Cá Ba Đuôi là một trong số những loài cá cảnh được nhiều người chọn nuôi nhất hiện nay. Cũng giống như nhiều loài cá cảnh khác, cá Ba Đuôi cũng có thể mắc nhiều bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Ở bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ liệt kê các loại bệnh cá Ba Đuôi thường mắc và các điều trị hiệu quả. Mời bạn đọc theo dõi.
Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng ở cá Ba Đuôi là một trong những bệnh phổ biến và khá dai dẳng. Nó có thể xuất hiện ở trên cơ thể, mang, vây của cá. Những nốt trắng xuất hiện với đường kính khoảng 1mm, nhìn thoạt qua rất giống với các hạt muối trắng. Căn bệnh này không chỉ gặp ở cá Ba Đuôi mà ở hầu hết các loài cá cảnh nhiệt đới.
1.1 Biểu hiện
Những triệu chứng cơ bản của căn bệnh này bao gồm:
– Những đốm trắng xuất hiện ở hầu hết trên các bộ phận của cá
– Cơ thể cá khó chịu nên thường xuyên cọ mình vào đồ trang trí hoặc đá sỏi
– Cá sẽ chạy xung quanh trong bể cá, bơi gần mặt nước, gần bộ lọc hay các thiết bị sục khí.
1.2 Nguyên nhân
Đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra, có thể lây lan rất nhanh nếu không chữa trị kịp thời. Những ký sinh trùng này sau khi phát triển mạnh sẽ bám vào cơ thể của cá và gây nên những tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh dễ dàng lây lan qua tiếp xúc, nguồn nước hoặc các thiết bị trong bể cá thủy sinh. Nếu để mầm bệnh tồn tại trong bể cá thủy sinh lâu, cá không được chữa trị kịp thời thì khả năng chết là 100%.
1.3 Cách điều trị bệnh đốm trắng
Để chữa bệnh đốm trắng cho cá Ba Đuôi sẽ có nhiều phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là phải phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp để tiêu diệt và hạn chế sự lây lan của loại bệnh này.
– Bạn sử dụng muối để khử khuẩn cho cá bị bệnh
– Tăng nhiệt độ hồ nước lên 29 – 31 độ C. Vì ở mức độ này sẽ giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng của bệnh đốm trắng.
– Sử dụng Bio Knock 2. Đây là loại thuốc của Thái Lan, được nhiều người ưa chuộng vì có giá thành rẻ mà hiệu quả cũng cao. Tuy nhiên có một hạn chế là thuốc Bio Knock 2 có thể gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh trong bể. Vì thế khi dùng bạn không cho trực tiếp vào trong bể nuôi mà chỉ cho vào bể dùng để cách ly cá.
– Sử dụng thuốc Biozym White Spot. Loại thuốc này chuyên điều trị bệnh đốm trắng ở cá. Một số chức năng chính mang lại như giúp tiêu diệt đốm trắng đang tồn tại và phát triển trong bể. Giúp cá Ba Đuôi giảm căng thẳng, tổn thương do đốm trắng.
Bệnh mục đuôi, thối đuôi
Bệnh mục đuôi, thối đuôi thường xảy ra ở cá Ba Đuôi trong giai đoạn nhỏ và có tỷ lệ chết cao sau vài ngày nhiễm bệnh. Bệnh có thể diễn ra thường xuyên trong năm nhưng mạnh nhất vẫn là vào mùa nắng nóng.
2.1 Biểu hiện
– Cá bơi lờ đờ, không định hướng, tiết ra nhiều nhớt, xuất hiện các đốm trắng
– Cá ăn ít, dần dần bỏ ăn
– Các hoạt động diễn ra chậm chạp, cơ thể căng cứng, lâu dần sẽ không muốn bơi, trôi nổi nên mặt nước
– Cơ thể cá mất chất nhớt, khi sờ tay vào có cảm giác khô nhám tay
– Xuất hiện hoại tử trên da, vây lưng, lan dần từ vây lưng đến cuối đuôi.
– Ở vây đuôi sẽ xuất hiện các đốm xuất huyết, bị rách và bị gãy. Trong một số trường hợp nặng cá còn bị lở loét, mòn cụt đuôi, ăn sâu vào trong thịt.
2.2 Nguyên nhân
– Là do cá bị stress quá lớn dẫn đến quẫy mình.
– Mật độ nuôi cá trong hồ quá lớn
– Bên trong bể có các tiểu cảnh sắc nhọn khiến cho cá bị va đập
– Nguồn nước trong hồ bị bẩn khiến cho cá bị ký sinh trùng tấn công
2.3 Cách điều trị
– Bạn sẽ sử dụng Oxytetracycline để ngâm cá với liều lượng là 20 – 25g thuốc/một m3 nước bể.
– Cứ mỗi 24 giờ lượng nước cũ cần được hút ra phân nửa và sau đó thay lượng thuốc mới vào. Thời gian điều trị liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.
– Trong suốt quá trình chữa bệnh bạn nên bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
– Bạn có thể sử dụng thêm hóa chất xử lý môi trường nuôi định kỳ như (BKC, bronopol, formol…) giúp cho việc phòng và trị bệnh có hiệu quả.
Bệnh bạch vân
Bệnh bạch vân thường xuất hiện ở cá Ba Đuôi vào thời điểm mùa mưa hoặc mùa xuân đến. Lúc này nhiệt độ nước thường có sự thay đổi nên cá dễ nhiễm bệnh.
3.1 Biểu hiện
– Trên cơ thể của cá Ba Đuôi sẽ xuất hiện các đốm hình dạng giống đám mây màu trắng
– Bị nhiễm bệnh cá sẽ mệt mỏi, chán ăn và dễ bỏ bữa
– Cá bơi lội kém, thường có dấu hiệu thả trôi theo dòng nước
3.2 Nguyên nhân gây bệnh
– Là trong bể xuất hiện trùng lông Kostia hoặc trùng roi Chilodonella piscicola ký sinh
3.3 Cách điều trị
Để điều trị bệnh bạch vân cho cá bạn sẽ cách ly cá bị bệnh ra một bể chứa riêng. Hằng ngày bạn sẽ tắm muối cho cá để khử trùng trong thời gian khoảng 30 phút. Lặp lại như vậy trong khoảng 3 ngày liên tục. Trong trường hợp cá bị nặng không khỏi bắt buộc bạn phải sử dụng đến thuốc kháng sinh có bán tại các nhà thuốc cá cảnh.
Bệnh thủy nấm
Bệnh thủy nấm cũng là căn bệnh mà cá Ba Đuôi gặp phải khá nhiều. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì cá sẽ bị chết.
4.1 Biểu hiện
– Khi nhiễm bệnh trên cơ thể cá sẽ xuất hiện nhiều sợi trắng như nấm mốc bám vào
– Vùng nhiễm bệnh khi bị nặng sẽ gây nên tình trạng lở loét, thối rữa.
4.2 Nguyên nhân gây bệnh
– Do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm nặng
– Đàn cá bị stress do mật độ nuôi quá đông hay thiếu oxy trong bể
– Virus và vi khuẩn trong bể sinh sôi phát triển, khi sức đề kháng của cá kém chúng sẽ tấn công gây bệnh.
4.3 Cách điều trị
Ngay sau khi phát hiện ra bệnh bạn sẽ cách ly cá bị bệnh ra một bể riêng. Dùng methylen để vệ sinh bể, lọc nước bể cũ để không gây hại cho hệ sinh vật cũ. Đối với cá bị bệnh bạn dùng muối pha loãng với nồng độ là 1 – 3 gam muối/lít nước. Điều trị liên tục trong khoảng 3 ngày. Nếu bệnh tiến triển tốt thì dần dần cá sẽ khỏi. Còn nếu bệnh chuyển biến nặng bạn bắt buộc phải sử dụng đặc trị để chữa cho cá.
Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt là bệnh tương đối phổ biến với triệu chứng mắt cá bị sưng và lồi dần ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của cá, lâu dần cá sẽ bị tổn thương đến chết.
5.1 Dấu hiệu bệnh
– Khi bơi lội cá Ba Đuôi có dấu hiệu mất phương hướng
– Mắt bị tổn thương như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt
– Xung quanh vùng mắt xuất hiện các tổn thương, lở loét
– Cá mệt mỏi, chán ăn
5.2 Nguyên nhân
– Bệnh lồi mắt trên cá Ba Đuôi là do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển rất mạnh ở nhiệt độ nước từ 20 – 30 độ C.
– Do môi trường sống của cá không đảm bảo, hệ thống lọc nước hoạt động động không tốt.
– Bạn mua phải đàn cá Ba Đuôi tại cơ sở kém uy tín.
5.3 Cách điều trị
– Khi cá có dấu hiệu bị nhiễm bệnh bạn cần phải cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá.
– Tiến hành chuẩn bị bể ngâm cá để chữa bệnh. Bạn chỉ cần một bể nhỏ khoảng 15 – 20L là được. Cho vào trong bể 10 giọt xanh methylen, 1 viên tetra và căm sủi. Bạn sẽ điều trị đến khi mắt cá hết bị sưng thì sẽ dừng lại.
Bệnh rối loạn bong bóng
Nếu chú cá vàng của bạn nghiêng sang một bên hoặc ngửa bụng khi bơi thì có lẽ cá đã mắc bệnh rối loạn bong bóng.
