Cách nuôi chim Chào Mào khỏe mạnh, hót hay cho người mới

Làm thế nào để chim chào mào căng lửa, siêng hót, hót hay? Đây là vấn đề mà tất cả những nhiều người nuôi chim đều đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn cách nuôi chim chào mào khỏe mạnh, hót hay, căng lửa cho người mới. Đây là những bí kíp vô cùng hiệu quả được các chuyên gia và những người nuôi chim chào mào lâu năm tiết lộ lại. Mời bạn tham khảo!

Cách chọn chim chào mào chuẩn nhất

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 1

Với những người đã nuôi chim cảnh lâu năm thì việc lựa chọn chim chuẩn, đẹp không quá khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn là người mới chơi chim cảnh thì việc chọn được một chú chim chào mào có sức khỏe tốt, siêng hót, giọng khỏe không phải là điều dễ dàng. Để chọn được một chú chim chào mào tốt nhất thì bạn cần dựa vào các đặc điểm dưới đây:

– Đầu và mào chim chào mào

Bạn nên chọn những chú chim chào mào có đầu to và gốc mào dày. Đây chính là những chú chim chào mào khỏe mạnh, có sức sống dẻo dai và khả năng thi đấu tốt.

– Tách của chim chào mào

Tách chim chào mào chính là điểm nhấn quan trọng trên cơ thể của chim. Tách chim chào mào càng to, dữ tợn thì càng khiến cho chú chào mào đó có uy hơn. Khi mua chim chào mào, các bạn cần chú ý lựa những con chim có tách to lớn và xệ xuống.

– Mỏ chim chim chào mào

Đây là đặc điểm quan trọng giúp các bạn phân biệt được chú chào mào đó có hót tốt hay không. Bạn nên chọn những chú chim chào mào có miệng rộng, mỏ mỏng và ngắn. Những chú chim chắc chắn sẽ rất siêng hót, hót to, và giọng hót uy lực hơn.

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 2

– Chân của chim chào mào

Bạn hãy chọn những chú chim chào mào có cặp chân cao, to. Đây là những con chim nhanh nhẹn, hoạt bát, ưa bay nhảy, khỏe mạnh và có khả năng thi đấu tốt.

– Tỷ lệ cơ thể của chim chào mào

Bạn nên chọn những chú chim chào mào có phần cơ thể thon dài. Đây là những chú chào mào linh hoạt, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, hãy chọn những con chim chào mào có bộ lông ôm lấy cơ thể, lông không xù, có độ mềm mượt, bóng bẩy.

– Hầu và yếm chim chào mào

Hầu chim chào mào là phần từ gốc mỏ đến cổ của chim. Trong quá trình chọn chim chào mào, các bạn nên chọn những chú chim có phần hầu to vì những con này thường giọng hót tốt. Phần hầu chim còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ cho ngoại hình của chú chim đó. Hầu chim to thì trông chim sẽ oai vệ, dũng mãnh hơn.

Cách thuần chim chào mào hiệu quả

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 3

Nếu bạn bẫy được chim chào mào hoặc mua chim bổi bên ngoài về nuôi thì việc đầu tiên bạn cần làm là cho chim làm quen với môi trường mới nhà bạn. Sau đó tiến hành thực hiện các bước thuần chim để chú chim ngoan ngoãn, nghe lời bạn.

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong cả quá trình nuôi chim, do đó bạn cần phải thật kiên nhẫn và khéo léo, lựa chọn những cách thuần chim phù hợp.

2.1 Cách 1: Thường xuyên tương tác với chim

Thông thường, để chim làm quen với lồng mới bạn sẽ cần mất từ 2 đến 3 tháng.  Khi cho chim chào mào vào lồng, các bạn cần trùm kín lồng chim, chừa một khe hở nhỏ thôi. Không nên di chuyển lồng chim chào mào ra chỗ khác nhiều lần, cũng không nên tiếp xúc trực tiếp với chim nhiều. Vì lúc này chim còn chưa quen bạn nên chúng dễ bị hoảng sợ.

Cách tốt nhất là bạn đợi chim quen với môi trường mới, sau đó mỗi ngày sẽ mở dần áo lồng lên một chút để chim quen dần. Sau khi chim đã quen với việc nhốt trong lồng thì lúc này, bạn bắt đầu tập cho chim chào mào làm quen với môi trường sống mới.

