Chim Chào Mào bị ho: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị

Chim Chào Mào bị ho là vấn đề được anh em nuôi chim cảnh quan tâm, nhất là với những người chơi Chào Mào để thi đấu và nghe tiếng hót. Chim Chào Mào bị ho là căn bệnh phổ biến, dễ gặp khiến nhiều người chơi chim lo lắng. Khi chim bị bệnh bạn cần nhanh chóng điều trị dứt điểm nếu không sẽ khiến chú chim bị ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng hót. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết của Nuoitrong.com dưới đây nhé!

Chào Mào bị ho là bệnh gì, cách nhận biết bệnh

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 1

Ho là một trong số những bệnh thường gặp ở chim Chào Mào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu của căn bệnh này nhé.

Dấu hiệu nào cho thấy chim Chào Mào đang bị ho mãn tính không khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu bạn là người mới chơi chim Chào Mào, mới mới tiếp xúc với loài chim này thì cần phải đặc biệt quan sát và chú ý đến chim mới có thể biết chim Chào Mào đang bị ho.

Tùy thuộc vào bệnh trạng của từng con mà biểu hiện bệnh phát ra bên ngoài có thể khác nhau. Nếu bạn thấy một chú chim Chào Mào có tiếng kêu khẹt khẹt, chắt chắt thì khả năng cao là chim Chào Mào đang mắc bệnh ho.

Nếu bạn không chữa sớm cho chim thì chim Chào Mào sẽ khó chịu và ít hót hơn bình thường. Khi bạn thấy chú chim Chào Mào nhà mình tự nhiên ít hót đi thì hãy quan sát thêm xem có phải chim đang bị ho không nhé.

Bên cạnh đó, chim Chào Mào khi bị ho thường hay ủ rũ, chán ăn, thậm chí bỏ ăn nhiều bữa liền nhau. Kết hợp với tiếng kêu của chim Chào Mào thì các bạn có thể nhận định chim có bị bệnh không. Nếu đúng thì bạn cần có biện pháp chữa trị ngay. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chim Chào Mào. Thậm chí nhiều chú chim bị ho, bỏ ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng, không thể sống sót được.

Những nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị ho

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 2

Chim Chào Mào bị ho có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là vấn đề khí hậu nơi chim sống. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chim Chào Mào không kịp thích ứng, dẫn đến chim bị ho. Ví dụ như trời đang nóng bỗng đột ngột trở lạnh, hay khi thời tiết giao mùa từ lạnh chuyển sang nóng thì chim sẽ mắc bệnh. Thông thường những chú chim Chào Mào di chuyển từ Bắc vào Nam là dễ bị mắc bệnh ho nhất.

Một nguyên nhân khác nữa khiến chim Chào Mào bị ho là chim bị trúng gió hoặc say nắng. Nhiều người nuôi chim nhưng chưa có kinh nghiệm dễ mắc sai lầm này. Khi cho chim Chào Mào tắm rồi phơi nắng luôn hoặc là để chim Chào Mào ngoài nắng quá lâu chim sẽ bị bệnh. Giống chim Chào Mào cũng khá nhạy cảm nên nếu môi trường sống không sạch sẽ, đảm bảo, có mùi khó chịu cũng sẽ khiến chúng bị ho.

Thời điểm chim Chào Mào đang thay lông là chim dễ mắc bệnh ho nhất. Bạn mà không quan tâm sát sao và có biện pháp chăm sóc phù hợp thì chim Chào Mào bị ho là điều khó tránh khỏi. Nhất là vấn đề vệ sinh, ăn uống của chim trong giai đoạn này. Khi lồng chim hoặc hộp đựng đồ ăn, nước uống cho chim Chào Mào không sạch sẽ thì chim cũng bị ho.

Cách điều trị chim Chào Mào bị ho hiệu quả

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 3

Có rất nhiều cách chữa cho chim Chào Mào bị ho đã được chia sẻ trong giới nuôi chim cảnh. Dưới đây là những cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất đã được chúng tôi tổng hợp lại.

3.1 Chữa cho chim Chào Mào bị ho khi thay lông

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 4

Trường hợp chim Chào Mào bị ho khi thay lông thì bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông của chim Chào Mào hoặc chất lượng của bộ lông mới. Các bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như mật ong, gừng, chanh để giúp chim Chào Mào điều trị bệnh ho nhanh chóng.

Mật ong vốn có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong vòm họng của chim Chào Mào. Bạn pha mật ong gừng cho chim Chào Mào uống sẽ giúp giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng cho chim. Đây là giải pháp an toàn cải thiện tình trạng bệnh ho cho chim. Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng sau đó cho vào nước ấm, thêm một chút mật ong rồi cho chim Chào Mào uống.

Các bạn nên sử dụng nước mật ong gừng cho chim Chào Mào khoảng 7 ngày. Tốt nhất là cho chim Chào Mào uống nước vào buổi sáng. Thời gian này, các bạn hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh lồng cũng như các vật dụng cho chim Chào Mào ăn uống đảm bảo vệ sinh.

3.2 Chữa cho chim Chào Mào bị ho khi thời tiết thay đổi

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 8

Chim Chào Mào bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của thời tiết, khiến chim bị ho. Bạn có thể chữa cho chim bằng cách cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê, chanh. Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Rửa sạch gừng, giã nhuyễn. Lấy chanh hoặc quất vắt lấy nước, bỏ hạt đi

– Bước 2: Lấy 1 quả lê gọt sạch vỏ, thái nhỏ thành hạt lựu nhỏ

– Bước 3: Cho gừng, nước chanh, lê trộn chung với 2 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê đường phèn.

– Bước 4: Mang tất cả nguyên liệu trên đi hấp cách thủy khoảng 5 phút.

Bạn cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê này liên tục trong 1 tuần. Nếu chim Chào Mào không đỡ thì bạn cần vệ sinh lồng chim và xoa một ít dầu gió xuống đáy lồng. Thực hiện liên tục thêm 2 đến 3 ngày, rồi quan sát tình trạng sức khỏe của chim Chào Mào xem chim đã khỏi bệnh chưa.

3.3 Chữa cho chim Chào Mào bị ho giai đoạn nặng

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 9

Với trường hợp chim Chào Mào ho điều trị mãi không khỏi hoặc phát hiện muộn khiến bệnh chuyển nặng hơn thì bạn nên cho chim Chào Mào uống thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng cho chim Chào Mào là Flo – Doxy.Hecoli.

Cách sử dụng thuốc Flo – Doxy.Hecoli rất đơn giản, các bạn chỉ cần pha thuốc theo liều lượng ghi trên hướng dẫn, sau đó cho vào thức ăn của chim Chào Mào. Tiến hành bôi thêm dầu gió ở đáy lồng để chim Chào Mào nhanh khỏi bệnh hơn. Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi dùng thuốc thì tình trạng ho ở chim Chào Mào sẽ được cải thiện và khỏi dần.

3.4 Chữa cho chim Chào Mào bị ho mãn tính

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 7

Chim Chào Mào bị ho mãn tính thường là do bạn áp dụng các cách chữa không phù hợp khi chim mới bị ho khiến bệnh không thể khỏi. Nếu chim Chào Mào bị ho mãn tính thì bạn không nên dùng thuốc Flo- Doxy.Hecoli mà ưu tiên sử dụng các loại nước mật ong, trầu không, chanh. Lá trầu không có tác dụng giảm đờm, dịu cổ họng và chống viêm cho chim Chào Mào. Vị dịu ngọt của mật ong trung hòa với vị cay nồng của trầu không sẽ giúp chim Chào Mào uống dễ dàng hơn.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, và ngâm khoảng 15 phút trong nước muối loãng.

– Bước 2: Bạn vớt lá trầu không đã ngâm ra, để ráo nước sau đó tiến hành giã nhuyễn. Bạn có thể tháo nhỏ trước khi giã để lá trầu không nhanh nhuyễn hơn.

– Bước 3: Tiếp tục cho lá trầu không đã giã vào nước đun sôi, rồi vắt kiệt lấy nước cốt, lọc bỏ bã đi.

– Bước 4: Ngâm lá trầu không đã giã nhuyễn vào nước sôi khoảng 20 phút. Tiếp tục vắt kiệt lá trầu không, lọc bỏ bã đi, để lấy nước cốt trầu không.

