Cách nuôi Cá Rồng nhanh lớn, khỏe đẹp bạn nên biết

Cá rồng là loài cá cảnh quý hiếm và đắt đỏ, nổi tiếng với vẻ đẹp uy nghi lẫm liệt. Hơn nữa cá rồng còn có ý nghĩa  mang lại may mắn, tài lộc tới cho gia chủ. Chính vì thế, loài cá này được người chơi cực kỳ ưa chuộng. Cách nuôi cá rồng cũng không khó, bạn chỉ cần nắm chắc những kỹ thuật chăm sóc cá mà Nuoitrong.com chia sẻ dưới đây. Đảm bảo đàn cá nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh, sống lâu, đẹp như ý muốn.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 1

Giới thiệu về cá rồng

Cá rồng có tên tiếng Anh là Red Fish, tên khoa học là Osteogleossidae. Loài cá này đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, khoảng 200 triệu năm về trước. Theo phong thủy, loài cá này tượng trưng cho kim – tiền, tài lộc, may mắn của gia đình thế nên càng ngày cá rồng càng được nuôi phổ biến và có giá trị cao.

Cá rồng có thân hình thon dài, mỏng và có những đường gân dài ở dưới bụng cá. Khi trưởng thành cá có kích thước lớn, có thể dài tới 90cm. Tùy vào từng loại cá rồng khác nhau mà sẽ có những màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh, trắng…

Điểm nhấn đặc biệt khiến những chú cá rồng trở nên nổi bật đó chính là bộ vảy có hoa văn tinh xảo, óng ánh như kim. Vảy cá to, đều có kích thước khoảng 2cm, sắp xếp thành từng hàng ngang hài hòa trên cơ thể cá. Mỗi chú cá rồng thường có từ 22 đến 26 chiếc vảy.

Miệng cá rồng khá rộng, mang lớn cho phép cá ăn được cả các loại thức ăn có kích thước to lớn. Mắt cá không có mí vì thế chúng không thể nhắm mắt được dù cho ở dưới nước. Phần môi dưới của cá rồng có hai sợi râu dài, chĩa thẳng ra đằng trước nhìn vô cùng độc đáo. Đây cũng là bộ phận giúp cá rồng xác định vị trí thức ăn dễ dàng hơn.

Hiện tại, Cá rồng là loài cá quý hiếm vì thế giá bán của chúng cũng khá đắt đỏ. Ngoài cá rồng ngân long có mức giá trung bình khoảng 300.000 – 500.000 đồng/con thì những loài cá rồng khác như huyết long, kim long đều có mức giá thấp nhất từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng/con.

Ý nghĩa phong thủy của cá rồng

Cá rồng được nhiều anh em chơi cá cảnh yêu thích và săn đón không chỉ bởi vẻ đẹp mỹ miều, uy nghi mà còn bởi cá mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy. Ở Việt Nam, mọi người quan niệm rằng khi nuôi cá rồng trong nhà sẽ giúp thu hút tiền tài, danh vọng, gặp được nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Màu sắc của cá được phân theo ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi hành sẽ phù hợp với những gia chủ khác nhau. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu xem mình mệnh gì, áp dụng theo công thức: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc,..

Khi nuôi cá rồng bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến hướng đặt bể cá. Hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc thể hiện sự may mắn, hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý tượng trưng cho sự giàu có.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 9

Các loại cá rồng phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cá rồng, theo thống kê có tới gần 200 loại. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 4 loại dưới đây:

3.1 Cá rồng huyết long

Cá có nguồn gốc từ Indonesia, sở hữu màu đỏ đặc trưng thu hút người chơi cá cảnh. Màu sắc của cá có thể thay đổi dựa theo tuổi đời. Càng về già, cá càng có màu đậm hơn.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 2

3.2 Cá rồng kim long

Kim long là loại cá đứng thứ 2 về mức độ quý hiếm trong danh sách cá rồng. Khi trưởng thành cá có kích thước tầm 15cm. Cá rồng kim long có màu vàng ánh kim đẹp mắt, phần đuôi có màu ánh đỏ làm điểm nhấn khá đặc biệt.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 3

3.3 Cá rồng thanh long

Cá rồng thanh long được phát hiện ở rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,.. Cá có kích thước lớn, khoảng 60 đến 70cm khi trưởng thành. Màu sắc đặc trưng của cá là xanh lục hoặc xanh bạc. Dọc theo phần lưng cá lại có màu xanh rêu lấp lánh.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 4

3.4 Cá rồng ngân long

Cá Rồng ngân long có tên tiếng anh là Silver Arowana, chúng sống chủ yếu tại sông Amazon, Rupununi (Guyana) và Oyapock của Nam Mỹ. Hiện tại thì loài cá này đã có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Toàn thân ngân long có màu bạc, nhìn từ xa cá như một lưỡi kiếm sắc bén, phát sáng trong nước.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 5

Cách nuôi Cá Rồng đúng kỹ thuật

Về cơ bản thì cách nuôi cá rồng khá đơn giản, bạn không mất quá nhiều thời gian và công sức để chăm cá. Chỉ cần nắm chắc những kỹ thuật mà Nuoitrong.com chia sẻ dưới đây thì chắc chắn đàn cá nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh, sống lâu, đẹp như ý muốn.

4.1 Cách chọn cá rồng

Để có kết luận chính xác cá rồng giống có khỏe không thì bạn cần dành ra 10-15 phút để quan sát chú cá đó khi mua. Bạn nên chọn mua những con cá có đặc điểm sau:

– Ngoại hình cá hoàn chỉnh, cân đối, trọng lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.

– Trên thân cá không được có thương tổn gì, vảy trơn bóng, màu sắc sắc nét, chuẩn màu.

– Râu cá còn nguyên vẹn, chiều dài 2 chiếc râu bằng nhau, cân đối, râu phải vểnh về trước.

– Tư thế bơi của cá thăng bằng, không chao đảo hoặc nghiêng ngả, xiêu vẹo sang một bên.

– Vây cá rồng phải xòe rộng khi bơi, cá phản ứng nhanh với tiếng động và người lạ đến gần.

4.2 Chọn bể nuôi cá rồng

Để giúp cá rồng sinh sống và phát triển tốt nhất thì bạn cần đảm bảo môi trường sống phù hợp. Bể nuôi cá cần có có thể tích lớn, nếu cá to dài từ 30cm trở lên thì phải chọn bể có kích thước tối thiểu là 180 x 60 x 45 cm. Trong bể cần bố trí đầy đủ hang động, đá sỏi, cây thủy sinh để làm nơi ẩn trú và nghỉ ngơi cho cá.

Bể cá cần đặt ở noi yên tĩnh, ít người qua lại để hạn chế việc cá bị căng thẳng, áp lực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như màu sắc của cá.

Nước nuôi cá rồng cần được đảm bảo ở nhiệt độ từ 29 đến 32 độ C, độ pH tốt nhất từ 6,5 đến 7,5. Nếu độ pH ở trong nước bị thay đổi một cách đột ngột sẽ dễ làm cho cá mắc bệnh, yếu dần và chết.

Cá rồng nổi tiếng là loại cá khỏe và có khả năng nhảy rất cao, nên việc trang bị đầy đủ nắp cho bể cá cũng là việc cần thiết. Đã có rất nhiều trường hợp cá rồng bị đột tử vị nhảy ra khỏi bể mà chủ nhân không biết. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý điều kiện này.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 6

4.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá

Khi nuôi cá rồng thì hệ thống lọc nước đóng vai trò vô cùng quan trong. Bộ lọc sẽ giúp làm sạch nguồn nước, đảm bảo môi trường sống trong lành, an toàn cho cá. Hệ thống lọc sẽ gồm 3 phần cơ bản là: phần thanh lọc chất thải do cá thải ra, phần thanh lọc bằng chất hóa học và phần thanh lọc vi sinh.

Bạn nên chọn những loại bộ lọc có công suất lớn để hiệu quả lọc được tốt nhất. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng lọc thùng hoặc lọc thác. Đây là 2 loại lọc chất lượng, hiệu quả, không chỉ có thiết kế thông minh, đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn lọc sạch nước tối đa.

4.4 Cách thả cá rồng vào bể

Cách thả cá rồng vào bể cũng là một trong những kĩ năng mà người chơi cá cần học. Cần thả cá đúng cách để không gây ra những tổn thương cho cá khi về nhà mới. Các bước thực hiện như sau:

– Trước khi thả cá rồng xuống bể, bạn nên để nước trong bể lắng xuống, ổn định tối thiểu là 48 tiếng. Có thể cho một chút muối hột xuống nước và tăng mức độ của máy oxy lên.

– Sau khi mang cá về nhà thì cần giảm ánh sáng đèn điện ở bể để tránh làm cá bị căng thẳng. Thực hiện thả trôi túi cá trên mặt nước nhằm giúp cá làm quen với nhiệt độ nước mới.

– Múc một ít nước từ bể vào túi cá, tỷ lệ 50 nước bể : 50 nước cũ từ túi cá để trong vòng 15 phút cho cá hoàn toàn thích nghi với nước.

– Cuối cùng nhẹ nhàng thả cá từ túi vào bể. Sau khi thả xong không nên cho cá ăn luôn. Cần theo dõi cẩn thận mọi biểu hiện của cá sau khi thả để nắm được tình hình của cá.

4.5 Thức ăn cho cá rồng

Thức ăn cho cá rồng rất đa dạng, bạn có thể cho ăn cám công nghiệp, thức ăn tươi, côn trùng, trùn chỉ, giun dế, chim chóc, tắc kè… Để cá phát triển tốt và lên màu chuẩn thì cần đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. Nên cho cá ăn nhiều tôm tép tươi để cung cấp thêm carotene giúp cá phát triển đường nét và màu sắc.

Cách cho cá rồng ăn như sau:

– Sau khi thả cá vào bể bạn chưa cho ăn ngay mà để sau 2-3 ngày mới bắt đầu cho cá ăn 1 lần/ ngày.

– Một tuần sau, thấy cá ổn định, đã quen với môi trường mới thì lúc này bạn tăng số lần cho ăn lên 2 lần/ ngày.

– Cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, ăn xong phải vớt thức ăn thừa ra ngay để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 7

4.6 Cách vệ sinh bể cá rồng

Việc vệ sinh bể cá rồng đều đặn sẽ giúp đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá. Bể nuôi cá rồng cần được vệ sinh 2 tuần/ lần mới đảm bảo chất lượng nước. Các bước vệ sinh bể như sau:

Bước 1: Cần tắt hết các nguồn điện như máy lọc bể, đèn chiếu sáng, sục oxy… trước khi bước vào công việc vệ sinh bể.

Bước 2: Dùng ống hút để hút bớt nước trong bể ra, bạn nên giữ lại 50% nước cũ. Không nên hút hết nước đi sẽ khiến cá dễ bị sốc khi thả lại vào bể.

Bước 3: Đưa cá rồng ra khỏi bể và thả tạm vào chiếc chậu có chứa nước cũ được múc từ bể ra. Nên dùng một chiếc nắp đậy lên trên mặt chậu nhắm tránh cho cá nhảy ra ngoài.

Bước 4: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ xung quanh thành bể, các đồ trang trí, nội thất, đá sỏi và bộ lọc bể. Nếu bộ lọc có dấu hiệu lọc yếu thì cần thay mới. Xong xuôi thì bạn bơm nước mới vào, bật các thiết bị lên rồi thả cá lại vào bể.

Bệnh thường gặp và cách xử lý

Để quá trình nuôi cá rồng thuận lợi, cá ít bị bệnh thì bạn cần nắm được các loại bệnh nào phổ biến ở loài cá này. Dưới đây là 2 căn bệnh cá rồng hay mắc phải nhất:

5.1 Bệnh xoăn mang

Xoăn mang ở cá rồng xuất phát từ việc người nuôi chăm sóc không đúng cách, vệ sinh bể không sạch sẽ khiến nước bị ô nhiễm làm xuất hiện ký sinh trùng trong mang cá. Khi lượng amoniac và nitrat trong nước tăng cao sẽ làm lượng oxi giảm nên cá khó thở hơn.

Triệu chứng của căn bệnh này là mang cá bị viêm, phình to ra, để lâu cá sẽ kém ăn, lờ đờ, mệt mỏi, chỉ nằm yên lặng cả ngày. Nếu không chữa trị sớm cá sẽ yếu dần và chết.

Để điều trị bạn cần vệ sinh lại toàn bộ bể cá, thay nước mới 100% và có thể thay bộ lọc khác đảm bảo hiệu quả lọc nước tốt hơn. Sau đó dùng thuốc tím pha cùng nước để tắm cho cá 1-2 tuần cho tới khi cá đẩy lùi bệnh.

5.2 Bệnh trướng bụng

Căn bệnh này có khả năng gây chết cá rất lớn, vì thế người nuôi cần lưu ý để phòng tránh. Nguyên nhân của bệnh là do bạn cho cá ăn không đúng cách, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cá ăn quá no không thể tiêu hóa kịp khiến cá bị viêm ruột, trướng bụng.

Triệu chứng của bệnh là cá rồng sẽ có hiện tượng bỏ ăn, bụng phình to hơn, bơi lội chậm chạp, uể oải, mắt cá lờ đỏ, không có phản ứng với tiếng động xung quanh. Một số trường hợp cá có dấu hiệu “trồng cây chuối”.

Cách điều trị bệnh trướng bụng như sau: Ngay khi thấy cá bị bệnh, bạn cần lập tức đưa cá sang một bể riêng để cách ly với các con cá khác, hạn chế lây lan bệnh. Sau đó pha muối hột cùng nước theo tỷ lệ 1gr muối hột với 30 lít nước để ngâm cho cá. Tiếp đó, đặt sục oxy vào bể cá để kích thích cá hoạt động và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Sau 1-2 ngày cá sẽ hết bệnh.

tiêu đề ảnh cách nuôi cá rồng ảnh 8

Như vậy, bài viết trên đây Nuoitrong.com đã chia sẻ tới bạn cách nuôi cá rồng đúng kỹ thuật đảm bảo cá khỏe, nhanh lớn và lên màu đẹp nhất. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để nuôi cá rồng hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

–  Địa điểm đặt bể cá rồng cần ở khu vực vắng vẻ, ít người qua lại để tránh stress cho cá, ảnh hưởng đến màu sắc cũng như sức khỏe của cá.

– Cá rồng là loại độc tôn lãnh địa và hiếu thắng, vì thế bạn không được nuôi 2-3 con chung trong 1 bể. Mỗi bể chỉ được nuôi 1 chú cá rồng.

– Cá rồng nổi tiếng là tay nhảy cao vô địch, rất nhiều trường hợp đã bị đột tử vì cá nhảy ra khỏi bể mà chủ nhân không biết. Vì thế bể cá rồng cần thiết kế có nắp đậy.

– Cung cấp thực đơn ăn đa dạng và phong phú cho cá, cho cá ăn khoa học để cá luôn khỏe mạnh, năng động và lên màu chuẩn đẹp, ưng ý nhất.

– Cá rồng rất cần carotene để phát triển đường nét và màu sắc, bạn nên cho cá ăn nhiều thức ăn từ tôm, tép tươi nguyên vỏ vì trong thức ăn này có chứa nhiều carotene.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá rồng là loài cá cảnh sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt. Để cá khỏe mạnh, phát triển tốt nhất thì bạn cần đáp ứng được điều kiện về nguồn nước cho cá.
  • Bản chất của cá rồng là loại cá rất hiếu thắng nên không thể nuôi chung nhiều con trong cùng một bể được. Nếu nuôi trong bể bạn chỉ nên nuôi 1 con. Nếu nuôi trong hồ lớn có thể nuôi 5 đến 6 con để giúp tính cách của chúng thuần hậu hơn khi được sống trong môi trường tập thể.
  • Cá rồng rất cần carotene để phát triển đường nét và màu sắc, bạn nên cho cá ăn nhiều thức ăn từ tôm, tép tươi nguyên vỏ vì trong thức ăn này có chứa nhiều carotene.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi