Cá rồng là loài cá cảnh vô cùng quý hiếm và giá trị cao bởi sở hữu ngoại hình xinh đẹp cùng ý nghĩa phong thủy tốt. Nuôi cá rồng thời kỳ sinh sản là một trong những kỹ thuật khó, đòi hỏi người nuôi cần có kiến thức và kinh nghiệm. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nuoitrong.com để học hỏi cách nuôi cá rồng sinh sản nhé.
Giới thiệu chung về cá rồng
– Tên tiếng Anh: Red Fish
– Tên khoa học: Osteogleossidae.
– Họ: Osteoglossidae
– Giá bán: Trừ cá rồng ngân long có mức giá trung bình khoảng 300.000 – 500.000 đồng/con thì những loại cá rồng còn lại dao động từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng/con.
Cá rồng có kích thước khá lớn, thân hình thon dài, khi trưởng thành cá có chiều dài lên tới 90cm. Tùy vào từng loại cá rồng khác nhau mà sẽ có những màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh, trắng…
Điểm nhấn đặc biệt khiến những chú cá rồng trở nên nổi bật và được nhiều người săn đón đó chính là bộ vảy có hoa văn tinh xảo, óng ánh như kim. Vảy cá rồng to đều có kích thước khoảng 2cm, sắp xếp thành từng hàng ngang hài hòa trên cơ thể cá. Mỗi chú cá rồng thường có từ 22 đến 26 chiếc vảy.
Cá rồng sinh sản vào mùa nào?
Cá rồng có đặc tính sinh sản độc đáo, để quá trình chăm sóc cá thuận lợi, cá khỏe mạnh, an toàn và sinh nở hiệu quả nhất thì bạn cần nắm được những đặc điểm thú vị dưới đây:
Cá rồng trưởng thành thường bắt đầu giao phối và đẻ trứng từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Thời điểm này thời tiết mát mẻ, dễ chịu và nguồn thức ăn dồi dào nên thuận tiện cho việc sinh sản của cá trong tự nhiên. Đến mùa giao phối, cá đực sẽ mất từ 7 đến 14 ngày để ve vãn thuyết phục cá cái cùng ghép đôi.
Trứng cá rồng có kích thước khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Mỗi mùa sinh sản, cá sẽ đẻ được từ 100 quả trứng. Nhiều giống cá rồng còn lên đến 200 hoặc 300 trứng. Lượng trứng này sẽ tùy thuộc vào sức khỏe cũng như chủng loại cá mẹ.
Mỗi một loại cá rồng khác nhau có độ tuổi sinh sản khác nhau. Như cá rồng hắc long khi đạt 3 tuổi đã bắt đầu sinh sanrn. Trong khi nhiều giống khác phải cần từ 4 – 6 năm mới rụng trứng.
Loài cá này còn đặc biệt ở chỗ, cá đực sẽ chịu chăm sóc và ấp trứng cho đến khi cá con nở và sinh trưởng lớn mạnh. Giai đoạn này, cá bố gần như nhịn ăn để bảo vệ và chăm sóc đàn con của mình.
Cách nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật nhất
Để cá rồng khỏe mạnh trong suốt quá trình sinh sản, cho tỷ lệ nở trứng cao, cá con được sở hữu nhiều gen tốt từ cá bố mẹ thì người nuôi cần thực hiện đúng các kỹ thuật dưới đây:
3.1 Cách chọn cá rồng bố mẹ tốt
– Chọn những con cá rồng bố mẹ có màu sắc tươi sáng, đậm màu, màu sắc nét, vảy cá nhìn chắn chắn không bị bong tróc. Tránh chọn những con cá có màu loang lổ, trên thân có dị tật hoặc thương tổn.
– Thân cá rồng bố mẹ cần rộng, có bề dày song song từ đầu đến đuôi cá. Kích thước các bộ phận đầu, mắt, miệng cần cân xứng với chiều dài và chiều rộng cơ thể cá. Bề dày của cá giống phải song song từ đầu xuống đến vi hậu môn và nhỏ dần lại về phía đuôi.
– Vảy cá tiêu chuẩn phải lớn, có phản quang. Các hàng vảy cá sắp xếp thẳng hàng theo chiều ngang. Vây cá to đều, căng xòe, không được cong. Mắt cá phải sáng trong, hoạt bát, lanh lợi. Miệng cá luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên.
– Khi cá rồng bơi tư thế phải nhẹ nhàng, uyển chuyển, khoan thai. Khi cá bố mẹ quay mình thì vi mang mở rộng, hai sợi râu thẳng đứng chía lên trên trời, kì cờ xòe căng mỗi lần vẫy tay bơi.
3.2 Điều kiện của bể nuôi cá rồng sinh sản
Bể nuôi cá rồng sinh sản cần phải có không gian rộng rãi cho một cặp cá rồng bố mẹ hoạt động. Không nên để bể quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới khả năng bắt cặp của cá. Kích thước bể phù hợp nhất là 200cm x 90cm x 60cm hoặc 250cm x 100cm x 60cm.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho cá rồng sinh sản thì bạn nên trang trị đầy đủ máy sưởi ấm, máy sục khí, bộ lọc bể cá để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho cá, giúp duy trì ổn định nhiệt độ nước trong bể.
Bể nuôi cá rồng sinh sản cần đặt ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, tránh các thiết bị gây tiếng ồn như xe cộ, loa đài, vô tuyến. Ánh sáng trong hồ nuôi cá phải sáng hơn bên ngoài cho cá dễ chịu.
Bạn lưu ý không rải sỏi xuống đáy bể, vì cá đực sẽ dễ nhầm tưởng sỏi là trứng, chúng sẽ ngậm vào miệng để ấp dẫn đến gây thương tích cho cá. Bạn nên đặt một tấm gạch men dưới đáy bể để cá cái đẻ trứng lên trên. Ở phần giữa bể đặt 1 tấm kính nhỏ để ngăn thành 2 ngăn cho cá đực và cá cái.
3.3 Chất lượng nước nuôi cá phù hợp
Chất lượng nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sống sót của cá con. Chính vì thế bạn cần đặc biệt lưu ý điều chỉnh các thông số nước phù hợp cho cá nhất như dưới đây:
– Ngưỡng pH: Từ 4 từ 9
– Nồng độ pH: Luôn ở ngưỡng 6.5 đến 7.5
– Nhiệt độ : Từ 26 đến 29 độ C
Bạn cần tránh thay đổi nồng độ, nhiệt độ nước đột ngột dễ khiến cá bố mẹ bị sốc, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, sinh trưởng của cá con. Vì trong giai đoạn này, cá bố mẹ rất nhạy cảm nếu nước không đạt chất lượng cá sẽ dễ bị bệnh.
3.4 Chế độ ăn cho cá đầy đủ dinh dưỡng
Thông thường cá rồng đực trước khi ấp trứng cần phải được cho ăn nhiều hơn bình thường. Mục đích là để tích trữ năng lượng cần thiết cho một thời gian dài ấp trứng. Lý do là vì trong giai đoạn ấp trứng cá đực sẽ ăn rất ít, thậm chí là không ăn gì để tập trung chăm sóc cá con.
Trước khi ấp trứng bạn cần cho cá đực ăn ngày 2 bữa. Bổ sung đầy đủ đa dạng thực đơn cho cá đặc biệt là thức ăn tươi như tôm tép, giun dế, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, cám hỗn hợp….
Với cá rồng cái thì bạn cho ăn bình thường, cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, phong phú từ thức ăn khô, thức ăn đông lạnh, thức ăn tươi, rau củ quả để cá nhận đủ dưỡng chất, có sức khỏe đẻ trứng.
