Cá Mèo Sọc Dưa | Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc tốt nhất

Cá mèo sọc dưa được biết đến là loài cá ăn tạp, có khả năng dọn dẹp siêu đỉnh. Không những thế loài cá này cũng có ngoại hình cực kỳ đáng yêu và dễ nuôi. Trong chuyên mục bài viết hôm nay Nuoitrong.com sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết nhất về đặc điểm, cách nuôi loài cá mèo sọc dưa, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Giới thiệu cá mèo sọc dưa

– Tên khoa học: Platydoras armatulus

– Thuộc họ Mochokidae

– Quê hương của cá là ở vùng biển xa khu vực Nam Mỹ. Hiện nay được phân bố phổ biến ở lưu vực Amazon, khúc sông Rio Orinoco Colombia, Pháp và Brazil.

– Cá mèo sọc dưa cũng được xếp vào danh sách những loài cá hiếm, thông thường size mini sẽ có giá khoảng 100.000đ/con.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 1

1.1 Đặc điểm ngoại hình

Cái tên cá mèo sọc dưa xuất phát từ chính đặc điểm ngoại hình của cá. Phần thân của cá có sọc trắng nổi bật trên nền da đen, trải dài từ phần đầu đến phần đuôi y như một quả dưa hấu. Đầu của cá to, 2 mắt đen nhánh long lanh, mỗi khi bơi đều nhìn trông rất đáng yêu. Bên cạnh đó, phần miệng của cá còn có 6 sợi râu chia thành 03 cặp như loài mèo.

Cá mèo sọc dưa có vây gai mọc chi chít ở hai bên mang và dưới ngực. Những chiếc vây này khá cứng và sắc nhọn, sẵn sàng bật ra mỗi khi bị tấn công. Cá vừa có chức năng bảo vệ lại vừa dùng để tiêu diệt kẻ thù mỗi khi cần thiết.

Cá mèo sọc dưa đực và cái khá giống nhau nên việc phân biệt khá khó. Nhiều người nhận định cá cái thường to và khỏe hơn cá đực.

Trong điều kiện nuôi nhốt cá mèo sọc dưa có tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên không phải chú cá nào cũng có tuổi thọ này vì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống, chất lượng môi trường,… Nếu nuôi tại nhà không có sự chăm sóc cẩn thận thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều.

1.2 Đặc điểm sinh sản

Quá trình nuôi dưỡng ở nhà cũng không quá khó khăn nhưng việc sinh sản tự nhiên cũng không dễ được như sống ở ngoài môi trường hoang dã.

Hiện nay có cách nhân giống cách bằng việc tiêm hormone kích thích sinh sản. Tuy nhiên cách làm này cũng tốn khá nhiều công sức và tỷ lệ thành công thấp.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 2

Ý nghĩa của cá mèo sọc dưa trong phong thủy

Cá là biểu tượng phổ biến nhất về sự thịnh vượng bởi trong tiếng Trung Quốc, “ngư” cũng có nghĩa là dồi dào, thịnh vượng. Chính vì lẽ đó nuôi cá trong nhà đang là sở thích của rất nhiều gia đình xuất phát từ mong muốn có được cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Cá mèo sọc dưa hay hầu hết các loại cá hiện nay đều có ý nghĩa phong thủy tốt. Do khả năng sinh sản tốt nên cá được xem là biểu tượng của sự vượng con, may mắn. Không những thế cá còn được xem là biểu tượng của sự sum họp gia đình, giúp ngăn chặn tà khi xấu tác động xấu đến sức khỏe hay công việc kinh doanh.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 7

Cách nuôi Cá Sọc Dưa tại nhà dễ dàng cho người mới

Nhờ cấu tạo cứng cáp và bản tính cứng rắn nên việc chăm sóc loài cá này cũng không khó khăn lắm. Loài cá này thích nghi tốt đặc biệt là không quá yêu cầu khắt khe về môi trường. Để đảm bảo đàn cá của bạn sống lâu bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.

3.1 Cách lựa chọn cá mèo sọc dưa

Muốn cá mèo sọc dưa sống khỏe mạnh bạn cần phải nắm được các tiêu chí lựa chọn như sau:

– Bạn quan sát hình dáng bên ngoài của cá, loại bỏ ngay những chú cá bị thương ở mắt, mũi miệng. Bạn tránh chọn những con có khả năng bơi lội kém, thả trôi theo dòng nước. Thay vào đó bạn sẽ chọn những con cá năng động, kết cấu đuôi hoàn chỉnh, không bị xước.

– Xem những chú cá sọc dưa có đố kỵ với nhau hay không. Nếu đàn cá có tính cách trái ngược hoặc quá ham chiến bạn không nên lựa chọn vì khi sinh sống chúng có thể sẽ gây thương tích với nhau.

– Chỉ mua cá tại những cửa hàng kinh doanh uy tín, giống cá rõ nguồn gốc xuất xứ. Không mua cá tại cửa hàng kém uy tín bởi có thể cá ở đây sẽ là cá loại, cá thải, bị nhiễm bệnh,…

3.2 Cách chọn bể cá cho cá mèo sọc dưa

–  Kích thước nuôi cá mèo sọc dưa phải từ 50cm trở lên, không gian này sẽ giúp cá cảm thấy thoải mái để bơi lội. Nếu nuôi cá trong hồ có diện tích nhỏ sẽ khiến cho cá cảm thấy bí bách, khó chịu, có thể bị trầm cảm.

– Trong quá trình xây dựng hồ cần chú ý đặt thêm ống nhựa, gốc cây, bụi nhỏ để làm nơi trú ngụ cho đàn cá.

–  Loài cá này có một hạn chế đó là thị lực của cá khá kém, vào ban đêm cá thường hay bơi loạn xạ nên bạn hạn chế thiết kế các góc cạnh, gốc cây mà cần phải mài nhẵn trước khi cho vào hồ.

–  Nguồn nước bên trong bể cá phải có độ pH trung bình từ 6.5 đến 7.5. Tuy nhiên nếu độ chua từ 5.5 – 8.0 thì vẫn có thể chấp nhận được.

– Độ ấm của nước cũng rất quan trọng, khi nuôi bạn cố gắng đảm bảo nhiệt độ nước cho cá là từ 24 – 27 độ C.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 3

3.3 Bộ lọc bể cá

Để đàn cá khỏe mạnh việc sử dụng bộ lọc bể cá là vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp cho bể cá luôn được sạch sẽ, đàn cá cũng luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Một số công dụng của bể lọc cá như:

– Làm sạch các chất độc hại gây tác động xấu đến sức khỏe

– Loại bỏ các thành phần trôi nổi trong hồ như cặn bã, mảnh vỡ đồ trang trí, phân từ cá, thức ăn thừa,…

Để chọn được bể lọc cho bể cá bạn cần phải dựa vào thể tích và số lượng cá mà bạn nuôi trong bể. Dưới đây sẽ là một số dòng bộ lọc phổ biến trên thị trường:

+ Máy lọc thác

+ Máy lọc mút

+ Máy lọc thùng

+ Máy lọc đáy

+ Máy lọc chìm

+ Máy lọc tràn

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 4

3.4 Cách thả cá mèo sọc dưa vào bể

Bước 1: Khi mới mua bạn cố gắng đưa cá về bể càng nhanh càng tốt.

Bước 2: Tắt đèn, giảm cường độ ánh sáng để giúp cá không bị căng thẳng khi tiếp xúc với môi trường mới.

Bước 3: Bạn cho túi đựng cá vào bể khoảng 15 – 20 phút để cá quen với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi cho một cốc nước ở trong bể cá vào, tỷ lệ cân bằng giữa nước cũ và nước mới sẽ giúp sức khỏe của cá được ổn định hơn.

Bước 4: Sau khoảng 20 phút bạn sẽ dùng vợt nhẹ nhàng cho cá vào trong bể. Sau khi thả cá xong bạn cần theo dõi xem cá có bị bệnh hay không.

3.5 Thức ăn cho cá mèo sọc dưa

– Cá mèo thuộc dạng ăn tạp, có thể tấn công động vật giáp xác như: tôm, tép, ốc hoặc những con cá nhỏ khác loài. Thậm chí chúng còn ăn mùn, tảo, rong rêu hoặc xác động vật chết.

– Trong điều kiện nuôi tại bể những chú cá mèo sọc dưa sẽ đóng vai trò là nhân viên dọn bể, chuyên ăn những vụ thức ăn rơi lại dưới đáy. Thi thoảng cá sẽ nhấm nháp rong rêu dưới đáy hồ để hồ nuôi luôn được sạch sẽ.

– Để đàn cá phòng chống được bệnh bạn cần bổ sung cho cá một số loại thức ăn như: Thịt tôm, trùn chỉ, thịt cua,… để cho cá luôn khỏe mạnh.’

– Lưu ý là mỗi bữa chỉ cho ăn với lượng vừa phải, không cho cá ăn quá no vì dễ bị béo, giảm tuổi thọ của cá một cách nhanh chóng.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 5

3.6 Cách vệ sinh bể cá mèo sọc dưa hiệu quả

Mặc dù đã có sự trợ giúp của bộ lọc vi khuẩn và cặn bã nhưng nhìn chung vi khuẩn không thể loại bỏ một cách hoàn toàn. Giải pháp tốt nhất đó là bạn cần phải thường xuyên vệ sinh cho bể cá. Công việc mỗi lần vệ sinh mà bạn cần phải đảm bảo như:

– Lau sạch mặt kính

– Thay nước để giữ môi trường sống của cá

– Vệ sinh bộ lọc

– Vệ sinh sỏi hay hòn non bộ, cây thủy sinh,…

Lưu ý là trong quá trình dọn dẹp vệ sinh bạn không sử dụng chất tẩy rửa vì sẽ còn tồn dư lại chất độc hại gây hại cho cá.

Bệnh thường gặp và cách xử lý

Nhìn chung loại cá này khá ít mắc bệnh nhưng nếu môi trường sống không đảm bảo chúng có thể dễ mắc một số bệnh như:

4.1 Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng là căn bệnh khá phổ biến ở cá mèo sọc dưa. Dấu hiệu là trên thân cá xuất hiện các đốm trắng như hạt muối, có kích thước khoảng 1mm. Những chú cá sẽ chạy xung quanh trong bể, bơi gần mặt nước, đôi lúc còn cạ vào đồ trang trí hoặc đá sỏi,…

Cách điều trị đó là bạn sử dụng muối để tắm cho cá, tăng nhiệt độ lên 29 – 31 độ C. Trường hợp cá bị nặng nên sử dụng thêm Bio Knock 2.

4.2 Bệnh nhiễm nấm

Nguyên nhân gây nên tình trạng cá bị nhiễm nấm là do cá bị stress, cá bị thương, bể bẩn không được vệ sinh thường xuyên.

Để điều trị bệnh nhiễm nấm bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Bio knock 2, tetra nhật, Pimafix…. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp thêm biện pháp đó là tăng nhiệt độ nước lên 30 độ, vệ sinh hồ cá sạch sẽ để phòng bệnh một cách hiệu quả.

4.3 Bệnh ký sinh

Dấu hiệu mắc phải bệnh ký sinh là cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sạm đi. Không những thế trên da còn xuất hiện các vết trắng xám tua tủa như các sợi nấm nhỏ, tạo thành các búi trắng nhìn thấy bằng mắt thường.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya

Để điều trị bạn cần phải xử lý nước 2 ngày bằng hóa chất có chứa Bronopol và bổ sung các loại thuốc bổ cho cá ăn để tăng sức đề kháng.

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 6

 

Cá mèo sọc dưa giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Cá mèo sọc dưa cũng được xếp vào danh sách những loài cá hiếm, thông thường size mini sẽ có giá khoảng 100.000đ/con.

Một số địa chỉ bán cá mèo sọc dưa uy tín nhất hiện nay

5.1 Cá cảnh thủy sinh Trung Tín

– Địa chỉ: 718 Trường Chinh, P.15, Quận Tân Bình

– Số điện thoại: 0938.228.502

– Email: Tranthuysinh.trungtin@gmail.com

5.2 Cá cảnh Tuấn Phong

– Địa chỉ: Số 107, Phố Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

– Số điện thoại: 0394 3333 82

– Email: cacanhtuanphong@gmail.com

5.3 Shop Thủy sinh Tím

– Địa chỉ: Cuối ngõ 26 phố Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

– Số điện thoại: 0865313256

tiêu đề ảnh cá mèo sọc dưa ảnh 8

Nội dung chia sẻ về cá mèo sọc dưa trên đây hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích. Mong rằng bạn đọc sẽ chăm sóc được đàn cá mèo sọc dưa khỏe mạnh, sinh sản và phát triển tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Để phòng bệnh cho cá mèo sọc dưa bạn nên sử dụng bình oxy để bơm sủi khí, bên cạnh đó có thể ngâm lá bàng, dùng nước đổ vào hồ để diệt khuẩn.

– Cá mèo sọc dưa khá hiền lành nên có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác mà không lo bị tấn công. Hơn nữa loài cá này có bộ da sần sùi, gan nhọn chi chít nên cũng phòng vệ rất tốt. Cá có thể nuôi chung với cá rồng, cá la hán,…

– Để đàn cá cảm thấy an toàn, khi nuôi bạn nên đặt thêm ống nhưa, gốc cây, bụi cỏ để cho cá có nơi trú ẩn.

– Cá mèo sọc dưa sống tốt trong môi trường nước ngọt, độ pH trung tính từ 6.5 đến 7.5. Tuy nhiên, nếu độ chua từ khoảng 5.5 đến 8.0 vẫn chấp nhận được.

Câu hỏi thường gặp

  • Đó là trùn chỉ, thịt tôm, thịt cua,... Mỗi bữa cho ăn với hàm lượng vừa phải, không cho ăn quá nhiều vì cá sẽ bị béo phì, giảm tuổi thọ.
  • Câu trả lời là không vì cá mèo sọc dưa có thể sẽ ăn hết ốc con.
  • Việc chăm sóc cho cá mèo sọc dưa khá dễ dàng. Chúng là loài cá được bọc thép tốt, có thể thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau. Khi nuôi loài cá này trong bể chắc chắn cuộc sống ở môi trường thủy sinh trong bể cá sẽ trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi