Cá Betta bị túm đuôi là căn bệnh phổ biến ở cá Betta khiến nhiều chủ nhân lo lắng, hoang mang và đau đầu vì không biết phải xử lý thế nào. Trong bài viết dưới đây, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết nhất về căn bệnh Betta để tìm các nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị bệnh hiệu quả nhất. Mời bạn cùng tham khảo!
Cá Betta bị túm đuôi là bệnh gì?
Cá Betta là giống cá cảnh có nguồn gốc từ Thái Lan được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn nuôi làm cảnh trong nhà. Giống cá này sở hữu bộ vây to dài, vô cùng sặc sỡ. Đây chính là điểm đặc trưng nhất của cá Betta khiến chúng ngày càng nổi tiếng và được săn đón.
Trong quá trình chăm sóc, nếu người nuôi không am hiểu và có kỹ thuật nuôi cá Betta bài bản thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cá Betta bị túm đuôi. Vậy, cá Betta bị túm đuôi là bệnh gì?
Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở cá Betta, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi quan sát cá. Các dấu hiệu của bệnh thường tập trung ở vây đuôi của cá Betta. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cá, khiến cá Betta dễ bị chết.
Dấu hiệu nhận biết cá Betta bị túm đuôi
Tình trạng cá Betta bị túm đuôi có thể quan sát bằng mắt thường qua các dấu hiệu dưới đây. Các bạn cần lưu ý để không bỏ qua triệu chứng nào của bệnh nhé!
– Đường bơi của cá Betta không thẳng. Cá Betta bơi không đều, dáng bơi uốn éo, ngoằn ngoèo, cá bơi không có định hướng rõ ràng. Tốc độ bơi của cá không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, hay đâm đầu hoặc cọ thân vào thành bể.
– Đuôi cá Betta không còn xòe to như bình thường. Mà thay vào đó đuối cá Betta sẽ bắt đầu bị túm lại. Ở phần rìa của đuôi cá có nhiều vết xước, thương tổn.
Nguyên nhân khiến cá Betta bị túm đuôi
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cá Betta bị túm đuôi, trong đó phải kể đến những nguyên nhân cơ bản dưới đây:
3.1 Cá Betta mới mua đã bị bệnh sẵn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến những chú cá Betta của bạn bị túm đuôi. Khi các bạn mua cá ở một cửa hàng nhỏ lẻ, không tuy tín về thì cá đã mang bệnh sẵn trong người mà bạn không hề biết.
Những địa chỉ bán cá cảnh nhỏ lẻ này thường nhập cá cảnh số lượng lớn, sau đó thả chung vào một bể có sục khí mạnh. Chế độ chăm sóc cho đàn cá không được đảm bảo, cá ăn uống không đủ chất khiến cho cá có suwcskhoer khoomg tốt, màu sắc xấu và có mầm bệnh trong người..
3.2 Độ pH của nước trong bể không đạt
Nhiệt độ nước phù hợp với cá Betta là trong khoảng từ 26 đến 29 độ. Nếu độ pH của nước trong bể nuôi cá Betta quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm cho chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó khiến cho cá Betta bị túm đuôi và mắc nhiều căn bệnh khác, nguy hiểm đến tính mạng.
3.3 Các con cá Betta đấu đá nhau
Một nguyên nhân nữa có thể khiến cho cá Betta bị túm đuôi đó chính là do các con cá Betta sống chung trong bể đánh nhau, đấu đa hau.
Cá Betta có bản tính hung hăng, hiếu chiến, chúng có tính chiếm lãnh thổ cao. Nếu bạn nuôi nhiều cá Betta trong cùng một bể nhất là những con cá đực với nhau thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
Việc các con cá Betta đánh nhau sẽ làm tổn thương cơ thể của nhau, khiến tình trạng cá Betta bị túm đuôi xảy ra ở cá.
3.4 Nước trong bể cá không đạt chất lượng
Nếu người nuôi không chú ý thay nước cho bể cá Betta định kỳ thường xuyên thì sẽ khiến cá Betta bị nhiễm một số loại vi khuẩn, nấm cá…. Đây chính là tác nhân là bệnh túm đuôi ở cá Betta hình thành và lan rộng.
3.5 Mật độ cá Betta nuôi trong bể quá dày
Việc bạn nuôi quá nhiều cá Betta trong bể cũng là nguyên nhân làm cho loài cá này bị túm đuôi và mắc thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Việc nuôi quá nhiều cá trong hồ sẽ khiến cá Betta thiếu oxy, làm tăng lượng chất thải, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển trong nước… Nếu không xử lý kịp thời thì cá Betta sẽ bị căng thẳng, nhiễm bệnh. Chính vì thế các bạn cần điều chỉnh mật độ cá trong hồ sao cho phù hợp, để cá Betta có đủ không gian bơi lội, sinh sống thoải mái nhất.
3.6 Cường độ ánh sáng không phù hợp
Mức độ ánh sáng trong hồ cá Betta được khuyến cáo là nên để ở mức trung bình, khôn quá mạnh cũng không quá yếu. Thời gian chiếu sáng cũng cần hợp lý, nên bật đèn cho cá trong khoảng từ 14-18 giờ mỗi ngày.
Việc này sẽ giúp cá thư giãn, tạo thói quen ăn uống và nghỉ ngơi khoa học cho cá Betta. Nếu bạn sử dụng những loại đèn chiếu sáng quá lớn sẽ khiến cho cá Betta bị căng thẳng và tự ngoạm vào đuôi mình. Từ đó, cá Betta sẽ bị bệnh túm đuôi.
Các cách chữa trị bệnh cá Betta bị túm đuôi
Để điều trị bệnh cá Betta bị túm đuôi hiệu quả thì các bạn hãy áp dụng theo các phương pháp mà Nuoitrong.com chia sẻ dưới đây:
Xử lý nguồn nước trong bể cá Betta cẩn thận và định kỳ. Cần thay nước, vệ sinh bể cá Betta sạch sẽ ít nhất 2 tuần/lần để đảm bảo môi trường nước an toàn cho cá. Đồng thời bạn cần cân bằng độ pH của nước phù hợp, trong khoảng từ 6,5 ~ 7,2 độ để cá Betta nhanh khỏi bệnh.
Với trường hợp cá Betta đá nhau làm bị bệnh thì bạn nên tách riêng các con cá Betta ra. Mỗi bể chỉ nên nuôi một con cá riêng lẻ, để chúng không còn cơ hội đánh nhau, gây thương tích cho nhau.
Nên tính toán mật độ nuôi cá Betta sao cho hợp lý, không nên để mật độ cá quá dày sẽ khiến cá ngột ngạt, thiếu oxy, khó thở, dễ mắc bệnh. Chủ nhân có thể tính số lượng cá Betta thích hợp dựa trên thể tích bể nuôi cá bằng công thức (L x W x H) : 2. Nếu nuôi nhiều cá trong bể thì nên sử dụng bể có kích thước lớn.
Cho cá Betta ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn từ thức ăn tươi, thức ăn khô, thức ăn đông lạnh… Đặc biệt chú trọng nhất là thức ăn tươi để cung cấp dưỡng chất cho cá khỏe mạnh, phát triển tốt.
Cách phòng tránh bệnh cá Betta bị túm đuôi
Để có thể phòng tránh được bệnh cá Betta bị túm đuôi thì các bạn cần thường xuyên thay nước cho bể cá. Mỗi lần thay chỉ nên rút 2/3 nước trong bể để cá không bị sốc.
Bên cạnh đó thì cần phải quan sát cá Betta thường xuyên. Nếu thấy cá Betta có các dấu hiệu bất thường nào về đuôi, vây hay các bộ phận trên cơ thể cá thì cần phải cách ly cá ngay và tiến hành điều trị để tránh lây lan ra cả đàn cá trong bể.
Trên đây là các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ về cá Betta bị túm đuôi bao gồm dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh, cách chữa trị và phòng tránh bệnh cho cá. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm mua và chăm sóc giống cá này. Chúc bạn thành công!