Hãy treo lồng chim chào mào ở nhiều chỗ khác nhau để chim thích ứng dần. Đồng thời, bạn cũng cần tiếp xúc nhiều với chim hơn bằng cách trò chuyện, tương tác với chim, cho chim ăn. Mỗi khi cho chim ăn, bạn nên dùng que nhỏ để đút cho chim, giúp chúng làm quen và nhận biết được mặt chủ nhân.

2.2 Cách 2: Vào cám để thuần chim

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 7

Cho chim chào mào vào một lồng bẫy, sau đó bạn dùng cám cho chim nghiền thật mịn và trộn cùng với hoa quả. Nên dùng chuối vì chim chào mào rất thích ăn chuối.

Bạn thực hiện lăn chuối qua lớp cám vừa nghiền để cám bám vào quanh bề mặt quả chuối. Mục đích của việc này là để khi chim ăn chuối sẽ ngửi được mùi cám, dần dần quen dần với thức ăn từ cám.

2.3 Cách 3: Dùng chim mái để thuần

Bạn cho chim chào mào trống sống cùng với chim chào mào mái. Thường thì chim chào mào trống có đặc tính bắt chước rất nhanh, nên chúng sẽ nhìn và bắt chước theo hành động của chào mào cái.

Vì thế, hãy chọn những con chào mào cái đã được thuần, biết ăn cám tốt để nhốt chung cùng chào mào trống để chúng dạy con trống ăn cám nhanh hơn.

Thức ăn cho chim chào mào qua từng giai đoạn

Dụng cụ chuẩn bị trước

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 5

Để chim chào mào luôn khỏe mạnh, nhanh hót thì các bạn cần quan tấm đến chế độ dinh dưỡng cho chim. Cần bổ sung đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn cho chim, phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

3.1 Thức ăn cho chim thời kỳ thay lông

Chế độ dinh dưỡng quyết định rất lớn đến sức khỏe cũng như ngoại hình của chim chào mào trong thời kỳ thay lông. Bạn cần cung cấp cho chim một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý để giúp chim thay lông nhanh, lông mọc mềm mại và dày hơn.

Trong giai đoạn này, bạn hãy cho chào mào ăn nhiều trái cây như đu đủ, cà chua, táo, chuối… để tạo sắc tố cho lông chim. Những loại trái cây này còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng, hồi phục cơ thể cho chim chào mào trong quá trình thay lông.

Bên cạnh trái cây, bạn cũng nên cho chim ăn xe kẽ cả thức ăn giàu đàm và canxi như cào cào non, sâu quy, trứng kiến để giúp chim hồi phục lớp lông mới nhanh hơn.

3.2 Thức ăn cho chim chuẩn bị vào lửa

Ở giai đoạn này, bạn nên cho chim chào mào ăn nhiều mồi tươi để kích lửa cho chim. Mồi tươi sẽ giúp bổ sung lượng đạm cần thiết cho chim chào mào căng lửa nhanh hơn.

Một số thức ăn từ mồi tươi mà chào mào yêu thích là: sâu non, sâu gạo, châu chấu, giun đất, cào cào,… Trong đó, cào cào non là món ăn bạn nên ưu tiên số 1 vì nó bổ sung nhiều dinh dưỡng, phù hợp cho chào mào giai đoạn kích lửa.

Bạn cũng có thể cho chim chào mào ăn thêm ớt và khoai ráy. Đây là 2 loại thức ăn kích lửa tốt, giúp chim chào mào căng lửa và hót hay, hót siêng hơn. Tuy nhiên, không nên cho chim ăn quá nhiều vì món ăn này có thể gây nóng cho chim chào mào.

3.3 Thức ăn giai đoạn chim căng lửa

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 6

Khi chim chào mào bước vào giai đoạn căng lửa thì bạn nên cho chim ăn đa dạng các loại thức ăn từ mồi tươi, trái cây, cám cho chim… để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Cám chim: Nên cho ăn các loại cám chuyên dụng kích và dưỡng lửa có bán ở cửa hàng chim cảnh. Cần chọn những địa chỉ mua cám uy tín cho chim chào mào.

