Trong quá trình nuôi cá Betta sẽ khó có thể tránh những lúc cá bị bệnh. Bên cạnh bệnh thối vây, vậy đốm trắng, cá Betta bị nấm cũng là căn bệnh khá phổ biến. Khi bị nhiễm bệnh này nếu không được điều trị sớm cá có thể sẽ bị chết. Vậy nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh nấm ở cá Betta thế nào? Bài viết dưới đây Nuoitrong.com sẽ lý giải rõ nhất tới bạn.
Cá Betta bị nấm là bệnh gì?
Bệnh nấm cá là một bệnh phổ biến ở các dòng cá thuộc khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể cá Betta và gây bệnh. Những chú cá yếu ớt, bị stress hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Khi bị nhiễm bệnh, các bào tử nấm sẽ xuất hiện trên da, vây và ăn vào cơ thể của cá. Hầu hết nấm xuất hiện dưới dạng chất nhờn màu trắng giống hình bông trên thân cá. Khi bệnh chuyển nặng nấm sẽ chuyển sang màu xám hoặc màu đỏ.
Biểu hiện cá Betta bị bệnh nấm?
Mỗi loại bệnh nấm sẽ có dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Đối với cá Betta người nuôi có thể phát hiện cá bị nấm sớm dựa theo các triệu chứng sau đây:
– Cá có dấu hiệu mệt mỏi, thường xuyên lượn lờ trên mặt nước hơn so với bình thường.
– Một số con cá Betta khi nhiễm bệnh lại nằm ở đáy, đặc biệt là nằm trong góc.
– Trên da, vây, miệng và mang của cá xuất hiện các chất nhầy màu trắng.
– Cá ăn uống không ngon miệng, không quan tâm đến thức ăn, thậm chí bỏ bữa nhiều ngày.
– Cơ thể khó chịu nên cá sẽ thường xuyên cọ xát vào các vật dụng trong bể để làm trầy xước bản thân.
– Mắt, mang và một số bộ phận khác trên cơ thể của cá có dấu hiệu bị sưng đỏ. Mang cá không cử động linh hoạt như ngày thường.
Nguyên nhân khiến cho cá Betta bị bệnh nấm?
Có 02 nguyên nhân chính làm cho cá Betta bị mắc bệnh nấm:
3.1 Bể nuôi bị ô nhiễm, mất vệ sinh
Khi điều kiện sinh sống của cá không được tốt, nguồn nước bị ô nhiễm, không gian sinh sống chật hẹp là lý do khiến cá dễ bị mắc bệnh. Không những thế thức ăn thừa, phân thải của cá tích tụ nhiều ngày không được xử lý là nguyên nhân xuất hiện nhiều mầm bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh nấm.
3.2 Do cá bị thương
Trong lúc cá bị thương, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm chính là điều kiện để mầm bệnh phát triển. Virus – vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan, xâm nhập vào cơ thể làm lây bệnh cho cá.
Cách điều trị bệnh nấm cho cá hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ bị bệnh của cá mà sẽ có những cách điều trị bệnh tương ứng. Dưới đây sẽ là 03 cách trị nấm cho cá Betta từ nhẹ đến nặng mà người nuôi có thể áp dụng thực hiện.
4.1 Điều trị bằng muối đậm đặc
Khi cá mới bị nhiễm bệnh bạn hãy cho cá tắm qua nước muối đậm đặc để ngăn ngừa sự lây lan và chuyển nặng của bệnh.
Cách pha như sau: Bạn dùng 10 gram muối hột/100ml nước sạch. Bạn khuấy cho dung dịch nước muối hòa tan rồi cho cá bị nấm vào tắm khoảng 20 giây. Ban đầu khi ngâm vào nước muối cá sẽ nằm im một chỗ. Sau thời gian ngâm, khi trở về môi trường nước khoảng 5s là cá sẽ bình thường trở lại.
Sau đó bạn sẽ bắt cá ra và cho vào hồ đã pha sẵn nước lá bàng để giúp cá sớm hồi phục. Đối với những trường hợp cá bị nhẹ, việc ngâm muối đậm đặc sẽ diệt được nấm. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 3 – 5 ngày là bệnh tình của cá sẽ có chuyển biến tốt.
4.2 Điều trị bằng thuốc Tetracyclin 500mg
Thuốc Tetracyclin 500mg bạn có thể dễ dàng mua tại các tiệm thuốc tây. Tác dụng của loại thuốc này là giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở ngoài ra.
Để sử dụng, bạn sẽ mở viên thuốc ra và đổ 50mg thuốc vào 2 lít nước, sau đó khuấy đều và cho cá Betta vào trong đó. Sau khi ngâm được 48h kháng sinh sẽ hết tác dụng, để điều trị tiếp bạn cần phải thay nước và thuốc mới.
Thường thì sau khoảng 03 lần thay thuốc là bệnh của cá sẽ khỏi và dần hồi phục.
4.3 Điều trị bằng thuốc trị nấm cho cá cảnh
Khi bạn thấy cá Betta xuất hiện phát ban như kiểu dạng túm như bông có nghĩa là cá đã bị nặng. Bạn cần phải điều trị ngay để cá không bị kiệt sức và chết vì bệnh nguy hiểm này.
Trước khi sử dụng thuốc điều trị nấm cho cá cảnh bạn cần phải hay lại toàn bộ nước và tăng nhiệt độ lên 30 độ. Ở mức nhiệt độ này những con vi khuẩn sẽ rất khó có thể tồn tại và phát triển.
Các loại thuốc đặc trị nấm ở cá Cảnh
– Kiểm soát vi khuẩn Biozym
Đây là loại thuốc chữa nấm khá đặc biệt, thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự tổng hợp của các protein của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó các con vi khuẩn sẽ yếu đi, không thể nhân đôi và bị tiêu diệt.
Thuốc Biozym Bacterial Control hoàn toàn khác so với các dòng thuốc khác trên thị trường. Bởi đây là sản phẩm sinh học tinh khiết, khi sử dụng người nuôi yên tâm là sẽ không gây nên tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới hệ vi sinh,…
Ngoài sử dụng cho cá Betta, loại thuốc này còn dùng tốt cho cá Koi, các loại cá da trơn, cá đuối,…
– Pimafix và Melafix
Pimafix và Melafix cũng là bộ thuốc mà người nuôi không nên bỏ qua khi muốn chữa bệnh nấm cho cá. Hai sản phẩm này được sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên nên điều trị tốt cho cá, không gây tác dụng phụ.
Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất bạn nên sử dụng ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Như thế hiệu quả chữa bệnh sẽ tối ưu hơn.
Người nuôi yên tâm sử dụng hai loại thuốc này sẽ không làm ảnh hưởng tới hệ vi sinh. Tuy nhiên sẽ có hạn chế là khiến nước nổi bọt, tạo độ đặc. Vì vậy sau khi cá khỏi bệnh bạn cần phải thay lại nước.
– Gõ sinh học 2
Bio Knock 2 là loại thuốc điều trị nấm của Thái cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh nấm ở cá. Cách sử dụng loại thuốc này khá đơn giản, bạn chỉ cần vớt cá ra ngoài sau ngâm trực tiếp với Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1giọt/10 lít nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày.
Lưu ý là Bio Knock 2 là một dạng chất kháng sinh nên có thể thuốc sẽ tiêu diệt hết các hệ vi sinh có trong bể cá của bạn.
– Tetra Nhật
Tetra Nhật là thuốc chuyên để điều trị các dạng bệnh nấm và các bệnh ngoài da ở cá. Loại thuốc này đã có từ khá lâu, tuy nhiên vẫn được nhiều người chơi cá cảnh đặc biệt là cá Betta tin tưởng sử dụng.
Lưu ý là khi sử dụng loại thuốc này không cho cá ăn. Sau 05 ngày nếu cá khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.
– Cz8-Bacta
Ưu điểm của loại thuốc Cz8-Bacta là có giá thành khá hợp lý mà hiệu quả đạt được cũng khá tốt. Ngoài chữa nấm loại thuốc này còn có thể dùng để điều trị các tổn thương về mô, vảy cá,…
Tuy nhiên để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người nuôi cần điều chỉnh nhiệt độ nước lên 26 – 28 độ C.
Cách phòng tránh bệnh nấm ở cá Betta
Để phòng tránh cho cá Betta không bị nấm bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
– Vệ sinh bể cá thường xuyên ít nhất là 1 tuần một lần
– Để cá có thêm sức đề kháng bạn thêm một chút lá bàng vào trong nước nuôi để nước sạch và khử khuẩn tốt hơn.
– Lưu ý là không thay 100% nước mà chỉ nên thay 50% nước để tránh cho cá Betta bị sốc, căng thẳng.
– Thức ăn hằng ngày cho cá cần phải đảm bảo vệ sinh. Sau mỗi bữa ăn người nuôi cần dọn dẹp lại thức ăn thừa.
– Sử dụng bộ lọc bể cá để hút sạch vi khuẩn, bụi bẩn. Trang bị thêm bộ sưởi để bể cá luôn được giữ ấm, ngăn chặn quá trình sản sinh vi khuẩn gây bệnh.
Một số bệnh thường gặp ở cá Betta
Ngoài bệnh nấm trong quá trình chăm sóc hằng ngày, cá Betta cũng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nuoitrong.com sẽ khái quát thêm để bạn có thể hiểu và chủ động phòng tránh bệnh.
6.1 Bệnh đốm trắng
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở cá Betta là do ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể cá. Khi bị nhiễm bệnh cá sẽ khó chịu, thường xuyên quẹt mình vào thành hồ, chán ăn,…
Để điều trị bạn cần phải tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng. Nên bắt đầu 29 độ C, sau đó giảm dần khi bệnh thuyên giảm. Bạn sử dụng muối để tắm cho cá, giúp vi khuẩn không sinh sôi. Nếu cá bị nặng bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như Coppersafe hay Aquarisol để điều trị.
6.2 Bệnh thối vây
Nguyên nhân gây bệnh là do nguồn nước bị ô nhiễm, các loại vi khuẩn có sẵn trong hồ sẽ tấn công đến cơ thể cá.
Dấu hiệu cá Betta bị mắc bệnh thối vây là viền vây bị mất màu. Nếu lan tới tia vây và phần thịt thì nó sẽ trở nên nghiêm trọng, cá có thể sẽ bị chết.
Để điều trị bạn sẽ sử dụng các loại thuốc như: Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh. Nếu các loại thuốc trên không cho tác dụng tốt thì bạn sẽ dùng thêm kháng sinh là Tetracycline và Sulfa.
6.3 Bệnh lở miệng
Bệnh lở miệng ở cá là do vi khuẩn gây nên, loại này thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng cá. Khi mắc bệnh cá sẽ có một số biểu hiện như:
Vùng xung quanh miệng cá bị xùi lên như những cục bông gòn. Quan sát kỹ sẽ thấy miệng cá có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc. Xung quanh vùng bị nhiễm bệnh xuất hiện quầng đỏ.
Để điều trị bạn sẽ dùng muối, Melafix, hoặc nếu cá bị nặng sẽ sử dụng kháng sinh Spectrogram, Furanace hay Sulfa.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nội dung cá Betta bị nấm. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích để có thể chủ động và phòng tránh căn bệnh này cho đàn cá của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!