Chào Mào là loài chim cảnh có ngoại hình đẹp, giọng hót hay, dễ nuôi và có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, loài chim này cũng dễ mắc phải rất nhiều căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có những bệnh dễ điều trị, nhanh khỏi nhưng cũng có những bệnh cần phải điều trị trong thời gian dài mới hết. Thậm chí, nếu bạn không biết cách chữa trị còn có thể khiến chim bị tử vọng. Để giúp người chơi chim biết cách phòng và điều trị bệnh cho chim Chào Mào, Nuoitrong.com sẽ tổng hợp danh sách các bệnh phổ biến nhất ở chim Chào Mào dưới đây.
Chim Chào Mào bị trúng gió
Đây là căn bệnh rất phổ biến ở chim Chào Mào mà anh em hay gặp phải nhất. Khi bị trúng gió chim Chào Mào sẽ thẫn thờ, chậm chạm, lờ đờ. Bệnh để lâu không được điều trị có thể khiến chim chết nhanh.
1.1 Nguyên nhân của bệnh trúng gió
Là do chim Chào Mào ở lâu ngoài trời, bị gió lạnh lùa vào cơ thể khiến chim cảm lạnh. Hoặc là chim trúng phải gió có hơi độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu…
1.2 Triệu trứng của bệnh trúng gió
Chim Chào Mào sẽ đẫn đờ, thờ thẫn, nhìn trông như mất hồn, không có sức sống. Lông chim Chào Mào xù ra, mặt chim sưng lên, cử động chậm chạm. Bên cạnh đó, nếu để ý kỹ hơn thì anh em sẽ thấy chim Chào Mào bị run chân.
1.3 Cách chữa trị bệnh trúng gió
Các bạn cần xác định chính xác là chim Chào Mào bị trúng gió do nguyên nhân nào để tiến hành điều trị cho chim.
Trước tiên, các bạn cần bắt chim Chào Mào ra khỏi lồng và nặn phao câu cho chim. Anh em thổi lớp lông phủ ngoài ra thì sẽ thấy phao câu của chim Chào Mào bé ti ti như hạt gạo. Đây chính là bộ phận giúp chim Chào Mào lấy dầu để làm bóng lông.
Khi chim Chào Mào khỏe mạnh bình thường thì phao câu sẽ hơi hồng ở chóp. Còn khi Chào Mào bị trúng gió thì nó sẽ sưng tấy lên và loang đỏ hết cả cái phao câu chim. Lúc này, các bạn cần nặn hết mủ vàng ở đầu phao câu đi, phải nặn đến khi nào thấy dịch trắng thì mới ngưng lại.
Tiếp theo bạn sẽ cho chim Chào Mào vào lồng và nhỏ khoảng 3~5 giọt dầu gió, dầu tràm vào cầu chim, đáy lồng chim. Xong thì bạn cần phủ kín áo lồng lại và để lồng chim Chào Mào nơi kín gió, yên tĩnh. Như vậy chim Chào Mào sẽ khỏe lại dần.
Tuy nhiên, sau khi chim khỏe lại thời gian đầu chim sẽ bị suy nặng, chim có thể thay lông bất thường. Vì thế bạn cần lưu ý có chế độ chăm sóc đặc biệt cho chim Chào Mào.
Chim Chào Mào bị bệnh đường ruột
Căn bệnh này là căn bệnh thứ 2 mà chim Chào Mào hay mắc phải nhất. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chim, khiến chim mất sức nhanh chóng.
2.1 Nguyên nhân của bệnh đường ruột
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở chim Chào Mào, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
– Do chim Chào Mào bị ngộ độc nặng: Chim Chào Mào ăn phải thức ăn dính độc như trái cây có thuốc bảo vệ thực vật, mồi tươi cào cào bị dính thuốc sâu, cám có các chất chống ẩm…
– Chim Chào Mào ngộc độc nhẹ do ăn phải cám mốc, hoa quả thối, mồi tươi đã bị chết ươn. Hoặc là do chim Chào Mào uống phải nước uống lâu ngày đã lên men nhiều ký sinh.
– Chim Chào Mào ngộ độc do bị đổi cám đột ngột, chim Chào Mào chưa thích nghi được với thành phần của cám mới khiến rối loạn tiêu hóa.
– Chim Chào Mào bị đường ruột do vi khuẩn tấn công, do lồng chim không được sạch sẽ, nhiều bênh dịch, nước uống và thức ăn của chim Chào Mào ô nghiễm.
2.2 Triệu trứng của bệnh đường ruột
Khi chim Chào Mào bị bệnh đường ruột thì chim sẽ có dấu hiệu chậm chạp, lờ đờ, run chân. Cánh chim Chào Mào thì xệ xuống, lông Chào Mào xù ra và lưng nhọn lên trên.
Ngoài ra còn một triệu chứng nữa mà bạn có thể nhận biết chim Chào Mào bị đường ruột đó là chim đi ngoài phân lỏng và có nhầy xanh. Khi chim Chào Mào đã bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì rất khó chữa trị.
2.3 Cách chữa trị bệnh đường ruột
Để điều trị bệnh đường ruột ở chim Chào Mào thì các bạn cần phải xác định nguyên nhân chính xác là chim bị bệnh do ngộ độc hay vi khuẩn gây ra.
– Chim Chào Mào bị bệnh do vi khuẩn
Nếu như bạn đã xác định chim Chào Mào bị bệnh đường ruột là do vi khuẩn thì cần phải cho chim uống nước oresol nhằm mục đích hạn chế mất nước cho chim. Tiếp theo thì bạn cần phải cho chim Chào Mào uống thuốc kháng sinh như vậy mới khỏi được.
Tốt nhất là các bạn hãy ra ngoài hiệu thuốc thú y để mua thuốc đặc trị bệnh đường ruột cho chim Chào Mào. Khi cho cim dùng thuốc cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian uống thuốc.
– Chim Chào Mào bị bệnh do ngộ độc
Nếu như bạn đã xác định chim Chào Mào bị bệnh đường ruột là do ngộ độc thức ăn thì cần tiến hành điều trị theo cách sau: Để hạn chế mất nước cho chim Chào Mào hãy cho chim ăn chuối tây vừa chín tới. Hoặc bạn cũng thể cho chim Chào Mào uống nước trà, nước lá ổi non, cỏ xước…
Tiếp theo thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ vệ sinh và ăn uống cho chim Chào Mào. Cho chim ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn và nước uống đảm bảo an toàn, vệ sinh, chất lượng. Dần dần chim sẽ khỏi bệnh và phục hồi trở lại.
Chim Chào Mào bị bệnh ho
Chim Chào Mào bị bệnh ho nếu không được chữa sớm thì chim sẽ khó chịu và ít hót hơn bình thường. Khi bạn thấy chú chim Chào Mào nhà mình tự nhiên ít hót đi thì hãy quan sát thêm xem có phải chim đang bị ho không nhé.
3.1 Nguyên nhân gây bệnh ho
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho ở chim Chào Mào, phổ biến nhất là vấn đề khí hậu nơi chim sống. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chim Chào Mào không kịp thích ứng, dẫn đến chim bị ho. Ví dụ như trời đang nóng bỗng đột ngột trở lạnh, hay khi thời tiết giao mùa từ lạnh chuyển sang nóng thì chim sẽ mắc bệnh. Thông thường những chú chim Chào Mào di chuyển từ Bắc vào Nam là dễ bị mắc bệnh ho nhất.
Một nguyên nhân khác nữa khiến chim bị ho là chim bị trúng gió hoặc say nắng. Nhiều người nuôi chim nhưng chưa có kinh nghiệm dễ mắc sai lầm này. Khi cho chim Chào Mào tắm rồi phơi nắng luôn hoặc là để chim Chào Mào ngoài nắng quá lâu chim sẽ bị bệnh. Giống chim Chào Mào cũng khá nhạy cảm nên nếu môi trường sống không sạch sẽ, đảm bảo, có mùi khó chịu cũng sẽ khiến chúng bị ho.
Thời điểm chim Chào Mào đang thay lông là chim dễ mắc bệnh ho nhất. Bạn mà không quan tâm sát sao và có biện pháp chăm sóc phù hợp thì chim Chào Mào bị ho là điều khó tránh khỏi. Nhất là vấn đề vệ sinh, ăn uống của chim trong giai đoạn này. Khi lồng chim hoặc hộp đựng đồ ăn, nước uống cho chim Chào Mào không sạch sẽ thì chim cũng bị ho.
3.2 Triệu chứng của bệnh ho
Tùy thuộc vào bệnh trạng của từng con chim Chào Mào mà biểu hiện bệnh phát ra bên ngoài có thể khác nhau. Nếu bạn thấy một chú chim Chào Mào có tiếng kêu khẹt khẹt, chắt chắt thì khả năng cao là chim đã và đang mắc bệnh ho.
Bên cạnh đó, chim Chào Mào khi bị ho thường hay ủ rũ, chán ăn, thậm chí bỏ ăn nhiều bữa liền nhau. Kết hợp với tiếng kêu của chim Chào Mào thì các bạn có thể nhận định chim có bị bệnh không.
Nếu đúng là chim Chào Mào bị ho thì bạn cần có biện pháp chữa trị ngay. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chim Chào Mào. Thậm chí nhiều chú chim Chào Mào bị ho, bỏ ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng, không thể sống sót được.
3.3 Cách chữa trị bệnh ho
Để điều trị bệnh ho ở chim Chào Mào thì các bạn cần phải xác định nguyên nhân chính xác là chim bị bệnh là do yếu tố nào gây nên. Như vậy mới có cách chữa bệnh hiệu quả.
– Nếu chim Chào Mào bị ho khi thay lông
Trường hợp chim Chào Mào bị ho khi thay lông thì bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông của chim Chào Mào hoặc chất lượng của bộ lông mới. Các bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như mật ong, gừng, chanh để giúp chim Chào Mào điều trị bệnh ho nhanh chóng.
Mật ong vốn có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong vòm họng của chim Chào Mào. Bạn pha mật ong gừng cho chim Chào Mào uống sẽ giúp giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng cho chim. Đây là giải pháp an toàn cải thiện tình trạng bệnh ho cho chim. Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng sau đó cho vào nước ấm, thêm một chút mật ong rồi cho chim Chào Mào uống.
Các bạn nên sử dụng nước mật ong gừng cho chim Chào Mào khoảng 7 ngày. Tốt nhất là cho chim Chào Mào uống nước vào buổi sáng. Thời gian này, các bạn hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh lồng cũng như các vật dụng cho chim Chào Mào ăn uống đảm bảo vệ sinh.
– Nếu chim Chào Mào bị ho khi thời tiết thay đổi
Chim Chào Mào bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của thời tiết, khiến chim bị ho. Bạn có thể chữa cho chim bằng cách cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê, chanh.
Bạn cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê này liên tục trong 1 tuần. Nếu chim Chào Mào không đỡ thì bạn cần vệ sinh lồng chim và xoa một ít dầu gió xuống đáy lồng. Thực hiện liên tục thêm 2 đến 3 ngày, rồi quan sát tình trạng sức khỏe của chim Chào Mào xem chim đã khỏi bệnh chưa.
Nếu như chim Chào Mào ho và bạn đã sử dụng các cách trên để điều trị nhưng chim vẫn không khỏi thì lúc này bạn cần phải cho chim uống thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng cho chim Chào Mào là Flo – Doxy.Hecoli.
Cách sử dụng thuốc Flo – Doxy.Hecoli rất đơn giản, các bạn chỉ cần pha thuốc theo liều lượng ghi trên hướng dẫn, sau đó cho vào thức ăn của chim Chào Mào. Tiến hành bôi thêm dầu gió ở đáy lồng để chim Chào Mào nhanh khỏi bệnh hơn. Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi dùng thuốc thì tình trạng ho ở chim Chào Mào sẽ được cải thiện và khỏi dần.
Chim Chào Mào bị liệt chân
Chào Mào bị đau chân là tình trạng thường gặp ở chim Chào Mào. Căn bệnh này cần phải được chữa trị sớm, nếu không chim sẽ không thể vận động, có thể liệt vĩnh viễn và chết chim.
4.1 Nguyên nhân gây bệnh liệt chân
– Chim Chào Mào bị gãy chân: Nếu chú chim Chào Mào bị gãy chân cho ngã hoặc va đập vào vật cứng trong quá trình di chuyển thì chim cũng sẽ bị đau.
– Chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn: Khi chân của chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm thì sẽ khiến chân bị sưng tấy và đau. Nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn là do yếu tố vệ sinh không đảm bảo, chim dẫm phải phân của mình.
– Chân chim Chào Mào bị thương tích hoặc trầy xước da: Những chú chim Chào Mào có thể bị trầy xước, tổn thương, đau đớn ở chân trong quá trình di chuyển hay chơi đùa. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chim Chào Mào.
– Chim Chào Mào bị viêm khớp: Đây cùng là nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị đau chân phổ biến. Khi các khớp trong chân của chim Chào Mào bị viêm nhiễm thì chúng có thể gây ra đau. Chim Chào Mào sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi di chuyển.
– Chim Chào Mào bị thiếu chất dinh dưỡng: Chim Chào Mào nếu không được ăn uống đủ chất, sẽ khiến cơ thể thiếu chất nghiêm trọng. Từ đó khiến chân chim bị yếu và đau khi đi lại.
– Chim Chào Mào bị lột bốt, đau chân: Nếu như người nuôi không biết cách lột bốt cho chim Chào Mào, lột không đúng cách sẽ khiến chim bị tổn thương và đau đớn.
4.2 Triệu chứng của bệnh liệt chân
Khi chim Chào Mào bị bệnh sẽ có biểu hiện như bị đơ chân, cũng có thể đơ cánh. Chân và cánh của chim Chào Mào không cử động được. Nếu nhẹ thì chim bị liệt một bên, bán thân bất toại. Còn nặng thì chim liệt cả 2 bên, toàn thân bất động.
4.3 Cách điều trị bệnh liệt chân
Cách điều trị tốt nhất là bạn hãy kiểm tra kỹ chân của chim Chào Mào để xác định nguyên nhân của căn bệnh này là gì. Nếu nhìn thấy vết thương hoặc dấu hiệu viêm nhiễm trên chân chim, thì bạn nên dùng bông gạc và dung dịch nước muối sinh lý để lau sạch vết thương, sát trùng vết thương cho chim.
– Cho chim ăn uống đủ chất
Trong quá trình chăm sóc chim Chào Mào bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chim. Bổ sung nhiều các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có tính mát như hoa quả tươi, cám tổng hợp, mồi tanh và khoáng canxi. Cụ thể, nên cho chim Chào Mào ăn các món sau:
Cám chim Chào Mào: Nên cho ăn các loại cám chuyên dụng kích và dưỡng lửa có bán ở cửa hàng chim cảnh. Bạn cần lưu ý để chọn những cơ sở mua cám uy tín, chất lượng cho chim Chào Mào.
Trái cây: Nên cho chim Chào Mào ăn chuối và táo, cam, dưa hấu, cà chua, cà rốt. Thỉnh thoảng bổ sung thêm ớt cho chim Chào Mào giúp chim căng lửa và sung hơn.
Mồi tươi: Cho chim Chào Mào ăn các loại mồi tươi như cào cào non, sâu gạo, sâu quy ít nhất từ 2 đến 3 ngày mỗi tuần. Mồi tươi cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp chim Chào Mào phát triển nhanh.
– Thay đổi lồng chim Chào Mào:
Nếu như chân của chim Chào Mào bị đau là do lồng chim quá nhỏ hoặc không đủ diện tích, thì cách xử lý tốt nhất là bạn nên thay đổi lồng cho chim. Hãy chọn những chiếc lồng có kích thước lớn hơn, sao cho phù hợp với cơ thể chim để chim Chào Mào có thể nhảy nhót, chạy nhảy thoải mái nhất.
Theo kinh nghiệm của những người chơi chim Chào Mào lâu năm thì bạn nên chọn chiếc lồng hình chữ nhật, nan khít. Trong lồng chim Chào Mào nên bố trí ít nhất 2 cầu để chim nhảy nhót.
– Làm cầu cho chim phù hợp
Các bạn nên sử dụng cành cây sầu đâu (cành cây xoan) làm cầu cho chim Chào Mào là tốt nhất. Loại cầu này phù hợp, không gây tổn thương và làm chân chim bị đau như những loại cầu khác.
– Dùng thuốc chữa bệnh cho chim
Nếu như bạn tìm hiểu chim Chào Mào của mình bị đau chân là do nhiễm khuẩn hoặc chim Chào Mào đã bị nhiễm trùng thì bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho chim.
Các loại thuốc chữa bệnh cho chim Chào Mào bị đau chân thì bạn có thể mua tại cửa hàng chim cảnh trên toàn quốc. Lưu ý khi dùng thuốc bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn trên bao bì.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp các bệnh thường gặp ở Chào Mào và cách điều trị bệnh tốt nhất cho từng bệnh. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc cho chú chim của mình luôn khỏe mạnh. Chúc bạn áp dụng thành công!