6.1 Dấu hiệu
– Cá sẽ có các biểu hiện như vây khép, run rẩy, chán ăn
– Cá luôn nổi lên mặt nước, bụng ngửa lên. Hoặc cũng có những con chìm luôn xuống đáy bể.
– Đầu cá chúi xuống thấp hơn đuôi khi bơi
– Bụng cá có dấu hiệu bị căng phồng
6.2 Nguyên nhân gây bệnh
– Do cá hít quá nhiều không khí vào bụng lúc ăn khiến cho dạ dày của cá trương phình
– Cá ăn thức ăn kém chất lượng hoặc chứa nhiều không khí nên đã gây nên tình trạng táo bón.
– Cho cá ăn nhiều chất béo tích tụ trong gan và gây phì đại gan
– Nguyên nhân cũng có thể là do sự biến dạng của các cơ quan nội tạng.
6.3 Cách điều trị
– Để điều trị căn bệnh này cho cá bạn cần phải tăng nhiệt độ nước trong bể. Nếu cứ để nước lạnh sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn tới tình trạng cá bị táo bón. Mức nhiệt độ nên duy trì là từ 21 – 26.5 độ C.
– Cho cá nhịn ăn trong 03 ngày. Bởi lẽ nguyên nhân chính gây nên bệnh bong bóng ở cá là do vấn đề ăn uống. Một khi cá ăn quá nhiều cơ quan nội tạng có thể phình to và làm tổn thương bong bóng. Bạn nên dành thời gian để cá tiêu hóa hết thức ăn đã nạp vào. Đồng thời cũng phải dành thời gian để cho dạ dày, ruột và cơ quan khác của cá trở về kích thước ban đầu.
– Chuẩn bị các món nấu chín cho cá. Mặc dù là thức ăn chín nhưng bạn cũng không cần phải nấu quá nhừ vì sẽ tan trong nước trước khi cá kịp ăn.
Bệnh phù nề
Bệnh phù nề cũng là căn bệnh khá nguy hiểm ở cá Ba Đuôi. Để bệnh không bị chuyển biến xấu, ngay sau khi bị nhiễm bệnh bạn cần phải điều trị ngay.
7.1 Triệu chứng
– Cá Ba Đuôi bị đầy bụng
– Màu sắc của cá nhạt dần
– Xương sống cá bị cong
– Cá chán ăn bỏ bữa, bơi lờ đờ trên mặt nước,…
7.2 Nguyên nhân gây bệnh
– Vi khuẩn Eyreameanas chính là nguyên nhân gây nên bệnh ở cá Ba Đuôi. Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể cá có biểu hiện bị phù.
– Do chất lượng nguồn nước kém
– Nhiệt độ dao động đột ngột
– Hàm lượng amoniac và clo cao trong nước
7.3 Cách điều trị
– Bạn chuyển cá bị bệnh sang một hồ khác
– Cho vào hồ cách ly muỗng cà phê muối tương đương với 4 lít nước
– Thường xuyên thay nước ở hồ cá cách lý. Bạn nhớ là bổ sung thê muối mỗi khi thay nước. Muối sẽ có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, giảm nguy cơ tích nước, sưng tấy.
– Nên cung cấp thuốc kháng sinh nếu cá mất nước hoàn toàn. Trước khi sử dụng kháng sinh cần xem liều lượng thông tin trên bao bì.
Các cách phòng tránh bệnh ở cá Ba Đuôi
Để cá Ba Đuôi nhiễm bệnh là điều mà không người nuôi nào mong muốn. Chính vì thế trong quá trình chăm sóc bạn cần đảm bảo các điều kiện sau để đàn cá không bị mắc bệnh:
– Chất lượng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế bạn cần kiểm tra chất lượng nước định kỳ, đảm bảo độ pH và nhiệt độ trong bể.
– Trung bình một tuần nên thay nước 1 – 2 lần, mỗi lần chỉ thay 30% lượng nước cũ, không thay hết toàn bộ.
– Ưu tiên vệ sinh đáy hồ nuôi cá bằng máy hút sỏi
– Lưu ý không cho cá ăn quá nhiều. Thời gian ăn chỉ nên kéo dài từ 5 – 7 phút. Hết thời gian ăn bạn sẽ hút hết thức ăn thừa đi.
Trên đây là 7 loại bệnh cá Ba Đuôi dễ mắc phải mà Nuoitrong.com tổng hợp đến bạn. Mỗi căn bệnh sẽ có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Vì thế bạn hãy chủ động lưu lại để có giải pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất cho cá của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sẽ chăm sóc được đàn cá Ba Đuôi khỏe mạnh, mau lớn.