Cá Anh Đào | Cách nuôi,chăm sóc để lên màu siêu đỏ

Cá anh đào với màu đỏ nổi bật mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, may mắn. Loài cá này còn dễ sống chung với nhiều loài cá cảnh khác mà không đòi hỏi sự riêng tư nào về điều kiện sống. Đây chính là những lí do khiến cho cá trở thành lựa chọn hàng đầu với những người mới đến với thú chơi này. Trong bài viết dưới đây, nuoitrong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nuôi cá anh đào lên màu đỏ thật đẹp để tạo điểm nhấn cho bể.

Giới thiệu về Cá Anh Đào

Tên khoa học của cá anh đào là Puntius titteya, sống theo đàn, nguồn gốc từ các lưu vực sông Kelani và Nilwala của Sri Lanka. Điểm nổi bật của cá anh đào chính là thân hình nhỏ nhưng có màu đỏ tươi kèm sọc đen chạy suốt từ miệng xuống đuôi. Cá có dáng hình thoi với đuôi xẻ và chỉ có một vây lưng.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 1

Trong tự nhiên loài cá này có màu sặc sỡ hơn khi nuôi trong bể thủy sinh. Sắc màu rực rỡ cùng sức sống dẻo dai của cá chính là điểm thu hút dân chơi mới.

Muốn phân biệt cá anh đào đực và cái rất dễ vì ngoại hình của chúng khá khác nhau. Cá cái lớn và tròn hơn so với cá đực, màu sắc cũng nhạt hơn, sọc đen rõ hơn. Cá đực màu đỏ tươi hơn và đỏ đậm khi đến mùa sinh sản. Đặc biệt, nếu bị stress hoặc ốm thì cá sẽ mất màu.

Khi trưởng thành, trung bình mỗi con cá dài khoảng 3 – 4cm nhưng con đực sẽ nhỏ hơn. Tuổi thọ của cá khi được chăm sóc tốt là 4 – 6 năm.

Cách nuôi Cá Anh Đào lên màu siêu đỏ

Những đặc tính của cá chính là cơ sở giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn chúng để bắt đầu “nhập môn”. Để quá trình nuôi suôn sẻ, cá bật được màu nổi bật và khỏe mạnh thì bạn nên chú ý đến các vấn đề:

2.1 Cách lựa chọn cá

Như đã nói ở trên, cá anh đào sống theo đàn nên khi mua bạn cần chú ý mua 5 – 6 con để cá được sống đúng tập tính của mình. Để có được những chú cá khỏe, đẹp thì hãy chọn nhưng chú cá có hoạt động nhanh nhẹn, không bị xây xước, màu sắc đồng đều và không quá nhạt, vây cá không bị sứt mẻ.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 2

2.2 Chọn bể cá

Bể dành để nuôi cá anh đào sống chung cùng các loài cá khác nên có kích thước mặt đáy tối thiểu là 60 x 30cm. Môi trường nước trong bể cần đáp ứng nhiệt độ 20 – 27 độ C, độ pH 5 – 7, bể có sỏi ở đáy và nền tối. Ánh sáng trong bể chỉ cần vừa phải, có thể dùng cây nổi để vừa che bớt ánh sáng vừa giúp bể đẹp hơn.

Bể cá cần được lấp đầy bằng những loại lá cây mịn như Flame Moss (rêu lửa) hoặc cây lau nhà để cá đẻ trứng cũng có thể mang lại hiệu quả rất tốt và cũng để trứng có môi trường tốt nhất. Rất cần chú ý khi bạn nuôi chung chúng với những loài cá khác vì chúng rất có thể sẽ ăn hết trứng của cá diếc anh đào.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 3

2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá

Bộ lọc cho bể cá anh đào chỉ cần loại dòng chảy thấp đủ để cá sinh trưởng. Cá không cần quá nhiều oxy nhưng cần được lọc nước thường xuyên để phát triển tốt nhất.

2.4 Các bước thả cá vào bể

Để giảm bớt căng thẳng và giúp cá nhanh chóng làm quen với môi trường mới, ngay sau khi mua cá bạn hãy đưa cá về nhà càng sớm càng tốt. Thường thì cá sẽ bị nhạt màu đi vì quá trình này nhưng vài ngày sau đó cá sẽ lấy lại được màu tự nhiên. Trình tự các bước thả cá gồm:

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 4

– Bước 1: tắt đèn ở bể cá vì ánh sáng của bể chính là yếu tố khiến cá bị căng thẳng.

– Bước 2: thả trôi túi đựng cá trên mặt bề trong 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ nước của bể mới.

– Bước 3: múc nước trong bể bằng lượng nước trong túi rồi mở túi ra và đổ vào sau đó lại tiếp tục buộc túi lại và thả trôi tiếp trong 20 phút. Việc làm này sẽ giúp cá quen với độ pH của nước trong bể.

– Bước 4: mở túi ra và để cá tự bơi vào bể.

2.5 Thức ăn cho cá

Bản thân cá anh đào ăn rất tạp nên việc lựa chọn thức ăn không có gì khó khăn. Khi còn nhỏ, thức ăn chính của cá là artemia và tôm ngâm nước muối. Đến khi trưởng thành cá thường ăn thức ăn khô.

Để cá đạt kích thước phát triển tốt nhất nên cho cá ăn bọ nước, bọ gậy, tôm tép bé,… Tảo và thực vật cũng là nguồn thức ăn nên bổ sung để cá được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 5

Mỗi ngày cá nên được ăn khoảng 2 – 3 lần nhưng chỉ với lượng thức ăn ít đủ để cá ăn hết trong 5 phút và cho cá ăn vào khung giờ cố định. Đây là cách tạo cho cá anh đào có hệ tiêu hóa tốt và cũng tránh được tình trạng thức ăn dư thừa làm bẩn môi trường nước gây bệnh cho cá.

2.6 Vệ sinh bể cá

Bể cá anh đào nên được thực hiện hàng tuần, chú ý làm sạch kỹ phần thành và đáy bể cùng các vật được dùng để trang trí. Khi thay nước nên giữ lại khoảng 1/3 lượng nước cũ, nước mới cần được loại bỏ hết khí clo rồi mới cho vào bể. Tuyệt đối không thay toàn bộ nước trong bể sẽ khiến cá bị căng thẳng, bị sốc, có thể làm chết cá.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 6

2.7 Bệnh thường gặp và cách xử lý

Điều rất tuyệt vời ở cá anh đào là chúng có sức khỏe cực tốt, khả năng chống chọi bệnh tật cực giỏi. Nếu ngay từ đầu bạn chọn được giống cá tốt thì quá trình chăm sóc sức khỏe của cá sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.

Nếu cá không được cung cấp môi trường sống tốt và chế độ ăn không hợp lý thì cá anh đào có thể mắc một số bệnh như:

2.8 Bệnh đốm trắng

Cá mắc bệnh đốm trắng ngoài sự thay đổi về hành vi thì còn xuất hiện các đốm trắng trên thân sau đó lan xuống vây. Với trường hợp này bạn cần tăng nhiệt độ của nước lên đạt mức 30 độ C sau đó dùng muối và thuốc đặc trị để xử lý mỗi ngày thì khoảng 2 – 3 ngày sau kí sinh trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Tiêu đề ảnh cá anh đào ảnh 7

2.9 Bệnh xuất huyết

Nguyên nhân cá anh đào bị bệnh xuất huyết là do nhiễm khuẩn que. Cá mắc bệnh sẽ chuyển sang màu tối, lồi mắt, mang nhạt màu, đôi khi có đốm xuất huyết. Để chữa bệnh cần tách cá mắc bệnh ra một bể khác rồi ngâm nước muối 3 – 5% trong khoảng 10 – 15 giây và sát trùng toàn bộ bể. Làm việc này đều đặn hàng ngày cho đến khi cá khỏi bệnh.

Kết Luận

Mọi thông tin về cách nuôi và chăm sóc cá anh đào ở trên hy vọng đủ để bạn bắt tay vào lựa chọn và rước loài cá xinh xắn này về nhà để nhanh chóng làm bể cá nhà mình thêm nổi bật. Nuoitrong.com tin rằng với niềm đam mê của mình, bạn sẽ sớm có được đàn cá đỏ rực rỡ để mãn nhãn với thành quả của mình.

Lưu ý

Trong quá trình nuôi cá anh đào bạn nên chú ý những vấn đề sau để đảm bảo tốt cho sự sinh trưởng và sức khỏe của cá:

– Cá anh đào không có tập tính khoe mẽ hay giương oai nên có thể sống chung với nhiều cá thể khác. Bên cạnh việc nuôi thành bầy đàn, bạn hãy ghép chúng cùng những đại diện có kích thước tương đương. Điển hình là cá cầu vồng, các giống cá da trơn, cá bảy màu hay cá neon,… vì đây đều là những vật nuôi có màu sắc đẹp, hiền lành, ít có tính cạnh tranh.

– Cá anh đào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh có trồng nhiều cây vì chúng thích ẩn náu dưới tán cây.

– Không nên nuôi 1, 2 con mà cần nuôi thành nhóm 5 – 6 con vì cá sống thành đàn.

– Nếu nuôi cá anh đào sinh sản hãy chú ý đến mùa sinh sản cá đực sẽ bơi ngay sau bạn tình để xua đuổi những con đực đối thủ khác và khẳng định chủ quyền. Cá đẻ trứng tự do và có thể ăn trứng nên cần tách cá bố mẹ ra bể riêng để đảm bảo tốt nhất số lượng trứng nở thành cá con.

– Nên cho cá con bobo mịn, tảo hoặc artemia để chúng nhanh khoẻ và cứng.

Câu hỏi thường gặp

  • Môi trường nước trong bể nuôi cá anh đào nên đáp ứng nhiệt độ 20 - 27 độ C, độ pH 5 - 7, bể có sỏi ở đáy và nền tối
  • Cá anh đào có thể ăn mọi loại thức ăn mà các loài cá khác vẫn ăn nhưng để cá đạt kích thước phát triển tốt nhất nên cho cá ăn bọ nước, bọ gậy, tôm tép bé,... Tảo và thực vật cũng là nguồn thức ăn nên bổ sung để cá được cung cấp đủ dinh dưỡng. Mỗi ngày nên cho cá ăn 2 - 3 lần với lượng thức ăn đủ để hết trong 5 phút.
  • Cá anh đào bị bệnh đốm trắng cần được tăng nhiệt độ của nước lên đạt mức 30 độ C sau đó dùng muối và thuốc đặc trị để xử lý mỗi ngày thì khoảng 2 - 3 ngày sau kí sinh trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi