Cá rồng xanh sở hữu vẻ đẹp sang chảnh, quý phái nên được ưa chuộng và nuôi làm cảnh rất nhiều. Khoác lên mình những chú cá rồng xanh đó là màu xanh rực rỡ, mỗi khi di chuyển tạo nên vẻ đẹp vô cùng hấp dẫn, thu hút mọi ánh nhìn. Trong nội dung bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn đặc điểm và cách nuôi loài cá này từ chuyên gia. Mời bạn đọc tham khảo.
Giới thiệu về Cá Rồng Xanh
– Tên tiếng Anh: Dragon Guppy
– Tên gọi khác: Cá bảy màu rồng xanh, rồng xanh Indo, Rồng xanh Guppy
– Nguồn gốc: Ở các nước Thái Lan, Indo
– Kích thước khi trưởng thành: 4 – 6cm
– Màu sắc: Xanh, đen, ánh vàng
Cá rồng xanh là loài cá bảy màu được biết đến trong khoảng vài năm trở lại đây. Những chú cá rồng xanh đầu tiên được nhập từ Indo, chính vì thế chúng còn có tên gọi khác là cá rồng xanh Indo.
Nhờ sở hữu vẻ đẹp độc đáo nên cá rồng xanh được xem là một trong những loài cá nước ngọt đẹp nhất hiện nay. Màu sắc trên thân cá chủ yếu là xanh, đen và ánh vàng. Loài cá này là động vật đẻ con, mỗi lần sinh sản có thể đẻ được từ 20 – 50 con, cá con sau khi sinh ra khá khỏe, có khả năng tự tìm kiếm thức ăn.
So với các giống cá cảnh khác thì cá rồng xanh cũng không xếp vào diện khó nuôi. Tuy nhiên để đàn cá lên màu đẹp thì không phải việc đơn giản, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau.
Ý nghĩa của cá rồng xanh trong phong thủy
Trong văn hóa của người Á Đông, khi nuôi cá rồng tại nhà sẽ giúp mang đến sự bình an, thịnh vượng, gặp nhiều thuận lợi và may mắn trong cuộc sống. Cá rồng được coi là sự hóa thân của thần long nên mang lại giàu sang, giúp gia chủ trấn an gia trạch, trừ tà ma.
Cá rồng xanh hiện nay được nuôi nhiều bởi còn mang tượng trưng cho quyền lực, tài lộc và may mắn. Hình ảnh cá rồng xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh, tượng để trưng bày.
Để thu hút nhiều sinh khí tốt, bể cá rồng nên đặt tại phòng khách theo các hướng sau:
– Phía Đông Nam: Đông Nam là khu vực tiền bạc, của cải có thể đặt một bể cá rồng ở đây để kích hoạt tiền bạc và tài sản lớn.
– Phía Bắc: Khu vực sự nghiệp là một vị trí tốt khác cho bể cá giúp thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến.
– Phía Đông: Sẽ mang lại may mắn lớn về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình khi đặt bể cá ở đây.
Cách nuôi Cá Rồng Xanh
Kỹ thuật chăm sóc hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng để giúp cá bảy màu khỏe mạnh cũng như lên màu đẹp. Bởi vậy khi nuôi loài cá này tại nhà bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
3.1 Cách chọn cá rồng xanh
Để đàn cá khi nuôi tại nhà được khỏe mạnh bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Mắt cá: Mắt những chú cá vàng khỏe mạnh là bên trái và bên phải cân xứng, không xiêu vẹo. Bên cạnh đó hốc mắt cần phải lộ rõ, hai bên mắt đối xứng với nhau.
– Lưng cá: Lưng cá phải cao, to vươn thẳng, không chọn những con lưng gù, cơ thể không cân xứng.
– Đuôi cá: Đuôi cá rồng xanh phải to, rộng phẳng.
– Màu sắc: Cần phải thuần khiết, không bị pha tạp, màu sắc phải đồng đều.
– Tư thế bơi của cá: Theo dõi xem kỹ thuật bơi của cá thế nào, có chắc chắn, đường bơi ổn định hay không. Ngược lại, nếu phản ứng chậm chạp, cơ thể cá tối màu thì chắc chắn là chú cá đang gặp phải bệnh nào đó.
Một tiêu chí quan trọng nữa mà bạn cần biết khi mua cá về nuôi đó là tìm đến các địa chỉ uy tín để mua. Vậy đâu là địa chỉ bán cá cảnh uy tín:
– Cam kết chất lượng cá giống
– Đội ngũ chăm sóc và bán hàng tận tình
– Có website, fanpage, hotline
– Giá bán hợp lý
3.2 Cách chọn bể nuôi cá rồng xanh
Tùy thuộc vào diện tích đặt hồ cá mà bạn có thể chọn bể cá nuôi sao cho phù hợp. Dù là nuôi ở bể nào thì cũng cần phải có bình sục khí oxy, lọc nước bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, yếu tố ánh sáng cũng rất quan trọng. Vì thế bạn nên chọn một vị trí có ánh sáng nhẹ, thoáng mát để đàn cá rồng xanh có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Để đàn cá rồng xanh khỏe mạnh bạn cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn như:
– Độ pH nước: 6.5 – 7.5
– Nhiệt độ: 22 – 28 độ C
– Chiều cao mực nước: 10 – 15cm
Trong quá trình nuôi cá tại bể bạn cần phải thay nước thường xuyên, trung bình 2 – 3 lần/tuần. Lưu ý là khi thay không thay hết toàn bộ nước mà nên giữ khoảng 40 – 50% nước cũ. Điều này sẽ giúp cho cá vàng bị shock khi thay đổi môi trường sống một cách đột đột.
3.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Thiết kế bộ lọc cho cá rồng không quá khó chỉ cần bạn cần nắm được kiến thức cơ bản và cơ chế hoạt động của hệ thống lọc là được.
Các thông số chất lượng cho hệ thống lọc nước cho bể cá rồng xanh như:
Nồng độ chất thải
– Nitrit (NO2): nên được giữ ở mức tuyệt đối 0 ppm
– Nitrat (NO3): nên giữ tuyệt đối dưới 40 ppm
– Amoniac (NH3): nên được giữ ở mức tuyệt đối 0 ppm
Nhiệt độ trong bể
Nhiệt độ nước thích hợp cho bể cá rồng xanh đó là ở khoảng từ 24 – 30 độ C.
Độ pH
Độ pH thích hợp cho cá rồng là khoảng 5,5-7 và nước hơi chua. Nước có tính axit nhẹ kích thích cá rồng phát triển một cách tự nhiên, màu sắc cơ thể tươi sáng.
Dưới đây sẽ là một số gợi ý về bộ lọc cá rồng xanh tốt nhất bạn có thể tham khảo như:
– Máy lọc nước hồ cá Vipsun VS-705 15W
– Máy lọc bể cá Kaokui KK-2680 40W
– Máy lọc nước hồ cá Vipsun AP303H
– Máy lọc nước hồ cá cảnh Sobo WP-607H,…
3.4 Các bước thả cá rồng xanh vào bể
Việc thả cá rồng xanh vào bể hết sức quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của cá. Do đó bạn cần phải thực hiện đúng thao tác để những chú cá được phát triển tốt nhất.
Bước 1: Cho nước đã để qua đêm vào bể
Mục đích của việc làm này là giúp khử hết các chất độc hại có trong nước ví dụ như chlorine/chloramines có trong nước máy.
Bước 2: Giữ mực nước ổn định
Việc thả cá vào bể sẽ mang đến nhiều áp lực, vì thế bạn cần tránh cho những chú cá phải đối mặt thêm những điều tương tự. Duy trì mực nước thấp vừa đủ để đàn cá cảm thấy thoải mái.
Bước 3: Không sử dụng bộ lọc quá mạnh để cho đàn cá nghỉ ngơi
Bước 4: Không cho cây sưởi vào hồ, đặt nhiệt độ trung bình từ 28 – 30 độ C.
Bước 5: Không trực tiếp thả cá vào bể. Thay vào đó bạn đặt túi đựng cá vào trong hồ để cho nhiệt độ trong bể và túi đựng cá cân bằng với nhau. Bạn để chừng khoảng 20 – 30 phút rồi mở miệng túi và thả cá vào hồ. Việc làm này sẽ giúp cho cá có thể quen được với môi trường mới. Tránh bị sốc khi thay đổi môi trường.
Lưu ý:
Khi mới thả cá vào bể không cho cá ăn luôn. Khoảng 1 ngày sau bạn mới bắt đầu cho cá vào bể. Mỗi bữa tránh cho ăn quá nhiều, mỗi ngày một lần là đủ. Khi sức khỏe ổn định, tần suất cho cá ăn có thể tăng lên hai lần mỗi ngày.
3.5 Thức ăn tốt nhất cho cá rồng xanh
Thức ăn cho cá rồng thường có 03 loại chính đó là thức ăn tươi sống, ấu trùng artemia ấp nở, thức ăn khô như cám, thức ăn kích thích màu cho cá.
Chế độ ăn hằng ngày bạn nên cho cá ăn đa dạng để đàn cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bên cạnh đó còn hỗ trợ lên màu đẹp.
Thời điểm thích hợp nhất để cho đàn cá ăn là vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Bạn cho cá ăn với lượng vừa phải, không cho ăn quá nhiều bởi sẽ khiến cá khó tiêu hóa, bị sình bụng. Thức ăn thừa không được loại bỏ có thể sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
3.6 Cách vệ sinh bể cá chuẩn nhất
Việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp cho đàn cá rồng xanh trở nên khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh. Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn đến bạn cách vệ sinh bể cá đơn giản và hiệu quả nhất, bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.
Bước 1: Vệ sinh bể
Bạn cho những chú cá sang một chiếc chậu, xô, xả hết nước để tiến hành công việc lau chùi trong bể. Lưu ý là không sử dụng chất tẩy rửa vì có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
Bước 2: Xử lý bộ lọc
Bộ lọc có tác dụng phân hủy hết các loại chất thải của cá, làm cho môi trường không bị nhiễm độc. Vì thế việc làm sạch bộ lọc là rất cần thiết. Bạn sẽ tháo nhẹ nhàng từng bộ phận, vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ mảng bám, bụi bẩn.
Bước 3: Thay nước
Khi thay nước bạn chỉ nên rút khoảng 10 – 15% nước trong bể, sau đó mới thêm nước mới. Điều này sẽ giúp đàn cá thích nghi được với môi trường, đồng thời cũng không phá hủy các vi sinh vật có lợi tồn tại trong bể. Sau khi bể đã được vệ sinh xong, bạn sẽ thả lại đàn cá vào bể.
Bệnh thường gặp và cách xử lý
Cá rồng nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể mắc một số bệnh như:
4.1 Bệnh xoăn mang
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do nhiễm bẩn và ký sinh. Triệu chứng khi cá bị mắc bệnh là mang mở đóng không êm ái, về sau lớp vỏ cứng cũng kênh ra, điều này làm cho cá bị khó thở, kém ăn.
Cách điều trị đó là bạn sẽ thay đổi 20% nước bể, tăng cường sủi khó, dùng bình oxy bơm vào bể và cố gắng duy trì pH là 6.5. Trong một số trường hợp cá bị xăn nhẹ thì có thể dùng lá bằng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể.
4.2 Bệnh mờ mắt
Bệnh này gặp ở hầu hết các loài cá khác nhau, trong đó có cá rồng xanh. Nguyên nhân gây bệnh là do nguồn nước không được thay nước thường xuyên, lượng amoni ắc và nitrat quá nhiều khiến vi khuẩn tấn công.
Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh cho đàn cá bị chết. Bạn điều trị bằng cách tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ từ 29 – 32 độ C. Có thể dùng tetracyclin hay metronidazole với liều lượng 500mg/50lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.
Trên đây là một số thông tin về cá rồng xanh như đặc điểm, cách chăm sóc cá rồng xanh mà Nuoitrong.com chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn sẽ chăm sóc được đàn cá rồng xanh thật khỏe mạnh.