Cá Betta bị sình bụng đang là bệnh gặp khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên căn bệnh này ở cá. Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh bạn cần phải điều trị ngay thì cá mới nhanh bình phục và khoẻ trở lại. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh sình bụng ở cá Beta, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây. Mời bạn theo dõi.
Cá Betta bị sình bụng là bệnh gì?
Cá Betta bị sình bụng là khi phần bụng của cá bị căng phồng chứa đầy nước và không có khả năng tự đào thải. Bụng của cá Betta căng lên cũng làm cho vảy cá rộp và tạo thành hình nón thông.
Sình bụng là triệu chứng nói lên tình trạng sức khỏe không tốt ở cá Beta. Vì thế mọi người không nên chủ quan, cần chủ động tìm nguyên nhân và tìm cách điều trị sao cho phù hợp nhất.
Dấu hiệu cá Betta bị sình bụng?
Những chú cá Betta bị sình bụng thường có những biểu hiện rất rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường. Khi cá bị nhiễm bệnh phần bụng cá Betta sẽ phình to lên.
Cá Betta bị sình bụng nếu phát hiện trong giai đoạn đầu thì sẽ không quá khó chữa trị. Song nếu phát hiện muộn, khi bệnh đã chuyển nặng thì rất khó có thể điều trị và cá sẽ bị chết.
Nguyên nhân khiến cá Betta bị sình bụng?
Có 03 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cá Betta bị sình bụng:
3.1 Sình bụng cấp tính
Trường hợp này xác định là bụng cá bị sình lên một cách bất chợt. Nguyên nhân chính là do cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
3.2 Sình bụng mãn tính
Có nghĩa là bụng của cá bị sình lên một các từ từ. Nguyên nhân được xác định là do ký sinh trùng hoặc bướu phát triển ở bụng cá gây nên. Hiện căn bệnh lao cá ở Betta gặp phải khá nhiều, nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rất mạnh.
3.3 Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác có thể gây nên sình bụng ở cá như: Do nhiễm virus, cá bị tổn thương nội tạng, cá bị suy thận do sử dụng nhiều loại thuốc.
Cách điều trị cho cá Betta bị sình bụng hiệu quả nhất
– Cá Betta bị sình bụng nhìn chung là khó chữa trị. Chỉ khi nào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn và được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi mới cao. Vì thế bạn cần phải xem xét xem nguyên nhân gây bệnh có phải là do virus gây nên hay không hay do các nguyên nhân khác.
– Nếu trong trường hợp vảy cá bị xù lên thì chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bạn cần phải ngâm cá trong nước muối. Tác dụng của việc ngâm muối này là giúp cá tiêu bớt chất lỏng có trong cơ thể. Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc được bán dùng để chữa cá bị sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Bạn có thể đến các tiệm thuốc cá cảnh để mua và về điều trị cho cá.
– Khi cá bị sình bụng do sinh sống trong nguồn nước bị ô nhiễm bạn cần phải cách ly và ngâm thuốc chuyên trị cho cá. Ngoài sình bụng, cá còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như: cá bị lồi mắt, hậu môn cũng lồi ra và chứa chất lỏng đặc sệt.
Cách phòng ngừa cá Betta bị sình bụng
Cũng giống như hầu hết các loại bệnh khác ở cá, bệnh sình bụng xuất hiện cũng do liên quan đến các vấn đề chăm sóc chưa đúng cách. Để phòng ngừa căn bệnh này cho cá Betta bạn cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
– Môi trường nước nuôi cần phải ổn định nhiệt độ từ 27 – 32 độ C.
– Cá Betta là loài cá thích ăn động vật nhưng không phải vì thế mà bạn cho cá ăn quá nhiều, quá thường xuyên. Bạn cũng cần phải thay đổi cho cá ăn thức ăn chín được nấu cẩn thận. Thực phẩm chế biến cho cá phải đảm bảo, không bị hỏng, ôi thiu.
– Vệ sinh hồ cá thường xuyên, mỗi tuần sẽ thay khoảng 30% nước. Nếu bể không bị nhiễm bẩn quá nặng thì bạn không nên thay hoàn toàn, cần giữ lại hệ vi sinh vật có lợi.
– Trong bể cá không nên nuôi quá nhiều loại, mật độ hợp lý. Cần phải tạo cho cá không gian thoải mái để khám phá.
– Đặt bể cá Betta ở trên cao để tránh chó mèo lại gần hồ. Những loại động vật này cũng được coi là nguyên nhân có thể truyền bệnh lên cá.
– Cá mới mua phải chọn những con khỏe mạnh. Tốt nhất là nên cách ly khoảng 1 tuần trước khi thả vào hồ cá.
Top bệnh thường gặp khác ở cá Betta
Cá Betta có thể sống tốt ở bất kỳ môi trường nào nhưng cá cũng rất dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài bệnh sình bụng cá Betta còn có thể gặp phải một số căn bệnh khác như:
6.1 Cá Betta bị nấm
Bệnh nấm đang là căn bệnh mà rất nhiều cá Betta gặp phải. Nếu không điều trị kịp thời cá sẽ rất dễ bị chết.
Nguyên nhân và triệu chứng
– Mầm bệnh nấm vốn dĩ có trong hồ, khi hệ miễn dịch của cá yếu đi là sẽ bị tấn công.
– Khi nhiễm bệnh trên thân cá sẽ xuất hiện các búi màu trắng, xám như cục bông gòn.
Cách điều trị
Để điều trị bệnh nấm cho cá bạn sẽ sử dụng malachite green, muối, tăng nhiệt độ, methylene blue, formalin hay hydrogen peroxide. Cách dùng là bôi trực tiếp lên vết nấm, cần hết sức cẩn thận không để thuốc dính vào mang cá.
Cách ly cá bị bệnh và vệ sinh khử khuẩn lại hồ cũ để tránh mầm bệnh còn sót lại, lây lan sang các loài cá khác.
6.2 Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng ở cá Betta xuất hiện là do ký sinh trùng trú ngụ ở lớp dưới của da cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể của cá.
Triệu chứng cá bị bệnh
Thời gian đầu những hạt cát và hạt muối thường xuất hiện ở phần đầu cá trước, sau đó sẽ lan dần sang phần miệng. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ lây khắp toàn bộ cơ thể cá.
Khi mắc bệnh cá mệt mỏi nên sẽ bơi chậm chạp, lờ đờ. Thậm chí vây cá còn bị dính vào nhau.
Cách điều trị
Để điều trị bệnh đốm trắng cho cá, bạn cần pha loãng muối vào nước. Sau đó tăng nhiệt độ. Đồng thời sử dụng thuốc điều trị Aquarisol hay Betting liên tục trong 2 tuần để tiêu diệt hết ký sinh trùng.
6.3 Bệnh Popeye
Cá bị nhiễm bệnh Popeye sẽ có triệu chứng là bị sưng ở một hoặc hai bên mắt. Phía bên ngoài mắt sẽ xuất hiện màng bao phủ màu trắng. Nếu không chữa trị sớm bệnh sẽ khiến cho mắt cá bị sưng và tổn thương nghiêm trọng.
Cách điều trị bệnh Popeye
Bạn cần phải cách ly cá bị bệnh, sau đó thực hiện thay nước bể cá. Để chữa bệnh hoàn toàn bạn nên điều trị bằng muối Epsom hoặc các loại thuốc đặc trị khác.
6.3 Bệnh thối vây ở cá Betta
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thối vây là bạn sẽ thấy cá bị mất màu. Ban đầu vây cá chuyển sang màu trắng, nâu hoặc đỏ. Khi bệnh tình chuyển nặng hơn phần bị mất màu sẽ nhanh chóng lan sau tia vây, thậm chí là thân cá.
Nguyên nhân gây bệnh thối vây chủ yếu là do nguồn nước nuôi trong hồ bị dơ khiến cho cá Betta bị giảm khả năng miễn dịch.
Để điều trị bạn cần phải cách lý con cá bị bệnh. Vệ sinh và thay toàn bộ nước trong hồ. Sử dụng thuốc chuyên trị dành cho cá bị thối vây như: Jungle Fungus Eliminator, Tetracycline, Maracyn, Maracyn II,…
Một giải pháp nữa để tình trạng bệnh thối vây của cá được cải thiện như bạn trang bị thêm máy sủi oxy. Đây sẽ là giải pháp cung cấp thêm oxy để cá có thể thở trong quá trình điều trị.
6.4 Bệnh lao ở cá Betta
Nguyên nhân gây bệnh lao ở cá là do nguồn thức ăn bị ô nhiễm, hoặc do cá sống bị lây bệnh từ cá chết. Những chú cá Betta khi nhiễm bệnh lao sẽ gặp phải các triệu chứng như chán ăn, bơi chậm. Nếu không được điều trị ngay cá có thể chết chỉ sau vài tháng.
Để phòng ngừa bệnh lao cho cá bạn nên duy trì môi trường sống sạch sẽ. Không cho cá ăn các loại thức ăn bị nhiễm bẩn. Bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm một bộ lọc bể cá để đảm bảo cho đàn cá có chất lượng sống tốt nhất.
6.5 Bệnh xù vảy
Nguyên nhân gây bệnh xù vảy ở cá là do chất lượng nước kém, chứa nhiều amoniac hoặc nitrit. Hoặc cũng có thể là do nhiệt độ nước thay đổi liên tục, chế độ dinh dưỡng cho cá không đảm bảo.
Khi mắc bệnh bụng cá sẽ bị sưng, gây nên tổn thương da, mang cá nhợt nhạt, lờ đờ. Các con cá có thể ngừng ăn và thả mình theo dòng nước, thở gấp gáp và khó khăn.
Để điều trị bạn sẽ di chuyển cá bị bệnh sang một bể nuôi khác. Thêm muối vào hồ để khử khuẩn. Cho cá Betta ăn các loại thực phẩm chất lượng cao và điều trị bằng kháng sinh. Hiện trên thị trường thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị bệnh xù vảy ở cá Betta đó là Maracyn – Two. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc cá cảnh.
6.6 Cá bị chấn thương
Ngay cả khi trong bể nuôi các loài cá sống rất chan hòa với nhau thì chấn thương vẫn có thể xảy ra. Vây và đuôi cá chọi Betta là bộ phận dễ bị tổn thươngnhất. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên bạn không cần phải quá lo lắng vì đuôi và vây có thể mọc trở lại. Khi cá bị thương bạn nên đặt cá trong bể cách ly, thêm giọt nước khử trùng để tránh nhiễm trùng. Sau đó nuôi cá cho đến khi vây mọc lại khi đó ta sẽ để cá vào bể ban đầu.
Trường hợp cá bị chấn thương nghiêm trọng bạn hãy làm sạch vết thương bằng một chất khử trùng như pha loãng Mercurochrome. Bạn sẽ điều trị cách này một lần một ngày, trong 3 hoặc 4 ngày.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh cá dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cá Betta bị sình bụng. Để tránh cho cá bị bệnh bạn hãy chủ động đảm bảo cho cá môi trường sống tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi cá Betta được nuôi cẩn thận cá sẽ khỏe mạnh, lên màu rực rỡ nhất. Mong rằng những thông tin trên hữu ích đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và chọn lọc khác, mời bạn đọc theo dõi.