Cá rìu vạch hay còn gọi là cá búa vằn sở hữu khả năng đặc biệt bay trên mặt nước để bắt mồi. Ngoại hình của cá như chiếc rìu, màu sắc sang trọng, tính cách hiền lành thích sống theo bầy đàn. Chính vì thế, cá rìu vạch được nhiều dân chơi cá cảnh ưa chuộng. Trong bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn cụ thể hơn về cá rìu vạch cùng như cách nuôi và chăm sóc loài cá độc đáo này.
Giới thiệu chung về cá rìu vạch
– Tên gọi khác: Cá búa vằn
– Tên tiếng Anh: Hatchet fish
– Tên khoa học: Gasteropelecus sternicla
– Họ cá: Gasteropelecidae
– Nguồn gốc: Venezuela
– Giá bán: 90.000 – 100.000 đồng/con
Cá rìu vạch là loài cá cảnh nhỏ có hình dáng độc đáo trông giống như những chiếc rìu, sống ở tầng nước trên. Những chú cá có thân hình mảnh mai với chiếc bụng sâu và tròn, vây cá nhỏ dài khoảng 3-4cm. Đặc biệt các vây ở phần ngực trên của cá dài như 2 chiếc cánh.
Cá rìu vạch linh hoạt, nhanh nhạy, có khả năng cơ động cao trong nước, là loài săn mồi lão luyện. Những chiếc vây ở ngực cá không chỉ có tác dụng hỗ trợ cá bơi trong nước mà còn giúp cá nhảy cao lên khỏi mặt nước để bắt mồi.
Thị lực của cá rìu vạch khá tốt. Khi thấy côn trùng bay trên mặt nước, mắt cá sẽ mở to, xác định chính xác vị trí con mồi để nhảy lên tóm gọn con mồi bé trong bộ hàm hếch của mình trước khi quay ngược trở lại hồ nước.
Ý nghĩa phong thủy của cá rìu vạch
Cá rìu vạch không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp, có khả năng bay trên nước đặc biệt mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Chính vì vậy, loài cá cảnh này đang ngày càng được nhiều người chơi ưa chuộng và lựa chọn.
Những chú cá rìu vạch thường sống theo bầy đàn, khả năng sinh sản tốt nên được xem là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ. Có một bể cá rìu vạch trong nhà thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, an khang, thành công trong cuộc sống, thành đạt trong công việc.
Một bể cá phong thủy cần hội tụ đầy đủ các yếu tố ngũ hành, gồm có kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chủ nhân nên đặt bể cá rìu vạch ở khu vực rộng rãi như phòng khách. Bể cá quay mặt về hướng Đông hoặc Đông Nam bởi vì đây là nơi thủy sinh mộc sẽ mang lại may mắn cho gia đình.
Cách nuôi Cá Rìu Vạch đẹp độc lạ
Cá rìu vạch là loài cá phổ biến được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách nuôi cá rìu vạch nhanh lớn, lên màu chuẩn đẹp và khỏe mạnh, sống lâu không phải ai cũng biết. Để quá trình nuôi cá thuận lợi, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
3.1 Cách lựa chọn cá rìu vạch
– Trước tiên bạn cần kiểm tra thật kỹ xem cá rìu vạch giống có khỏe không. Những dấu hiệu chứng tỏ cá bệnh là: trên thân cá có nhiều đốm trắng hoặc đốm đỏ, mang cá rìu vạch bị hở đỏ, mắt cá lồi lên, vảy xù và có thương tổn trên cơ thể.
– Thêm vào đó, bạn nên quan sát kỹ để chọn ra những chú cá có khả năng bơi linh hoạt, nhanh nhẹn, năng động nhất trong đàn. Không nên chỉ chọn những con cá có ngoại hình đẹp vì việc cá uể oải, bơi lội chậm chạp, phản ứng chậm là dấu hiệu cá yếu, cá bị bệnh.
– Nên mua cá rìu vạch tại các cửa hàng thủy sinh uy tín, có cam kết về nguồn gốc của cá giống. Tránh tới những cơ sở hoạt động chui kém chất lượng hoặc mua online không có bảo hành vì bạn sẽ dễ gặp phải rủi ro, mua phải cá kém chất lượng.
3.2 Cách chọn bể cá rìu vạch
Đối với bể nuôi cá rìu vạch thì nên có kích thước tối thiểu là 30cm x 30cm x 30cm. Loài cá này thích nước mềm, bạn nên duy trì độ cứng của nước ở mức 2,0 đến 14,0 dGH. Nước cũng cần phải có tính axit nhẹ, độ pH nên để từ 6,0 đến 6,8 là tốt nhất.
Bạn nên bố trí cây thủy sinh, gỗ lũa, hang động để cá có nơi trú ẩn và nghỉ ngơi. Đặc biệt loài cá này có khả năng nhảy cao lên trên khỏi mặt nước vì thế bể cần có nắp đậy chắc chắn để hạn chế việc cá nhảy ra ngoài. Bể cá nên đặt ở những nơi mát mẻ, kín đáo, ít người lạ qua lại để giúp cá thoải mái, không bị căng thẳng.
3.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Cá rìu vạch có sức khỏe tốt, trong quá trình bơi lội chúng quẫy đạp nước rất mạnh và thải ra nhiều chất bẩn. Hơn nữa, cá thích ăn các loại thức ăn tươi sống. Do đó, bạn cần lựa chọn bộ lọc bể cá thích hợp, có công suất mạnh để đảm bảo nguồn nước chất lượng cho cá. Tiêu chí lựa chọn bể lọc như sau:
– Nếu bể cá có dung tích từ 20 – 35 lít thì sử dụng lọc thác. Đây là bộ lọc có thiết kế nhỏ gọn, đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu quả lọc cao.
– Nếu bể cá có dung tích từ 35 – 50 lít thì nên sử dụng máy lọc thác có ngăn chứa vật liệu lọc lớn. Bộ này tạo nguồn nước lọc tuần hoàn, sẽ giúp quá trình lọc tốt nhất, phù hợp với bể kích thước trung bình.
– Nếu bể cá có dung tích từ 50 – 90 lít thì nên sử dụng máy lọc thùng. Lọc thùng thiết kế với kích thước vừa phải, đảm bảo hiệu quả cao, công suất mạnh phù hợp với bể kích thước lớn.
3.4 Các bước thả cá rìu vạch vào bể
Một trong những kỹ năng người nuôi cần đặc biệt chú ý chính là cách thả cá rìu vạch vào bể. Bạn cần thả cá đúng cách để không gây ra những tổn thương cho cá khi về nhà mới. Nuoitrong.com hướng dẫn bạn các bước thả cá như sau:
– Bước 1: Trước khi thả cá rìu vạch xuống bể mới, bạn nên để nước ở trong bể lắng xuống, tối thiểu là 48 tiếng. Để nước nhanh ổn định thì bạn có thể tăng mức độ của máy oxy lên và cho một chút muối hột xuống nước.
– Bước 2: Tắt bớt điện trong nhà, giảm ánh sáng đèn điện ở bể để tránh làm cá rìu vạch bị căng thẳng. Bạn chưa nên thả cá trực tiếp xuống bể ngay mà cần dành 30 phút cho cá làm quen với nhiệt độ nước mới bằng cách thả trôi túi cá trên mặt bể.
– Bước 3: Tiếp tục múc một ít nước từ bể vào túi cá, tỷ lệ 50 nước bể : 50 nước cũ từ túi cá ngâm cá 1 lúc cho cá hoàn toàn thích nghi và không có phản ứng xấu với nước.
– Bước 4: Cuối cùng nhẹ nhàng thả cá từ túi vào bể. Sau khi thả, cần theo dõi kỹ mọi biểu hiện của cá. Chưa cho cá ăn ngay mà phải chờ 2-3 ngày sau mới cho ăn.
3.5 Thức ăn cho cá rìu vạch
Cá rìu vạch chủ yếu ăn các loại sinh vật phù du trong tự nhiên, các loài động vật không xương sống. Chúng cũng có thể ăn được thức ăn khô, thức ăn đông lạnh, rau củ quả… Nếu bạn ít thời gian thì cho cá ăn cám hỗn hợp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thức ăn khô vì không đảm bảo dinh dưỡng cho cá.
