Cá hải tượng là loài cá đắt đỏ và cực kỳ quý hiếm, được nhiều đại gia yêu thích và săn lùng. Loài cá này có kích thước khổng lồ cùng vẻ đẹp hoàn mỹ khiến người nhìn không thể rời mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc cá hải tượng đúng kỹ thuật đặc biệt là cho cá hải tượng ăn gì để chúng luôn khỏe mạnh, lên màu đẹp, có tuổi thọ cao. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây Nuoitrong.com sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc này. Mời bạn cùng tham khảo!
Thức ăn cho cá hải tượng tốt nhất
Mặc dù là loài cá quý tộc, nhưng cá hải tượng lại không hề kén ăn. Chúng có thể ăn được tất cả những loại thức ăn thông thường của cá cảnh. Tuy nhiên vì có thể trọng lớn nên lượng thức ăn chúng ăn khá nhiều, vì vậy bạn cũng cần xác định nuôi cá hải tượng tốn kém hơn những loài cá cảnh khác. Những nhóm thực phẩm bạn nên cho cá hải tượng ăn đó là:
1.1 Thức ăn khô
Thức ăn khô được xem là phương án tiện lợi nhất dành cho những người nuôi cá cảnh. Trong thức ăn khô thường có thành phần tổng hợp từ nhiều loại bột động vật nghiền nhỏ như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột xương, bột rau… Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ canxi cho cá thì thức ăn khô còn cung cấp thêm rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển của cá hải tượng như vitamin B1, vitamin A, B12, kẽm, sắt, xơ…. Đây chính là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng mà bạn nên cho cá hải tượng sử dụng.
Tuy nhiên, thức ăn khô cũng có nhược điểm là có chứa chất bảo quản để bảo vệ thức ăn trong thời gian dài tránh làm hỏng thức ăn. Mặc dù vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi vì hàm lượng của các chất bảo quản tron thức ăn đều ở mức cho phép nên chắc chắn sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cá hải tượng.
Khi mua thức ăn khô, bạn cần lưu ý mua những sản phẩm chất lượng, có hạn sử dụng dài, mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo nguồn gốc an toàn. Chỉ cho cá ăn trong vòng 1 tháng tính từ ngày mở bao bì để giữ được đầy đủ dinh dưỡng trong thức ăn và không bị ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng thức ăn.
1.2 Các loại cá con
Thông thường trong tự nhiên, thức ăn của các loài cá lớn sẽ là cá nhỏ sống chung trong cùng môi trường nước. Với một giống cá nước ngọt khổng lồ như hải tượng thì các loại cá con chính là món ăn khoái khẩu của chúng. Đây cũng chính là nguồn thức ăn chủ yếu nhất của cá hải tượng trong môi trường tự nhiên.
Bạn có thể mua cá mồi, cá con ở các tiệm cá cảnh như cá cá chép mồi, cá trâm, cá rô phi con, cá sặc con… để làm thức ăn cho cá hải tượng mỗi ngày. Nguồn thức ăn này cung cấp lượng protein cho cá hải tượng tốt hơn bất cứ loại thức ăn cho cá nào. Hơn nữa, việc nuôi cá mồi trong bể cùng cá hải tượng còn giúp chúng được tự do săn mồi, thỏa sức vùng vẫy mỗi ngày như ở trong môi trường tự nhiên.
Giá của cá mồi cũng rất rẻ, lại dễ tìm, dễ mua vì thế đây là nguồn thức ăn bạn không nên bỏ qua khi chăm sóc cá hải tượng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý chọn nguồn mua đảm bảo chất lượng để không mua phải cá bệnh. Cũng không nên cho cá mồi đã chết xuống bể nước cho cá hải tượng ăn sẽ gây thối nước và mắc bệnh cho cá hải tượng.
1.3 Động vật giáp xác
Động vật giáp xác là các loại côn trùng, bọ, cua ốc, tôm tép nhỏ…. Đây cũng là loại thức ăn ưa thích của cá hải tượng. Các loài giáp xác có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp một lượng protein lớn cho cá hải tượng, giúp cá phát triển tăng tốc về kích thước. Đồng thời, thức ăn này cũng chứa nhiều vitamin để cá tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Nhược điểm của nguồn thức ăn này là có giá hơi cao. Vì thế bạn nên mua những loài giáp xác nhỏ để tiết kiệm chi phí. Khi cho cá ăn xong cần hút hết thức ăn thừa đi vì loại thức ăn này dễ gây thối nước, làm ô nhiễm nguồn nước và sinh bệnh cho cá hải tượng.
1.4 Các loại thịt động vật
Cá hải tượng ăn tạp nên các loại thịt động vật cũng là nhóm thức ăn không thể thiếu. Mỗi ngày bạn có thể cho cá ăn đan xen thêm một bữa từ thức ăn thịt động vật như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, tim bò xay nhuyễn hoặc xé nhỏ rồi rắc xuống bể.
Với nguồn thức ăn này thì khi cho cá ăn bạn cần lưu ý đưa liều lượng vừa đủ xuống bể cá, tránh để thức ăn dư thừa nhiều vì thức ăn này bị ngâm nước sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn nước, làm các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở, tấn công và mang bệnh cho cá.
Đồng thời, bạn phải chọn những nguồn thức ăn tươi ngon, không được ôi thiu, hư hỏng. Có thể xay nhiều trong cùng một lượt, sau đó bỏ vào tủ lạnh trữ đông để cho cá hải tượng ăn dần. Mỗi lần chỉ lấy ra một lượng vừa đủ cho cá ăn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.
1.5. Thức ăn từ thực vật
Ưu điểm của loại thức ăn này là rẻ và nguyên liệu dễ tìm, có sẵn trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Bạn có thể sử dụng các loại rau ăn lá như rau bina, rau cải, rau muống hay đậu hà lan, hoa quả, bèo tấm, rong biển…. cho cá ăn.
Thức ăn từ thực vật cung cấp cho cá lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào. Đặc biệt lại an toàn với cá, không gây khó tiêu, chướng bụng như các loại thức ăn khác.
Nhược điểm của nguồn thức ăn này là chúng chỉ cung cấp chất xơ cho cá hải tượng, lượng đạm trong thức ăn thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cá mỗi bữa. Chính vì thế, bạn cần phải cho cá hải tượng ăn thêm các loại thức ăn khác để bổ sung thêm dưỡng chất.
1.6 Trứng nước
Trứng nước hay còn có tên gọi khác là moina, bobo có kích thước cơ thể rất nhỏ bé. Trong trứng nước chứa một số loại enzym tiêu hóa vô cùng tốt mà cơ thể của cá hải tượng không có khả năng tự tổng hợp được như chất peptidases, chất amylases và nhiều loại axit amin khác.
Trứng nước là nguồn thức ăn thiết yếu và quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cá hải tượng. Loại thức ăn này cũng rất dễ tìm, bạn có thể mua ở các cửa hàng cá cảnh hay tự vớt ở ngoài tự nhiên từ các sông ngòi, ao tù, vũng nước đọng….
Nguồn thức ăn này có một nhược điểm đó là rất lâu phân hủy nên nếu thức ăn bị tồn đọng lâu trong bể cá sẽ dễ làm ô nhiễm nguồn nước nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng nước và gây bệnh cho cá hải tượng. Do đó bạn cần cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp và vớt hết thức ăn thừa sau khi cá ăn xong.
1.7 Thức ăn từ tinh bột
Tinh bột sẽ cung cấp thêm năng lượng cho cá hải tượng hoạt động cho một ngày dài mà không bị đói, mệt. Để bổ sung tinh bột bạn có thể cho cá ăn gạo rang, cơm, cháo, bánh mì, ngũ cốc,… Đây là những thứ mà cá hải tượng rất thích ăn, khi ăn chúng rất nhanh no nhưng sau đó cũng rất nhanh đói.
Nhược điểm của thức ăn từ tinh bột là cá ăn vào sẽ nhanh no và không ăn thêm được thức ăn gì khác. Vì thế bạn cần lưu ý đến liều lượng cho cá ăn, không cho cá ăn quá nhiều sẽ khiến cá sình bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu lượng thức ăn thừa quá nhiều không được xử lý cũng sẽ đọng dưới đáy bể cá gây ô nhiễm nguồn nước như các loại thức ăn trên.