Trái cây: Nên cho chim chào mào ăn chuối và táo, thỉnh thoảng bổ sung thêm ớt cho chim giúp chim căng lửa và sung hơn.

Mồi tươi: Để kích cho chào mào căng lửa, thì các bạn có thể cho chim ăn mồi tươi như cào cào non, sâu gạo, sâu quy ít nhất 2 đến 3 ngày 1 tuần.

3.4 Chế độ ăn cho chim thi đấu

Ở giai đoạn chim chào mào thi đấu, các bạn vẫn bổ sung nhiều trái cây cho chim, vì đây là món ăn chào mào yêu thích. Hãy cho chim ăn chuối, táo, xoài, cà rốt hấp…

Cần thường xuyên thay đổi thức ăn cho chim đỡ ngán. Mỗi ngày cho chim ăn thêm thức ăn từ mồi tươi 1 bữa như cào cào, trứng kiến, sâu gạo… để cung cấp đạm và canxi giúp chim khỏe hơn, phục vụ quá trình thi đấu.

Chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim chào mào

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 4

Để chim chào mào có bộ lông đẹp, khỏe mạnh, ít bị bệnh thì việc nghỉ ngơi và tắm rửa cho chim khá quan trọng. Các bạn cần có kế hoạch cho chim tắm rửa nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

4.1 Chế độ tắm cho chim chào mào

Về chế độ tắm cho chim chào mào thì các bạn cần tiến hành cả tắm nước và tắm năng cho chim. Cụ thể như sau:

– Tắm nắng cho chim chào mào

Bạn nên cho chim chào mào tắm nắng thường xuyên vào các buổi sáng. Thời điểm cho chim chào mào tắm nắng tốt nhất là từ 8 – 10 giờ sáng hàng ngày. Nếu những ngày trời nắng gắt, thì bạn chỉ cần cho chim tắm nắng khoảng 30 phút, không để ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp vào chim.

– Tắm nước cho chim chào mào

Tắm nước cho chim chào mào thì bạn nên tắm vào khoảng thời gian từ 12 – 15 giờ. Lúc này thời tiết nóng và có nắng nên rất thích hợp để chim chào mào tắm nước. Bạn nên cho chim phơi nắng 5 phút trước khi bắt đầu tắm. Sau khi tắm cho chim xong, bạn cần đợi cho lông chim chào mào khô ráo rồi mới trùm lồng chim, tránh chim vị ướt và cảm lạnh.

4.2 Chế độ nghỉ ngơi cho chim chào mào

Chú chim chào mào của bạn chỉ khỏe mạnh khi chúng được nghỉ ngơi điều độ. Vì thế, bạn cần lên sẵn một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ cho chim chào mào mỗi ngày. Khoảng thời gian tốt nhất cho chim chào mào đi ngủ là lúc 18h chiều.

Bạn không nên cho chim chào mào ngủ trễ quá. Cần treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, mát mẻ, ít người qua lại. Lồng chim cần trùm áo kín khi ngủ để chim không bị làm phiền. Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp chim chào mào tránh bị stress, nhờ đó chim khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.

Cách tập luyện cho chim chào mào đầy đủ

tiêu đề ảnh cách nuôi chim chào mào ảnh 8

Tập luyện cho chim chào mào chính là cách giúp cho chim vận động, tăng sự dẻo dai, bền sức tốt nhất. Điều này giúp cho chim chào mào có một thân hình khỏe mạnh, xinh đẹp, lông mượt mà, chân khỏe mạnh.

5.1 Tập lực cho chim chào mào

Bạn nên dùng lồng đứng hoặc lồng ngang để tập lực cho chim chào mào. Hãy cho chim tập đều đặn vào các ngày trong tuần hoặc tối thiểu 1 tuần 3 lần. Mỗi ngày tập khoảng 2 -3 tiếng. Ngày đầu, cho chim chào mào tập ít, rồi tăng dần lên để chim làm quen.

Với lồng ngang, thì bạn có thể luyện tập cho chim chào mào bằng cách cho chim bay qua cầu bên kia, sau đó lùa chim bay về lại.  Thời gian đầu, có thể chim không quen, nên không đáp chân xuống cầu mà sẽ bám vào lồng của chúng. Nhưng nếu bạn kiên trì tập dần dần thì chim sẽ quen với bài tập này.

Với lồng đứng thì bạn cần chuẩn bị một cóng nước uống ở dưới và một cóng thức ăn ở trên để chim chào mào tự bay lên bay xuống. Bạn cần kiên nhẫn trong quá trình tập lực cho chim, vì rất nhiều chú chim mới đầu chưa quen sẽ không chịu hợp tác.

Nên tập lực cho chim chào mào bằng lồng đứng vì lồng đứng hiệu quả hơn lồng ngang. Lý do là vì tập lồng đứng chim chào mào sẽ vận động cả cơ thể, chân và cánh chim. Còn lồng ngang thì chim chào mào chỉ tập luyện được mỗi chân thôi.

5.2 Tập giọng cho chim chào mào

Để tập giọng cho chim chào mào, các bạn có thể tải tiếng chim hót trên mạng về điện thoại để mở cho chúng nghe mỗi ngày. Khi được nghe nhiều, thì chim sẽ quen dần và hót theo.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mượn một chú chim chào mào có giọng hót hay để treo bên cạnh chúng. Hàng ngày chim của bạn sẽ được nghe chú chim kia hót và tập luyện theo.

5.3 Tập dượt cho chim chào mào

Khi bạn thấy chú chim chào mào đã đủ cứng cáp thì bạn có thể mang chim đi cọ sát ở các câu lạc bộ hoặc các hội thi chim gần nhà.

Nên lựa chọn những cuộc thi có các chú chim vừa tầm, có mức độ lửa ngang với chim chào mào của bạn. Không nên chọn những chú chim chào mào già, căng lửa và đã được thi đấu nhiều bởi vì sẽ khiến chim của bạn bị sợ hãi và dẫn đến tụt lửa.

Bạn cũng không nên cho chim chào mào của mình thi đấu hết sức của mình. Nếu như lực chim của bạn có thể thi đấu được 2 tiếng thì bạn chỉ nên đẻ chim đấu 1 tiếng 30 phút rồi dưng. Như vậy sẽ khiến chim sẽ ức chế và hung hăng. Để những lần sau chúng thi đấu tốt hơn, sung hơn và có thể nghênh chiến với bất kỳ con chim nào khác mà không sợ sệt gì.

Trên đây là những hướng dẫn về cách nuôi chim chào mào khỏe mạnh, căng lửa, hót hay và siêng hót hiệu quả nhất mà Nuoitrong.com muốn chia sẻ tới bạn. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và huấn luyện được những chú chim chào mào tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của website.

Lưu ý

Cần tránh cho chim chào mào ăn sâu quy vào thời điểm thay lông, bởi vì sâu quy rất nóng sẽ làm phá hỏng bộ lông xinh đẹp của chim chào mào.

Không nên phơi nắng cho chim chào mào ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, cũng không được phơi nắng cho chim vào thời gian 12h trưa sẽ khiến chim bị cảm nắng.

Tập thói quen cho chim chào mào ăn ngủ đúng giờ, cần trùm áo lồng cho chim lúc chim nghỉ ngơi. Khi chim chào mào đang ngủ không được làm cho chim hoảng sợ sẽ khiến chim stress, mắc bệnh.

Không nên huýt sáo để  tập cho chim chào mào hót theo. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến chất giọng của chim sau này, khiến chim hót không hay và không vang.

Không nên tập cho chim chim chào mào tắm trong lồng, hay cho nước vào lồng để chim chào mào tắm. Hãy cho chim chào mào ra lồng tắm riêng để tắm. Điều này giúp cho chim biết nơi nào là để tắm và nơi nào là để uống nước.

Câu hỏi thường gặp

  • Chim chào mào non mới đẻ rát yếu ớt, chưa phát triển toàn diện vì thế bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho chim ở giai đoạn này để chim phát triển hoàn thiện cơ thể. Hãy cung cấp cho chim các dạng thức ăn mềm, dễ nuốt như cám cho chim non, chuối chín, cà chua, thanh long, cào cào, châu chấu non...
  • Ớt là thức ăn mà chào mào rất thích, không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho chim còn giúp chim căng lửa và sung mãn hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chim chào mào ăn ớt vào giai đoạn kích lửa. Và không nên cho chim ăn nhiều sẽ khiến chim chào mào bị nóng.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi