Cá vàng đang là loài cá được nuôi khá phổ biến bởi chúng sở hữu vẻ đẹp thướt tha và rất duyên dáng. Quan trọng hơn nữa là kỹ thuật nuôi cá cảnh không hề khó, kể cả những người mới tập tành cũng có thể nuôi tốt loài cá này tại nhà. Hôm nay, bạn hãy cùng với Nuoitrong.com tìm hiểu về cách nuôi cá vàng chuẩn nhất từ chuyên gia nhé, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều thông tin bổ ích đó.
Giới thiệu về cá vàng
Cá vàng còn có tên gọi khác là cá Tàu, cá ba đuôi, cá vàng ba đuôi,.. trong tiếng Anh cá có tên gọi là Carassius auratus. Trong tự nhiên cá có màu xanh lục đến ô liu, màu xám,… Tuổi thọ trong tự nhiên của loài cá vàng này có thể lên tới vài năm, trọng lượng đối với một con trưởng thành có thể đạt được khoảng 5kg.
Cá vàng có nguồn gốc xuất hiện đầu tiên đó là từ Trung Quốc, vào thế kỷ 12 bắt đầu nghiên cứu và di truyền thuần hóa cá vàng. Đến nay cá vàng đã được nuôi phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Qua quá trình dài phát triển, cá vàng đã có những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng đặc biệt đó là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể. Những chú cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào buổi sáng và có thể mất dần màu sắc theo thời gian.
Tuổi thọ trung bình của loài cá vàng này có thể sống tới 20 năm. Nhưng đa số khi nuôi tại bể thủy sinh tại gia đình, chúng chỉ có sống được tối đa từ 6 – 8 năm.
Cách nuôi cá vàng chuẩn nhất từ chuyên gia
Để có được đàn cá vàng khỏe mạnh, bạn cần phải rất chú ý đến từng công đoạn như chuẩn bị bể nuôi, vệ sinh bể cá, thức ăn và chế độ ăn cho cá phù hợp,… Nếu có được kiến thức và kỹ năng ngay từ đầu thì việc chăm sóc cá sẽ trở nên rất nhẹ nhàng, quan trọng nữa là đàn cá sẽ luôn khỏe mạnh.
2.1 Cách chọn cá vàng để nuôi
Dưới đây sẽ là một số tiêu chí quan trọng mà bạn cần biết để lựa chọn được những chú cá khỏe mạnh.
Ngoại hình
Vẻ bề ngoài của một chú cá khỏe mạnh sẽ bao gồm một bộ vây óng ả, đuôi xòe quạt. Bạn tuyệt đối không chọn những chú cá có vây xù, bụng phình to, khi bơi có dấu hiệu yếu ớt. Đây là dấu hiệu của một chú cá không khỏe mạnh, rất dễ gặp phải nguy cơ ngừng sinh trưởng trong quá trình nuôi. Ngoài ra bạn cũng tránh chọn những con cá thân có nhiều hình chấm nâu hình oval bởi có thể cá đang có rận.
Sức khỏe
Những chú cá vàng khỏe mạnh khi bơi sẽ thanh thoát, quẫy nước nhẹ nhàng và đớp nước đều đặn. Mang cá hô hấp tự nhiên, không bị khó chịu. Bạn tránh chọn những con cá môi phù, dáng bơi không tự nhiên hay tự thả trôi theo dòng chảy của nước.
Để đánh giá một chú cá có khỏe mạnh hay không bạn cũng dựa vào đôi mắt của cá. Mắt những chú cá khỏe mạnh sẽ có màu trong veo, tròn đều, đen. Những chú cá khỏe mạnh sẽ di chuyển linh hoạt, trong khi những chú cá yếu sẽ có mắt đờ đẫn.
2.2 Chọn bể nuôi cá vàng
Để bắt đầu quá trình nuôi cá vàng tại nhà bạn cần phải chuẩn bị một bể nuôi cá. Thường thì đa số các gia đình hiện nay đều chọn nuôi cá vàng trong bể thủy sinh. Loại bể, kích thước bể sẽ phụ thuộc vào số lượng hay mật độ cá vàng bạn nuôi là nhiều hay ít.
Trường hợp bạn nuôi cá vàng với số lượng lớn thì nên chọn những hồ cá có kích thước lớn. Khi có bể lớn bạn sẽ có thêm không gian để bố trí thêm nhiều không gian trang trí để bể cá đẹp mắt hơn. Ví dụ như bạn có thể bố trí một hòn non bộ đặt vào trang trí bể, thêm các cây thủy sinh để cá có được môi trường sống gần gũi với thiên nhiên nhất.
Nếu bạn chỉ muốn nuôi vài ba con cá để trang trí ở bàn làm việc hoặc bàn học thì chỉ cần một bể thủy tinh nhỏ là được.
Một bể cá tốt cần phải có khả năng chịu lực tốt. Những bể mới mua về thường có mùi keo, vì thế bạn cần loại bỏ mùi để không gây khó chịu cho đàn cá. Cách khử mùi khá đơn giản bạn chỉ cần dùng chuối xiêm dập dập rồi bỏ vào bể để từ 2 – 3 ngày là sẽ hết mùi. Trường hợp hồ nuôi cá vàng của bạn làm từ bể xi măng thì bạn cần xúc sạch hồ, để khoảng 1 tuần thì mới đổ nước vào hồ.
Loài cá vàng có một đặc điểm chung là chúng khá nhạy cảm với âm thanh, nhất là đối với những âm thanh lớn. Do đó bể cá của bạn cần phải đặt ở vị trí ít người qua lại, không đặt gần tivi, loa âm thanh,… Nếu bị ảnh hưởng bởi hệ thống âm thanh quá lớn cá vàng có thẻ sẽ bị chết.
Trang bị thêm hệ thống ánh sáng cho cá vàng cũng là một tiêu chí quan trong. Ánh sáng sẽ là môi trường để đàn cá vàng có điều kiện sinh trưởng và phát triển đầy đủ. Hệ thống đèn cho bể cá hiện được bán khá nhiều trong các cửa hàng nuôi cá cảnh, tùy thiết kế bể cá của gia đình mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
2.3 Bộ lọc cho bể cá vàng
Bộ lọc có vai trò là quan trọng, giúp cho chất lượng nước trong bể cá ở trạng thái ổn định. Không những thế còn cung cấp các vi khuẩn có lợi cho sự phát triển của đàn cá.
Đối với cá vàng hiện nay bạn có thể lựa chọn một số loại lọc phổ biến như:
– Lọc thùng: Sản phẩm có thiết kế ngăn lọc tốt, thiết kế kín cung cấp cơ chế hoạt động thông minh, độc lập hoàn toàn so với bể cá.
– Lọc tràn: Lọc tràn chứa nhiều ngăn cho phép đặt nhiều vật liệu lọc. Các ngăn lọc được tiếp xúc trực tiếp nên giúp vi sinh hoạt động hiệu quả hơn. Với bộ lọc tràn mọi người có thể lắp đặt phía trên hoặc phía dưới sẽ đem tới tính thẩm mỹ cao.
– Lọc vách: Bộ lọc vách có chức năng hoạt động gần giống lọc tràn nhưng thích hợp đặt cạnh hoặc vách sau của bể cá. Vị trí này giúp bạn thiết kế được bộ lọc lớn, có thể chứa nhiều vật liệu lọc hơn.
– Lọc máng: Một máng lọc sẽ được đặt trong thành bể, các vật liệu lọc được thêm vào bên trong và trên một miếng bông lọc. Lọc máng sử dụng một máy bơm đặt chìm trong bể. Nước được bơm lên máng, chảy qua bông lọc để giữ lại các loại cặn bẩn.
– Lọc thác: Bộ lọc này khá hiệu quả trong việc xử lý chất thải và thức ăn thừa. Bộ lọc tiết kế cho phép nó hút lọc cả đáy và mặt bể.
– Lọc chìm: Thiết kế với chức 3 trong 1, lọc và tạo thác và thổi khí vào bể. Lọc chìm không có khả năng xử lý đáy và bề mặt nên nếu kết hợp với máy lọc thác sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
2.4 Các bước thả cá vàng vào bể nuôi
Khi mới mua cá về, kỹ thuật thả cá vàng vào bể cũng vô cùng quan trọng. Quy trình thả cá vàng vào bể bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải cho đàn cá quen với khung cảnh trong hồ nước, cân bằng nhiệt độ trong bịch cá. Trước khi thả cá vào hồ bạn cần ngâm cả bịch đựng cá còn buộc dây chun vào hồ nước.
Bước 2: Khi thực hiện thả bịch cá bạn mở bịch và từ từ cho từng chút nước vào trong bể. Cứ khoảng 5 phút bạn lại đổ thêm nước từ hồ vào bịch. Việc làm này sẽ giúp cho cá vàng quen với nguồn nước mới.
Bước 3: Khi thấy thấy cá vàng quen với hồ nước bạn từ từ nghiêng bịch đựng cá để cá tự bơi ra bể, lúc đổ nhớ là đổ từ từ không nên đổ quá nhanh.
2.5 Thức ăn cho cá
Nguồn thức ăn cho cá vàng vô cùng phong phú, để chú cá khỏe mạnh bạn nên thay đổi đa dạng thực đơn hằng ngày.
2.5.1 Các loại thức ăn cho cá
Thức ăn cho cá có nguồn gốc động vật
Để cho những chú cá vàng của bạn có sức khỏe tốt nhất, ít bị bệnh và có màu sắc rực rỡ bạn sẽ cho cá ăn một số loại thức ăn sau:
– Bọ Cyclops là một loài giáp xác dạng chân bèo, có màu xám xanh. Trước khi cho cá ăn bạn sẽ ngâm nước ấm để cá yếu đi.
– Trùng đế giày: Đây là một thực vật phù du rất thích hợp để nuôi cá bột
– Bọ gậy: Đây là ấu trùng muỗi, hàm lượng dinh dưỡng cao
– Giun nước: Hiện nay có khá nhiều loại, bạn cho cá ăn đa dạng.
Thức ăn cho cá vàng có nguồn gốc thực vật
Thức ăn có nguồn gốc thực vật là những loại thức ăn không có rễ, kích thước nhỏ và có thành phần dinh dưỡng cao. Bạn có thể cho cá ăn bèo và cám nhỏ, lưu ý là chỉ sử dụng cho cá trưởng thành. Trước mỗi lần cho ăn bạn cũng cần phải kiểm tra xem có ký sinh trùng ở trong thức ăn hay không.
Thức ăn công nghiệp cho cá
Thức ăn công nghiệp cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cá vàng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thức ăn công nghiệp dạng viên. Nếu bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị thì có thể cho cá ăn những loại thức ăn này.
Yêu cầu về thức ăn công nghiệp đó là phải có đường bột, chất béo, muối khoáng, vitamin,… để đảm bảo cho sự phát triển của cá.
2.5.2 Khẩu phần ăn cho cá
Mỗi ngày bạn chỉ nên cho cá vàng ăn từ 1 – 2 lần/ngày. Vào mùa xuân – hạ bạn cho cá ăn vào lúc 6 – 7h sáng sau khi mặt trời mọc. Cuối mùa thu và đông thì bạn cho ăn muộn hơn khoảng 7 – 8 giờ sáng. Không nên cho cá vàng ăn lúc chạng vạng.
Những chú cá vàng lớn sẽ ăn với số lượng nhiều hơn so với cá nhỏ. Tuy nhiên bạn cũng không cho ăn quá nhiều vì sẽ khiến cá bị chướng bụng.
2.6 Cách vệ sinh bể cá
Mặc dù bộ lọc trong bể cá đã giúp lọc những vi khuẩn và cặn bã nhưng cũng không thể triệt để hoàn toàn. Và giải pháp tốt nhất đó là bạn phải thường xuyên thay nước trong bể cá. Công việc vệ sinh mà bạn cần thực hiện đối với bể cá của mình như:
– Lau mặt kính sạch sẽ và thường xuyên
– Thay nước để giữ môi trường sống của cá
– Vệ sinh bộ lọc
– Vệ sinh sỏi hay hòn non bộ, cây thủy sinh,…
Một số lưu ý khi vệ sinh bể cá mà bạn cần biết
– Không sử dụng chất tẩy rửa
– Để công việc dọn dẹp vệ sinh bể cá được đơn giản, tiết kiệm thời gian bạn trang bị thêm một số dụng cụ như: cây cạo kính, nam châm lau kính,…
2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá vàng
Cá vàng cũng giống như một số loài cá thủy sinh khác trong quá trình nuôi tại nhà cũng sẽ gặp một số bệnh như:
2.7.1 Bệnh đốm trắng
Biểu hiện là trên cơ thể cá có thể xuất hiện những đốm li ti và có thể lan rộng khắp cơ thể sau một thời gian khi phát bệnh. Khi bệnh đã quá nặng cá sẽ trở nên chán ăn, suy kiệt mà chết.
Cách điều trị: Đầu tiên đó là bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ bể cá giúp làm sạch những ký sinh trùng gây bệnh. Trường hợp cá bị nặng bạn cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị.
2.7.2 Bệnh bạch vân
Khi chuyển vào mùa mưa nhiệt độ nước thay đổi cá sẽ dễ mắc phải bệnh bạch vân. Trên cơ thể của cá sẽ xuất hiện các đốm hình đám mây do côn trùng lông Kostia hoặc trùng roi Chilodonella piscicola ký sinh.
Cách điều trị: Khi phát hiện bệnh bạn dùng một vật chứa khác để cho cá sang tắm muối, lặp lại trong 3 ngày liên tục. Bên cạnh đó cũng kết hợp thêm các loại thuốc như thế quá trình điều trị sẽ hiệu quả hơn.
2.7.3 Bệnh thủy nấm
Bệnh trên cơ thể cá phát hiện những sợi trắng như nấm mốc bám vào vảy của cá. Vùng bị nhiễm bệnh sẽ bị lở loét, thối rữa nếu lâu ngày cá có thể sẽ bị chết.
Cách điều trị đó là bạn cần phải vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng phương pháp ngừa nấm ví dụ như: Dùng xanh Methylene để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp các đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có phá muối với nồng độ 1 – 3 gram muối/ lít.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về cách nuôi cá vàng tại nhà cho những ai chưa có kinh nghiệm. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!