng ngụy trang, tránh được nhiều nguy hiểm từ kẻ thù.
Cùng tương tự tỳ bà bướm, cá tỳ bà beo khá lành tính và sống hòa bình với những loài cá cảnh khác. Chúng chỉ xảy ra tranh chấp lãnh thổ với các con cá tỳ bà cùng loài. Vì vậy bạn không nên thả chung nhiều con cá tỳ bà cùng một bể để đảm bảo an toàn cho cá.
Tỳ bà beo thích sống ở tầng đáy nước, khu vực kín đáo, không thích ánh sáng. Thông thường cá hay hoạt động về ban đêm. Còn ban ngày lại thường xuyên ẩn nấp, lẩn trốn trong hang động, tán cây, rong rêu, đá sỏi trong bể, không muốn bị các con cá khác phát hiện.
Môi trường sống là điều kiện quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và sinh trưởng của cá tỳ bà beo. Bạn nên nuôi cá trong bể có kích thước lớn, thể tích tối thiểu là 100 lít nước với cá nhỏ và 400 lít nước với cá to. Nhiệt độ nước trong bể dao động từ 24 đến 30 độ C, nồng độ pH từ 6,5 đến 7,5. Đặc biệt, lượng oxy trong bể cần phải ổn định.
Hầu hết, mọi người chọn nuôi cá tỳ bà beo đều nhằm mục đích chính là vệ sinh bể bởi thức ăn chủ yếu của chúng là thức ăn thừa, tảo, rong nhớt, xác của những con cá chết khác…. Tuy nhiên, nếu muốn cá tỳ bà beo khỏe mạnh, nhanh lớn, lên màu đẹp hơn thì chủ nhân vẫn cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho cá như cám hỗn hợp, rau quả, trái cây, trùn chỉ,….
Khi cho cá tỳ bà beo ăn, bạn cần cho ăn với lượng vừa đủ, giới hạn thời gian ăn từ 3-5 phút, ngày cho ăn 1 lần vào sáng hoặc tối. Tránh cho cá ăn quá nhiều sẽ khiến cá khó tiêu, sình bụng, rối loạn tiêu hóa và dễ chết.
2.3 Cá tỳ bà hoàng gia
Cá tỳ bà hoàng gia còn có tên gọi khác là cá tỳ bà sọc vàng, tên khoa học là Panaque nigrolineatus, tên tiếng Anh là Royal Pleco. Cá có nguồn gốc từ một số quốc gia ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon.
Cá tỳ bà hoàng gia nếu được chăm sóc phù hợp sẽ có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 12 năm. Để đạt được tuổi thọ này chủ nhân cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như môi trường sống, thức ăn, phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời cho cá.
Tỳ bà hoàng gia có vẻ ngoài hơi dữ tợn và đáng sợ. Đầu cá to, mũi hếch, vây cá lớn và dài. So với 2 loại cá tỳ bà trên thì tỳ bà hoàng gia có thân dày hơn một chút. Da cá trơn, không vảy, trên thân phủ những tấm da cứng như áo giáp.
Những chú cá này có màu nâu sậm hơi đen, xen kẽ các đường chỉ vàng chạy dọc cơ thể và trên vây. Đầu vây lưng của cá mở rộng được bao phủ bởi một màu vàng kem rất đẹp. Trên đỉnh đầu của cá là đôi mắt màu đỏ rực. Răng cá có hình chiếc thìa loe ra ở viền sắc nhọn, tạo điều kiện để cá ăn gỗ dễ dàng.
Cá tỳ bà hoàng gia sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong một bể có nền cát sỏi và gỗ lũa. Bể kính nuôi cá cần có thể tích lớn hơn 125 gallon với đầy đủ sục oxy và bộ lọc nước. Vì không có vảy nên cá rất nhạy cảm với sự biến động trong nước. Do đó bạn cần phải thay nước cho bể cá thường xuyên, không được để nguồn nước ô nhiễm dễ gây bệnh cho cá.
Cũng giống như nhiều loài cá cảnh khác, tỳ bà hoàng gia có thể mắc một số bệnh như đốm trắng, lở loét, rận cá, xuất huyết… Để phòng tránh những căn bệnh này thì chủ nhân trước tiên cần phải giữ cho bể cá luôn sạch sẽ, an toàn. Đồng thời cho cá ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để cá có sức đề kháng tốt, luôn khỏe mạnh, phát triển đúng chuẩn.
Kết Luận
Trên đây là danh sách các loại cá tỳ bà đẹp, dễ nuôi được nhiều người yêu thích nhất mà Nuoitrong.com đã chia sẻ tới bạn. Mỗi loài cá sẽ có những đặc điểm, tính cách và cách chăm sóc khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều rất xinh đẹp, ngộ nghĩnh, đáng yêu và dọn bể cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy nhanh chóng bổ sung loài cá này vào danh sách của mình nhé. Chúc bạn thành công!