Cá Neon là dòng cá mà hầu hết tín đồ cá cảnh đều không muốn bỏ lỡ. Đặc biệt, giống cá này còn có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một vẻ đẹp riêng nhưng đều hấp dẫn thị giác bởi màu sắc nổi bật và lấp lánh. Nếu bạn chưa biết nhiều về giống cá Neon thì chớ nên bỏ qua những thông tin được nuoitrong.com chia sẻ sau đây để có thêm lựa chọn cho mình nhé!
Giới thiệu về cá Neon
Cá Neon còn được gọi với tên khác là cá huỳnh quang (Neon Tetra). Nguồn gốc loài cá này ở lưu vực sông Orinoco và Negro – Nam Mỹ, cùng họ với cá chim trắng. Điểm đặc biệt của cá Neon là khi gặp ánh sáng thân cá sẽ phát quang và có vệt màu lấp lánh chạy dọc cơ thể.
Trung bình mỗi con cá Neon dài khoảng 3 – 5cm, tùy từng giống mà sẽ có màu sắc khác nhau như: trắng, đỏ, vàng, xanh,… Tập tính của loài cá này là sống theo đàn nên khi bơi sẽ tạo thành các vệt sáng huỳnh quang sặc sỡ vô cùng sống động.
Phân loại cá Neon
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cá Neon khác nhau được bán ra để phục vụ cho nhu cầu của dân chơi cá cảnh. Dưới đây là một số loài cá được nhiều người ưa chuộng nhất:
2.1 Cá Neon thường
Đây là giống Neon nguyên thủy rất dễ tìm kiếm, còn có tên khác là cá Neon xanh. Đặc trưng của nó là thân có sọc xanh nhạt kéo dài từ phía mắt cho đến gần đuôi. Đuôi cá có màu đỏ nối tiếp phần sọc xanh trên thân. Vì thế khi nhìn vào cảm giác cá được ghép lại từ 2 phần khác nhau.
So với các dòng cá Neon khác thì dòng cá này là loài lai tạo, thích nghi với môi trường sống tốt hơn.
2.2 Cá Neon vua
Cá còn biết đến với tên gọi là cá Neon đỏ. Sắc đỏ nổi bật của nó chính là điều nhiều người thích để chọn nuôi theo đàn đông đúc trong bể thủy sinh. Phía trên thân cá là một đường màu đỏ nổi bật từ đầu đến đuôi. Sở hữu nét đẹp chung của loài nên Neon vua cũng có ánh quang ở thân.
Khi gặp ánh sáng, cá sẽ tạo thành đường đỏ lấp lánh mang đến cho bể cá vẻ đẹp lung linh, bắt mắt. Loài cá này hiền lành nhưng rất khỏe khoắn và dễ nuôi nên có thể sống chung với rất nhiều loài cá.
2.3 Cá Neon kim cương
Nguồn gốc cái tên kim cương xuất phát từ các đốm sáng dạ quang ở vây lưng, lưng và mắt cá. Trong số các loài cá Neon thì đây là chủng hiếm, khó mua và khá đắt.
Đặc trưng của cá là màu đỏ ở đuôi nhưng phần mảng xanh ở thân là màu xanh lơ nhạt có ánh gần như thủy tinh. Sự kết hợp màu sắc ấy khiến khi bơi trong nước trông giống như những viên kim cương biết bơi. Đây cũng là nét đẹp sang trọng mà ít loài cá Neon nào có được.
2.4 Cá Neon đen
Dòng cá này được nhân giống ở nước ta. Đường phản quang của cá có màu sọc trắng chạy dài từ mang xuống phía đuôi. Lưng cá có màu đen đậm phía lưng, càng xuống bụng càng nhạt dần.
Cá Neon đen cũng mang đặc tính sống bầy đàn, ôn hòa và dễ sống chung như các loài cá Neon khác.
2.5 Cá Neon vàng
Neon vàng cũng là giống cá được nhân từ Neon thuần chủng nhưng rất hiếm nên luôn được tín đồ cá cảnh săn lùng. Toàn thân cá có màu vàng óng lấp lánh không khác gì các thỏi vàng di động đang bơi trong bể nước.
2.6 Cá Neon ngọc bích
Nếu như hầu hết các loại cá Neon đều có màu chủ đạo là đỏ, xanh hoặc đen thì cá Neon ngọc bích lại sở hữu sắc xanh phản quang rất kỳ ảo. Khi bơi thành đàn trong bể nó sẽ tạo thành bức tranh mãn nhãn khó rời mắt. Đây cũng là điều làm nên giá trị của giống cá này.
2.7 Cá Neon hoàng đế
Trong số các loài cá Neon thì cái tên hoàng đế tạo sự vương giả nhất. Con cá này đặc biệt ở chỗ thân có đường kẻ đen, phần đuôi và vây dài, cong. Bên dưới vây có điểm 1 lớp vàng nổi bật.
Giá của cá Neon hoàng đế cũng đắt hơn nhiều loài cá khác. Khi bơi thành đàn trong bể thủy sinh chúng tạo nên vẻ đẹp quý phái, vương giả.
Cách nuôi cá Neon
Muốn quá trình nuôi cá Neon thuận lợi, cá sinh trưởng khỏe mạnh thì bạn nên tham khảo những thông tin cần thiết có liên quan, cụ thể là các vấn đề như:
3.1 Lựa chọn cá
Dù bạn chọn loại cá Neon nào cho bể thủy sinh của mình thì cũng nên tìm những địa chỉ uy tín để mua vì như vậy bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, cá cũng đảm bảo sức khỏe hơn.
Khi chọn cá trong bể cửa hàng bán cá cảnh, hãy quan sát để chọn mua những chú cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng và không có dấu hiệu đặc biệt nào của mầm bệnh. Lựa chọn được cá khỏe từ ban đầu chính là tiền đề để quá trình nuôi cá sau này của bạn đỡ vất vả, khả năng nhiễm bệnh của cá cũng ít đi.
Không nên mua lẻ cá Neon vì chúng sống theo đàn, tối thiểu nên mua 6 con cá vì ít hơn số này chúng rất dễ bị căng thẳng mà tấn công lẫn nhau. Đàn càng nhiều con thì cá càng cảm thấy an toàn trước môi trường sống mới. Tỷ lệ cá cái và cá đực trong bể nên đảm bảo 1:2. Một đàn có đủ cá đực và cá cái sẽ giúp cho cá Neon lên màu đẹp hơn.
3.2 Chọn bể nuôi cá
Tùy vào số lượng cá nuôi trong bể mà bạn chọn kích thước bể cho phù hợp, dung tích tối thiểu nên được 70l nước. Tuy nhiên, cần lưu ý đặc điểm của loài cá này sống thành đàn nên cần đảm bảo không gian rộng để cá thoải mái bơi lội, điều này vừa giúp cá phát triển tối đa vừa phòng bệnh hiệu quả.
Môi trường nước của cá nên giàu oxy, được khử khuẩn sạch sẽ để cá lên màu đẹp và không bị nhiễm bệnh. Nên duy trì nước trong bể có nhiệt độ khoảng 23 – 28 độ C, độ pH 5 – 7, độ cứng 5 – 20. Việc tạo môi trường có đầy đủ thông số phù hợp sẽ giúp cá sinh trưởng mạnh mẽ.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm đến chất nền trong bể nuôi cá Neon. Do là loài cá sống ở tầng giữa, ít khi sinh hoạt tầng đáy nhưng để đảm bảo độ pH của nước thì chất nền rất quan trọng. Tốt nhất nên tránh sử dụng cát Aragonit vì nó làm tăng pH ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.
3.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Nên chọn bộ lọc phù hợp với thể tích của bể cá để xử lý tốt chất thải của vi sinh vật có trong bể. Hiện thị trường có rất nhiêu loại lọc như:
– Lọc treo: kích thước nhỏ gọn, đặt ngay bên trên thành hồ.
– Lọc vách: có hiệu suất cao, lọc tốt nhưng thiết kế cồng kềnh, chiếm diện tích.
– Lọc ngoài: được dùng nhiều nhất vì hiệu suất lọc cao, đáp ứng cả tiêu chí thẩm mĩ và chi phí.
Tùy theo dung tích bể mà bạn chọn loại lọc tương thích. Ví dụ bể của bạn 70 – 100l nước thì nên chọn bộ lọc cho dung tích đó mỗi giờ. Đảm bảo việc lọc nước được duy trì 24/24 bởi nó có ảnh hưởng khá nhiều đến hệ sinh thái của bể cá.
3.4 Các bước thả cá vào bể
Nhiều người không để tâm đến bước này mà không biết rằng nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự sống của cá. Nếu quy trình thả cá vào bể không có sự làm quen với nhiệt độ, với độ pH của nước thì cá rất dễ bị sốc, khiến cho sau khi vào bể chẳng được bao lâu có thể bị chết hàng loạt.
Nếu bạn không muốn điều đó xảy ra thì hãy thả cá theo các bước:
– Bước 1: điều chỉnh giảm ánh sáng của đèn trong bể hoặc tắt hẳn đèn đi cũng được. Cá mới mua về nếu gặp ánh sáng này có thể bị căng thẳng nên khi vào bể sẽ bỏ ăn, bơi chậm, thích nghi kém, dễ nhiễm bệnh.
– Bước 2: thả nguyên túi đựng cá mà bạn vừa mua vào trong bể, cứ để như vậy khoảng 20 phút. Thao tác này sẽ giúp cá làm quen với nhiệt độ nước của bể cá mà sắp tới chúng sẽ sinh sống.
– Bước 3: dùng ca sạch múc nước trong bể với một lượng tương đương lượng nước trong túi đựng cá mua ở cửa hàng và mở túi ra, đổ nước vào sau đó buộc kín lại và tiếp tục thả nổi trên bể 20 phút. Đây là thao tác giúp cá làm quen với độ pH của môi trường nước trong bể.
– Bước 4: mở túi ra, dùng vợt nhẹ nhàng múc cá vào bể hoặc cứ để vậy cho cá tự bơi vào.
3.5 Thức ăn cho cá
Hầu hết các loài cá Neon đều ăn tạp nên bạn cho ăn thức ăn động vật hay thực vật đều được. Tuy nhiên, khi được ăn các loại trùng chỉ, giáp xác, mùn bã thực vật, thức ăn viên nén cỡ nhỏ, côn trùng,… thì cá sẽ thấy khoái khẩu hơn.
Do khả năng bơi lội của cá tốt nên cần nạp nhiều năng lượng. Nếu có thời gian bạn nên cho cá ăn 3 bữa/ngày nhưng chia nhỏ lượng ăn để cá không bị bội thực vì ăn một lần quá nhiều.
Lượng thức ăn cho mỗi lần ăn của cá rất quan trọng, nếu cho ăn quá nhiều cá sẽ kho tiêu vì no quá và dễ dư thừa thức ăn sinh ra tình trạng phân hủy làm bẩn môi trường nước. Vì thế chỉ nên cho ăn đảm bảo cá ăn hết trong 2 – 3 phút là được.
3.6 Vệ sinh bể cá
Định kỳ hàng tuần nên vệ sinh bể cá, thay nước trong bể. Khi thay nước mới cần chú ý để hết sạch khí Clo thì mới cho vào bể. Lượng nước thay trong mỗi lần chỉ nên bỏ bớt 1/3 nước có trong bể để cá kịp thích nghi, nếu thay toàn bộ nước cá sẽ sốc và thậm chí còn bị chết.
Các vật dụng trang trí trong bể cá cũng cần được vệ sinh sạch sẽ vì đây là môi trường ẩn náu của các loại mầm bệnh, thức ăn phân hủy, chất cặn bã do cá thải ra,… Nếu không được làm sạch thì mầm bệnh sẽ tấn công và khiến cho những chú cá của bạn bị nhiễm bệnh.
Bộc lọc bể cá cũng là nơi phát sinh mầm bệnh nên khi vệ sinh bể bạn cần tháo các bộ phận của nó ra để vệ sinh từng cái một. Tuyệt đối không được dùng bất cứ loại hóa chất nào trong quá trình vệ sinh bể vì đây cũng là yếu tố làm thay đổi môi trường nước, khiến cá dễ bị yếu và mắc bệnh.
Các bệnh thường gặp ở cá neon và cách chữa trị
Trong quá trình nuôi cá Neon bạn nên chú ý đến một số căn bệnh nguy hiểm sau đây:
4.1 Bệnh nấm
Đây là bệnh phát sinh chủ yếu từ chất lượng của môi trường nước. Nếu sống trong môi trường nước không đảm bảo vệ sinh thì vi nấm sẽ xuất hiện và bám vào thân sau đó nhanh chóng lây lan ra khắp các bộ phận của cá, làm cá bị chết nhanh chóng. Mặt khác, cá Neon bị stress trong thời gian dài cũng có thể bị nấm.
Để trị bệnh nấm cho cá Neon bạn có thể dùng muối hột hoặc các loại thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, thời gian chữa trị bệnh cho cá cũng cần thay nước hàng ngày, bật sưởi cho môi trường nước luôn duy trì 30 độ C để vi nấm bị tiêu diệt.
4.2 Bệnh Neon Tetra
Căn bệnh này rất nguy hiểm vì nó làm chết cá và chưa có thuốc điều trị. Các bị bệnh cũng dễ dàng lây bệnh cho các loài cá khác trong bể. Dấu hiệu cho thấy cá mắc bệnh Neon Tetra là bơi kém hoặc không bơi cùng đàn, mất màu, cong xương sống, có u ở trên thân,…
Khi cá mắc bệnh cần nhanh chóng cách ly khỏi bể và chấp nhận phương án xấu nhất. Việc bạn cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ môi trường nước mỗi ngày để phòng bệnh cho những con còn lại.
Cá Neon giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?
Lần đầu đến với cá Neon bạn sẽ khó tránh khỏi băn khoăn về mức giá và địa chỉ mua loài cá này. Bạn có thể tham khảo một số thông tin sau để sự khởi đầu trở nên dễ dàng hơn:
5.1 Cá Neon giá bao nhiêu?
Đại đa số các loài cá Neon có mức giá khá thấp nên bất cứ người chơi nào cũng có thể sở hữu chúng để thỏa mãn đam mê của mình. Tùy từng cửa hàng, size và giống cá mà mức giá bán ra sẽ không giống nhau.
Trung bình mỗi cặp cá Neon có giá khoảng 12.000 – 30.000 đồng. Một số giống cá hiếm thì mức giá sẽ đắt hơn vì tính độc đáo của nó và cũng vì nó thường xuyên cháy hàng.
5.2 Mua cá Neon ở đâu uy tín?
Hiện nay có một số cửa hàng bán cá Neon được khách hàng review tốt như:
– Tại Hà Nội:
+ Cá cảnh Tuấn Phong: 107 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm – 0946669698.
+ Cá cảnh Thái Hòa: 545 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – 0978918008.
+ Mây Aqua: 337 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân – 0961774494.
– Tại Tp. Hồ Chí Minh:
+ Thủy Sinh Aqua: TA 20, P. Thới An, Q. 12 – 078863.7211.
+ Sài Gòn WorldFish: 710 Trường Chinh, P. 15, Q. Tân Bình – 0935498284.
+ Thủy sinh Trung Tín: 789 Trường Chinh, P. 5, Q. Tân Bình – 0909816646.
Mọi thông tin trên đây hy vọng đủ để bạn bồi đắp cho niềm đam mê với loài cá có vẻ đẹp đặc biệt này. Chính sự đam mê ấy và kiến thức được trang bị sẵn sẽ nhanh chóng giúp bạn thành công và có được một bể cá Neon mang chất riêng cuốn hút.