3.5 Ghép đôi cá rồng bố mẹ
Cá rồng thường giao phối, đẻ trứng từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Vào thời điểm này, bạn có thể cho vài chục cặp cá rồng vào một hồ thật rộng để chúng thoải mái lựa chọn bạn tình cho mình.
Sau khi thấy những đôi cá rồng đã bắt cặp với nhau thì bạn tách riêng từng cặp này ra để bắt đầu quá trình cho cá giao phối và thụ tinh trứng. Cá cái thường sẽ để 100-200 trứng mỗi kỳ kinh sản.
Sau khi cá rồng cái đẻ trứng thì cá đực sẽ rưới tinh trùng lên để thụ tinh cho trứng. Hoàn thành quá trình thụ tinh cá rồng đực sẽ ngậm trứng vào khoang miệng để ấp và nuôi dưỡng, chăm sóc cho cá con.
3.6 Nuôi cá rồng con sau nở
Sau 60 ngày ấp trứng thì cá rồng đực sẽ há miệng ra để đưa đàn con ra ngoài. Cá rồng con mới nở có kích thước khoảng 10mm. Lúc này cá con vẫn sống phụ thuộc vào cá bố. Nếu thấy môi trường bên ngoài nguy hiểm, cá rồng bố sẽ há miệng ra để giục đàn con chui vào hốc miệng mình ẩn nấp.
Thời gian đầu cá con sẽ hấp thụ dinh dưỡng ở túi dưới bụng. Dần dần bạn cần tập cho cá con ăn thức ăn bột dành riêng cho cá con theo liều lượng hướng dẫn.
Nhiệt độ nước cần đảm bảo trong khoảng từ 26 đến 29 độ C. Đây là mức nhiệt độ phù hợp nhất, giúp cá khỏe mạnh, phát triển nhanh.
Môi trường nước cho cá con cần đảm bảo chất lượng, nước tinh khiết, sạch sẽ, cung cấp đủ lượng oxy cho cá. Nếu nước bị nhiễm khuẩn sẽ khiến cá con mắc bệnh và chết.
3.7 Cách tách cá rồng bố mẹ
Sau khi cá rồng nở, bạn có thể tiếp tục để cá bố chăm sóc con hoặc tách riêng đàn cá con ra đều được. Nếu muốn tách thì sau 30 ngày trứng nở, bạn cần tiến hành đưa cá con ra khỏi miệng cá bố.
Cách thực hiện như sau: Kéo nhẹ nhàng đuôi cá rồng bố từ phía sau, từ từ kéo hàm cá mở ra để cá con bơi ra ngoài. Sau đó dùng vợt để vớt cá con ra bể riêng để chăm sóc.
3.8 Chăm sóc cá bố mẹ chuẩn bị cho lứa cá tiếp theo
Sau khi kết thúc một đợt sinh sản, bạn cần tập trung chăm sóc sức khỏe cho cá giống bố mẹ để cá lấy lại sức cũng như chuẩn bị bước vào kỳ sinh sản mùa sau.
Cần cho cá giống ăn đầy đủ, đa dạng dưỡng chất. Tăng cường cho cá ăn thức ăn tươi như tôm tép, côn trùng, động vật giáp xác. Đây là những thực phẩm chứa nhiều protein giúp cá nhanh lấy lại sức.
Để đảm bảo cá được nhận đầy đủ các loại vitamin thiết yếu thì bạn có thể bổ sung thêm một số thuốc bổ như Super mix feed (Hỗn hợp các Acid amin – Vitamin – Khoáng) hoặc Vitachem. Đây là loại vitamin tổng hợp cung cấp hơn 30 dưỡng chất xóa nguồn gốc tự nhiên giúp cá khỏe mạnh, tăng miễn dịch, phát triển tốt nhất.
Trên thực tế việc nuôi cá rồng sinh sản không hề khó nếu bạn nắm được các kỹ thuật mà Nuoitrong.com đã chia sẻ ở trên. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bắt cặp cho cá rồng sinh sản để có được những con cá rồng giống chất lượng cao, ưng ý nhất.