Cá rìu vạch là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng thấy. Vì thế bạn cần dọn dẹp hồ cá sạch sẽ thường xuyên, để tránh cho cá ăn phải tạp chất, vi khuẩn có hại.
Mỗi ngày chỉ nên cho cá ăn từ 1 – 2 bữa với số lượng vừa đủ, không cho cá ăn quá nhiều vì có thể gây sình bụng, chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.6 Cách vệ sinh bể cá rìu vạch
Việc vệ sinh bể cá rìu vạch đều đặn là điều vô cùng cần thiết, giúp bể cá sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá. Bạn nên thực hiện dọn bể ít nhất 2 tuần/lân.
Để quá trình vệ sinh bể cá dễ dàng và tiết kiệm thời gian thì bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Tắt hết mọi thiết bị đèn điện, máy móc, bộ lọc nước, máy sủi đi trước khi bắt tay vào vệ sinh bể. Đồng thời nhấc bộ lọc ra ngoài để lau rửa riêng.
Bước 2: Dùng ống hút chuyên dụng để hút bớt nước cũ trong bể ra. Bạn chỉ nên hút đi khoảng 35% nước. Đá sỏi, đồ trang trí, cây giả dưới đáy hồ cũng cần lau rửa sạch sẽ nhằm loại bỏ cặn bám, rong rêu, nhớt bẩn.
Bước 3: Sau khi vệ sinh sạch sẽ thành bể và nội thất xong thì bơm nước sạch đã qua xử lý vào bể cá. Khởi động lại thiết bị rồi kiểm tra lại chất lượng nước xem đã đạt điều kiện chưa.
Bệnh thường gặp và cách chữa trị
Cá rìu vạch có sức đề kháng tốt, khả năng kháng bệnh cao nên không có bệnh di truyền và ít khi mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng. Trong quá trình chăm sóc bạn cần lưu ý để phòng tránh 2 căn bệnh thường gặp dưới đây cho cá:
4.1 Bệnh trùng bánh xe
Bệnh do ký sinh trùng Trichodinella, Tripartiella, Trichodina gây ra. Khi nguồn nước bị ô nhiễm ký sinh trùng này sẽ sinh sôi và ký sinh trên da cá.
Biểu hiện của bệnh: Cá rìu vạch bị trùng bánh xe sẽ có triệu chứng thân cá chuyển sang màu trắng đục, da cá sậm, mang nhợt nhạt, cá ăn kém, lờ đờ, mệt mỏi, không muốn hoạt động.
Cách điều trị bệnh: Trước tiên bạn cần thay nước cho bể cá, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bể. Sau đó dùng dung dịch Sulfat đồng để phun khắp bể theo liều lượng khuyến cáo. Mỗi ngày phun thuốc 2 lần. Đồng thời cho cá dùng Formol 20 – 25m/m3 nước, cho ăn trong 3 ngày liên tục đến khi cá khỏi bệnh.
4.2 Bệnh xù mang cá
Bệnh xù mang cá xảy ra là do môi trường nước trong bể cá bẩn, nguồn thức ăn cho cá không đảm bảo khiến cho cá yếu, không có sức đề kháng, bị vi khuẩn Mycobacteriosi tấn công.
Biểu hiện của bệnh: Cá rìu vạch sẽ bị xù mang lên, xung quanh vùng mang cá bị mưng mủ, bật máu. Nếu bệnh nặng thì quanh mang còn bị lở loét, mưng mủ rất đáng sợ. Cá chán ăn, mệt mỏi, không có sức bơi lội. Nếu không được điều trị kịp thời cá sẽ chết.
Cách điều trị bệnh: Sử dụng thuốc đặc trị RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước để cho cá tắm. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 tuần bệnh mới thuyên giảm.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về giống cá rìu vạch cũng như cách nuôi và chăm sóc loài cá này. Chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn trên thì chắc chắn bạn sẽ sớm được sở hữu một bể cá rìu vạch khỏe mạnh, sống động và bắt mắt. Chúc bạn thành công!