1.8 Thức ăn dạng viên
Thức ăn viên dạng mảnh hoặc hạt chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho cá hải tượng phát triển tốt, sống khỏe, khả năng kháng bệnh cao. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng giá thành của thức ăn viên lại khá rẻ và dễ mua hơn nhiều so với thức ăn tươi.
Tuy nhiên, loại thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn vào khó tiêu nên bạn không nên cho cá ăn thường xuyên và ăn quá nhiều. Nên cho cá ăn xen kẽ cùng những loại thức ăn mà chúng tôi vừa nhắc đến ở trên để bổ sung dinh dưỡng đồng đều nhất cho cá.
Cách cho cá hải tượng ăn
Cá hải tượng thường tiêu thụ 1 lượng thức ăn lớn trong một ngày vì thế bạn cũng cần theo dõi sát sao, chú ý đến từng giai đoạn phát triển của cá để cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn cho cá. Thông thường một chú cá trưởng thành có chiều dài từ 1,5 mét trở lên sẽ ăn hết khoảng 5kg thức ăn mỗi ngày, bạn nên cân nhắc về điều kiện kinh tế trước khi quyết định nuôi loài cá này nhé.
2.1 Liều lượng thức ăn
Đối với cá hải tượng con, mỗi ngày nên cho cá ăn 4 – 5 bữa vì cá còn nhỏ nên rất háu ăn. Bạn cần đảm bảo khoảng cách cố định giữa các lần ăn đều nhau. Lượng ăn thời điểm này nên nhiều hơn so với cá trưởng thành để cung cấp cho cá nhiều dinh dưỡng giúp cá phát triển tăng tốc, lớn nhanh hơn. Nếu trong giai đoạn vàng này bạn không cho cá ăn đầy đủ sẽ khiến cá chậm phát triển, bị giới hạn về kích thước và lên màu không đẹp.
Tới giai đoạn cá hải tượng trưởng thành thì mỗi ngày nên cho cá ăn 2 bữa với lượng vừa phải để cá ăn hết trong 5-10 phút. Không nên cho cá ăn quá no vừa gây khó tiêu lại làm dư thừa thức ăn đọng dưới đáy bể khiến cho môi trường nước ô nhiễm, cá dễ bị bệnh. Mặt khác cũng không nên cho cá hải tượng ăn quá ít sẽ khiến cá bị đói, phát triển kém, hoạt động chậm.
Bạn có thể theo dõi biểu hiện của cá trong quá trình ăn. Mỗi lần chỉ cho một lượng thức ăn nhỏ xuống đáy bể, cá ăn hết lại cho thức ăn xuống tiếp.Tới khi thấy cá không muốn ăn nữa, chỉ ngậm thức ăn trong miệng rồi nhà ra thì bạn dừng việc cho cá ăn lại vì lúc này chúng đã no.
2.2 Thời gian cho cá ăn
Dù bạn cho cá hải tượng ăn loại thức ăn mà chúng yêu thích nào thì cũng nên tập cho cá ăn vào những khung giờ cố định để tạo thói quen ăn uống khoa học, đúng giờ cho cá giúp cá ăn năng suất hơn, tập trung ăn uống hơn, rút ngắn thời gian bạn phải canh cho cá ăn.
Cá hải tượng cần ăn 2-3 bữa mỗi ngày vào sáng, trưa, tối. Khi cá đã quen với giờ ăn thì bạn cần tránh không được bỏ đói cá ở những khung giờ này nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chúng. Bên cạnh đó cũng không được cho cá ăn thức ăn bị ôi thiu, hết hạn sử dụng, sẽ khiến hệ tiêu hóa của cá bị tổn thương.
Cá hải tượng là một loài cá cảnh quý hiếm nhưng khá dễ nuôi. Mặc dù vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về đặc điểm, thói quen của cá cũng như cách chăm sóc cá sao cho hợp lý nhất để cá luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, có ngoại hình đẹp hoàn hảo. Hy vọng với những chia sẻ ở trên của Nuoitrong.com đã giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết về loài cá này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở các chuyên mục tiếp theo.