– Bước 5: Cho thêm 3 thìa cà phê mật ong vào với nước cốt trầu không, để nước nguội rồi cho chim Chào Mào uống mỗi ngày.

Cứ cách 7 ngày bạn lại cho chim Chào Mào uống nước mật ong trầu không một lần, thông thường sau khoảng 1 tháng thì sức khỏe của chim Chào Mào sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cách phòng bệnh ho cho chim Chào Mào

tiêu đề ảnh Chim Chào Mào bị ho ảnh 12

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên có phương pháp phòng tránh bệnh ho cho chim Chào Mào để chim không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách phòng bệnh như sau:

– Mùa hè nắng nóng: Các bạn cần hạn chế tối đa việc phơi nắng cho chim Chào Mào trong khoảng từ 10 giờ đến 16h chiều. Điều này giúp chim Chào Mào hạn chế bị sốc nhiệt mùa hè khi thời tiết nắng nóng trên 33 độ C.

– Không treo chim Chào Mào ở các lối đường luồng, hành lang có gió lùa. Hoặc bạn có thể trùm khăn, phủ áo lồng kín cho chim Chào Mào chứ đừng trùm 1~3 mặt khiến chim bị cảm lạnh gây ho.

– Mùa mưa lạnh và nhiệt độ thấp kèm độ ẩm cao: Thì các bạn cần mang chim Chào Mào vào nhà, treo ở các phòng kín gió và có cách nhiệt là tốt nhất. Thêm bóng đèn sưởi ấm để nhiệt độ trong phòng chim Chào Mào tăng lên. Giúp chim Chào Mào đỡ bị xù lông, sốc nhiệt, lồng chim không bị mốc và chim đỡ các bệnh về hô hấp như ho.

– Mùa mưa lạnh: Thì các bạn nên cho Chào Mào ăn chuối hườm và chủ yếu cám mịn, không cho ăn đồ quá mát hay các loại trái cây mọng nước khác. Có thể sức ít dầu gió hoặc dầu tràm vào thành cầu chim và đưới đáy lồng để tránh cho chim bị lạnh.

Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn về tình trạng chim Chào Mào bị ho. Nuoitrong.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, áp dụng thành công những cách chữa trị mà chúng tôi chia sẻ để giúp chú chim Chào Mào của mình luôn khỏe mạnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của website.

Lưu ý

Khi phát hiện thấy chim Chào Mào có biểu hiện bị bệnh ho thì bạn cần phải tìm hiểu  nguyên nhân để chữa bệnh cho chim ngay. Không được để bệnh nặng sẽ khiến chim xuống sức và chết nhanh.

Chuẩn bị cho chim Chào Mào chế độ nghỉ ngơi điều độ và hợp lý. Nên cho chim Chào Mào đi ngủ khoảng từ 5h-5h30 chiều, tránh di chuyển lồng chim Chào Mào sau khi đã kéo áo lồng cho chim đi ngủ.

Mỗi bữa cố gắng không cho chim Chào Mào ăn quá nhiều đồ ăn. Bởi khi ăn quá no chim Chào Mào sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thức ăn cho chim Chào Mào cần phải được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối bạn không cho Chào Mào ăn các loại thức ăn ôi thiu, bị quá hạn sử dụng.

Quan sát biểu hiện của chim Chào Mào hằng ngày. Nếu thấy dấu hiệu chim chán ăn, mệt mỏi cần phải cách ly, sau đó tìm nguyên nhân và cách điều trị ngay để đảm bảo sức khỏe cho chim.

Câu hỏi thường gặp

  • Theo kinh nghiệm của những người nuôi  Chào Mào thì khi chim bị ho, đang trong thời gian điều trị bệnh cho chim thì không nên tắm cho chim Chào Mào, đặc biệt đối với trường hợp chim Chào Mào đang thay lông. Các bạn chỉ nên vệ sinh sạch sẽ khu vực lồng chim và các vật dụng xung quanh chim là được.
  • Chim Chào Mào ở ngoài tự nhiên thường có tuổi thọ từ 10-11 năm. Nếu như chim được nuôi trong nhà, được chủ nhân chăm sóc chu đáo và đúng kỹ thuật thì tuổi thọ của chim sẽ được kéo dài hơn khoảng từ 13 đến 15 năm.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi