Cá Bảy Màu có cần oxy không? Cần lưu ý những gì khi nuôi cá

Cá Bảy Màu luôn nằm top những loài cá cảnh được yêu thích và được săn lùng rất nhiều hiện nay. Trong quá trình chăm sóc có khá nhiều người đặt câu hỏi là nuôi cá Bảy Màu có cần oxy không? khi nuôi cần lưu ý gì? Đây là một thông tin khá quan trọng, Nuoitrong.com sẽ giải thích cụ thể đến bạn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Khái quát về đặc điểm của cá Bảy Màu

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 1

Cá Bảy Màu là loài cá chủ yếu sống ở Nam Mỹ, cá được du nhập về Việt Nam trong những năm gần đây. Kích thước cá đực và cá cái có sự khác biệt lớn. Con cá cái thì có chiều dài khoảng 4 – 6 cm, bụng to, đuôi nhỏ. Còn với những con cá đực thì chiều dài chỉ là 3 – 3.5cm, thân cá thon dài, xòe rộng và đuôi to. Tuổi thọ trung bình của cá là khoảng 2 – 3 năm. Dù là ở trong môi trường tự nhiên hay nhân tạo thì cá cũng thích sống theo bầy đàn.

So với nhiều loài cá cảnh khác thì cả Bảy Màu được xếp vào danh sách dễ nuôi. Cá có khả năng ăn uống đa dạng, hằng ngày cá có thể ăn rong rêu, cám tổng hợp, các loại thức ăn như côn trùng sống,…

Khi nuôi làm cảnh nếu người nuôi đem tới cho cá hệ sinh thái tốt, chế độ dinh dưỡng phù hợp cá sẽ lớn rất nhanh. Đặc biệt cá có khả năng sinh sản vượt trội, một năm có thể đẻ ra rất nhiều lứa cá bột chỉ trong thời gian ngắn.

Để nuôi cá Bảy Màu bạn có thể chọn nhiều loại hồ khác nhau. Trong đó đẹp nhất là hồ kính hình vuông, hình chữ nhật. Ngoài ra nếu ai muốn đặt bàn trang trí thì cũng có thể chọn những bể trồng. Tiết kiệm hơn mọi người cũng có thể sử dụng những chậu, khay nhựa hay thùng xốp để nuôi cá. Bên cạnh đó, nếu nhà ai có vườn rộng có thể tận dụng không gian trước nhà để xây hồ xi măng nuôi cá bảy màu.

Cá Bảy Màu có cần oxy không?

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 2

Cá Bảy Màu là động vật có quá trình hô hấp diễn ra giống như bao loài cá thủy sinh khác. Cá thở bằng cách trao đổi nước cũ mới qua mang và tách lấy oxy cho cơ thể. Vậy nuôi cá Bảy Màu có cần oxy không? Thì câu trả lời là có thể Cần hoặc Không cần tùy thuộc và điều kiện sống cũng như số lượng cá thể được nuôi trong bể đó. Để giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn khi nào cần và không cần, Nuoitrong.com sẽ phân tích cụ thể và chi tiết dưới đây.

2.1 Quá trình trao đổi oxy hoạt động thế nào trong nước?

Cá Bảy Màu sẽ lấy oxy tinh khiết trong nước thông qua hoạt động thở. Đó là sự vào ra nước mới và cũ qua mang cá. Điều này có nghĩa là môi trường nước chỉ cần có đủ oxy cần thiết là chúng có thể sinh trưởng một cách bình thường.

Bạn có thể thêm oxy tinh khiết vào nước hồ cá bằng cách khuấy động bề mặt. Hoặc có thể bằng cách thêm nước ngọt có chứa các phân từ oxy hòa tan. Sự kích động bề mặt càng lớn thì lượng oxy hòa tan từ khí quyển vào nước càng nhiều.

2.2 Cá Bảy Màu có cần máy bơm nước hay sủi bọt không?

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 3

Câu trả lời là sẽ tùy thuộc vào kích thước của bể và bề rộng của mặt nước, số lượng cá ít hay nhiều. Nếu bạn nuôi cá số lượng ít, trong bể nhỏ thì sẽ không cần sục khí. Nhưng nếu bạn nuôi cá với số lượng lớn, bể rộng thì cần phải thêm máy bơm nước và máy sủi bọt có tốc độ phù hợp. Có như vậy quá trình trao đổi oxy, hô hấp của cá mới diễn ra đảm bảo, giúp đàn cá luôn khỏe mạnh và sinh sản tốt.

2.3 Cá Bảy Màu có cần bộ lọc không?

Câu trả lời là Có. Nếu số lượng cá bạn nuôi trong bể nhiều thì bộ lọc là vô cùng cần thiết. Bởi với chức năng hoạt động thông minh, bộ lọc sẽ giúp loại bỏ hết các chất cặn bã do cá thải ra. Và cả thức ăn thừa nữa, nếu bạn không có thời gian dọn dẹp, bộ lọc một phần nào đó cũng sẽ giúp làm sạch bể.

Với chiếc bể lớn, số lượng cá nuôi nhiều mà bạn không có bộ lọc sẽ gây ra tích tụ amoniac khiến cá có thể bị nhiễm độc và nhanh chết.

Bên cạnh đó, bộ lọc bể cá còn cung cấp số lượng lớn vi khuẩn có lợi. Nhờ đó đàn cá sinh sống sẽ khỏe mạnh, hạn chế được tình trạng bị virus và vi khuẩn tấn công.

2.4 Trồng cây thủy sinh để sản xuất oxy trong bể cá

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 4

Nếu bạn không thích tiếng ồn của máy sủi bọt hay máy bơm nước thì một giải pháp khác để tăng oxy cho bể cá là trồng cây thủy sinh. Cây thủy sinh không chỉ là loại thực vật sống trong nước có khả năng tạo oxy mà còn là nguồn thức ăn trực tiếp cho cá.

Cá Bảy Màu sẽ dùng oxy từ nước, thải khí CO2 cùng chất thải Nitrat. Trong khi đó cây thủy sinh cần ánh sáng, CO2 và nitrat để quang hợp và thải ra oxy.

Trong bể mà có sự kết hợp sữa cá Bảy Màu và cây thủy sinh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo hơn bao giờ hết. Việc bạn cần phải làm chỉ là cân bằng tốt giữa tỷ lệ giữa cá và cây thủy sinh sao cho phù hợp mà thôi.

Hiện nay có khá nhiều loại cây thủy sinh mà bạn cần phải kể đến như:

– Bèo tấm

– Bèo lục bình

– Bèo tổ ong

– Bèo Nhật

– Bèo cái,…

Tất cả các loài cây này đều sinh trưởng dễ, có thể tồn tại mà không cần bón phân. Đặc biệt cây còn có thể phát triển ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.

Những lưu ý cần biết khi nuôi cá Bảy Màu?

Dưới đây sẽ là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết để nuôi được những chú cá Bảy Màu khỏe mạnh.

3.1 Lưu ý khi nuôi cá trong bể kính không có oxy

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 5

Để đảm bảo nguồn nước nuôi cá Bảy Màu, bạn cần phải để nước ra ngoài hoặc cho sủi oxy khoảng 2 ngày. Mục đích của việc làm này là để khử hết khí clo trong nước. Ngoài ra điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cá bảy màu. Trường hợp để bể cá dưới ánh nắng quá gay gắt sẽ khiến cho tảo sinh sôi và phát triển. Sống trong môi trường này sẽ khiến cho cá bị ngộ độc hoặc bị thiếu oxy. Còn nếu đặt bể cá dưới trời mưa quá lâu sẽ làm giảm độ pH trong nước khiến cá bị túm, bị lắc, nấm thân,…

Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi cá Bảy Màu là từ 20 – 28 độ C. Nguồn nước hơi kiềm sẽ thích hợp để cá phát triển. Độ pH phù hợp với cá là từ 6.5 – 7.7. Vào mùa đông nhiệt độ nước giảm xuống, bạn nên dùng thanh sưởi nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho cá để tăng sức đề kháng.

3.2 Vệ sinh bể cá định kỳ

Mỗi khi thay nước trong bể, để tránh cho cá bị sốc, bạn nên thay nước một cách chậm rãi, từ tốn. Mỗi lần vệ sinh sẽ không thay lượng nước quá nhiều. Tốt nhất một tuần bạn nên thay nước một lần với khoảng ⅓ lượng nước trong bể.

Bố trí hệ thống lọc cho bể cá Bảy Màu cũng không quá phức tạp. Với bể nuôi số lượng ít bạn chỉ cần sử dụng lọc vi sinh + kèm theo vật liệu lọc là đã có thể nuôi được cá. Mặc dù bình thường cá Bảy Màu không cần máy tạo oxy, nhưng nếu nuôi số lượng nhiều việc đầu tư một chiếc máy sủi oxy sẽ giúp cá có dưỡng khí tốt. Tránh tình trạng cá bị thiếu oxy dẫn đến chết từ từ.

3.3 Cách thiết lập bể nuôi cho cá Bảy Màu

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 6

– Một môi trường sống hoàn hảo và lý tưởng cho cá Bảy Màu đó là có cả cây thủy sinh và nơi ẩn nấp. Tốt nhất bạn nên đặt 1,2 hoặc 3 hang ẩn náu ở những vị trí yên bình trong bể. Ở phía trước của các hang động này bạn có thể đặt thực vật thủy sinh để ẩn lối vào trong hang động. Bằng cách này những chú cá sẽ cảm thấy an toàn hơn. Đặc biệt là trong bể nuôi cá Bảy Màu con, tác dụng là sẽ chặn đường nhìn của cá Bảy Màu trưởng thành. Từ đó giúp đàn cá Bảy Màu con có tỷ lệ sống sót cao hơn.

– Khi bố trí bể nuôi bạn cũng nên quan tâm đến phần đáy bể. Thông thường sẽ có 02 phương pháp mà bạn có thể thiết lập:

+ Có đáy trần

+ Đặt một lớp nền bên dưới

Trong đó loại tốt nhất để nuôi cá Bảy Màu đó là bể đáy trần. Bởi lẽ thiết kế này sẽ giúp quá trình làm sạch trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể làm sạch cặn bẩn đọng lại dưới đáy bể mỗi khi thay nước. Còn trường hợp bạn có nhiều thời gian vệ sinh, hút cặn thì cũng có thể lựa chọn lớp nền bên dưới bằng cát, sỏi.

– Một bể nuôi cá Bảy Màu tốt cũng cần được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng. Tác dụng của đèn là giúp đàn cá mau lớn, khỏe mạnh. Thời gian bật đèn lý tưởng đó là từ 12 – 16 giờ mỗi ngày. Vào buổi tối bạn nên tắt đèn để cá có không gian để nghỉ ngơi. Nếu bật đèn quá nhiều sẽ khiến cá bị căng thẳng và sinh bệnh.

3.4 Kỹ thuật cho cá ăn để không làm ô nhiễm nguồn nước

Tiêu đề ảnh cá Bảy Màu cần oxy không ảnh 7

Cá Bảy Màu cần có nhu cầu dinh dưỡng cao để sinh trưởng và phát triển. Đối với cá Bảy Màu con một ngày cần được ăn ít nhất hai bữa. Còn đối với cá trưởng thành một ngày khoảng 1 bữa. Thời gian cho ăn thích hợp đó là vào sáng và tối.

Mỗi bữa chỉ cho cá ăn một lượng thức ăn vừa phải, tránh tình trạng dư thừa thức ăn, tồn đọng lại trong bể. Tốt nhất, sau mỗi bữa ăn, sau khi quan sát cá đã no, bạn sẽ dành ra vào phút để dọn lại thức ăn thừa. Tránh để thức ăn tích tụ lâu ngày làm ô nhiễm nguồn nước, sinh bệnh cho cá.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc cá Bảy Màu có cần oxy không. Mong rằng những giải đáp của Nuoitrong.com đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc của mình. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích để nuôi loài cá này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Nếu nuôi cá số lượng ít, bể rộng rãi thì không cần tạo oxy. Còn nếu bạn nuôi cá số lượng lớn thì bắt buộc phải trang bị thêm máy sục, máy bơm nước. Nếu chủ quan không trang bị cá sẽ bị thiếu oxy và ngừng sinh trưởng bất cứ lúc nào.

– Vị trí thích hợp để đặt bể cá Bảy Màu là khu vực thoáng mát, có ánh sáng nhẹ. Nếu để dưới ánh nắng gay gắt hoặc mưa nhiều cá sẽ chết rất nhanh vì môi trường nước không phù hợp, bị thiếu oxy.

– Vào mùa đông ở miền Bắc, bạn có thể dùng máy sưởi để hạn chế vi khuẩn nấm phát triển, điều hòa thân nhiệt cho cá những ngày nhiệt độ xuống thấp. Máy sưởi cho bể cá không quá đắt, tùy theo diện tích bể nuôi mà bạn sẽ chọn loại có công suất sao cho phù hợp.

– Một bể cá từ 10L trở lên sẽ thích hợp với việc nuôi đàn cá Bảy Màu khoảng 5 – 7 con. Nếu tăng số lượng cá cần phải tăng diện tích bể nuôi.

– Trong bể cá có thể bố trí các tiểu cảnh, rong tảo. Việc này vừa giúp cá con dễ sống hơn, đồng thời mang tới nguồn dinh dưỡng ban đầu cho cá con.

Câu hỏi thường gặp

  • Bộ lọc bể cá cần phải thay khi nước dần chuyển sang màu nâu. Bạn sẽ tháo bột lọc ra, vệ sinh sạch các bộ phận, trường học lõi lọc đã quá cũ bạn cũng cần phải thay mới.
  • Cá Bảy Màu ăn rất ít, bạn không nên cho ăn quá nhiều vì sẽ phát sinh lượng thức ăn thừa làm bẩn nước khiến cá chết. Kể cả nhiều ngày bạn không cho cá ăn thì cá vẫn sống tốt nhờ vào việc ăn rong tảo.
  • Cá Bảy Màu có tính cách hiền lành nên bạn có thể nuôi chung với cá Neon, cá Sóc đầu đỏ, cá chuột,...

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi