Cá Betta nuôi chung được không? Nên nuôi chung như thế nào?

Cá Betta là giống cá cảnh đẹp, sở hữu chiếc đuôi và vây trông như một bộ xiêm y vô cùng lộng lẫy. Chính bởi cá Betta luôn xếp vào danh sách cá kiểng được yêu thích và nuôi làm cảnh rất nhiều. Nếu bạn đang quan tâm đến loài cá này, để biết cá Betta nuôi chung được không? thì hãy theo dõi nội dung bài giải đáp dưới đây của Nuoitrong.com nhé.

Cá Betta nuôi chung được không?

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 1

Cá Betta là loài cá có bản tính hoang dã, thích cạnh tranh lãnh thổ. Chúng sẽ đuổi những loài cá khác ra khỏi nơi mà mình sinh sống, đặc biệt là trong mùa sinh sản. Tuy nhiên dù có sự cạnh tranh lãnh thổ cao nhưng loài cá này cũng không gây thiệt hại hay giết chết các loài cá khác.

Các nhà lai tạo ở Thái Lan đã khởi đầu công việc lai tạo loài cá Betta này, cho ra đời những chú cá có màu sắc ấn tượng và độc đáo. Tuy nhiên sự lai tạo này cũng không thay đổi được đặc tính giống nòi có từ ban đầu của cá. Những gì mà những chú cá Betta được phát triển chỉ là những phiên bản màu sắc và thân hình đa dạng hơn những người anh em hoang dã của nó.

Những chú cá Betta cái thường ít hung hăng, có thể sống chung với các loài cá khác một cách hòa bình. Nhưng với cá Betta đực thì hoàn toàn ngược lại.

Nếu bạn đang có câu hỏi băn khoăn là cá Betta nuôi chung được câu thì câu trả lời là: “Bạn có thể nhưng điều đó còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính của cá”

Bạn sẽ có khó thể nuôi hơn một con đực trong bể bởi chúng sẽ tấn công lẫn nhau đến khi một trong hai con chết thì thôi. Vậy nên cách để bạn nuôi chung nhiều cá Betta với nhau là nuôi các con cái hoặc một con đực và nhiều con cái.

Sẽ thật là sai lầm nếu như bạn thể nhiều chú cá Betta đực sống chung với nhau mà không có vách ngăn cách ly. Chúng sẽ chiến đấu với nhau và khả năng cao là bạn sẽ mất toàn bộ số cá Betta mà bạn đã mất công chăm sóc đã lâu.

1.1 Lời khuyên dành cho bạn

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 2

– Nếu hồ nuôi của bạn có diện tích nhỏ, bạn chỉ nên nuôi một chú cá Betta mà thôi. Bởi thông thường một chú cá Betta phải có hồ nuôi chứa được ít nhất là 19 lít nước.

– Nếu hồ nuôi của bạn lớn, bằng gấp đôi hồ nuôi, có nghĩa là từ 38 lít nước trở nên thì bạn có thể xem xét nuôi thêm các loài cá khác. Hoặc nuôi nhiều chú cá Betta với nhau khi thỏa mãn các điều kiện kể trên.

Khi nuôi những chú cá Betta với nhau bạn cần phải thực hiện thay nước thường xuyên. Tốt nhất là sẽ thay nước một tuần một lần. Mỗi lần thay nước bạn sẽ thay đi khoảng 10 – 15% lượng nước trong bể.

Cá Betta là loài cá có xu hướng săn mồi trong tự nhiên nên bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn giàu protein. Hằng ngày bạn cho cá ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trùn chỉ, trùn huyết, tôm đông lạnh,… Song song với đó bạn cũng thường xuyên cho cá ăn các loại đồ ăn khô, được chế biến sẵn.

Hằng ngày bạn cho cá ăn từ 1 đến 2 lần. Mỗi bữa bạn cho cá lượng thức ăn vừa đủ, thời gian bữa ăn chỉ kéo dài trong từ 2 – 3 phút.

1.2 Một số lưu ý cần biết

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 3

Mặc dù bạn vẫn có thể nuôi nhiều con cá Betta với nhau, nhiều người đã thử và thấy chúng không tấn công nhau thật. Tuy nhiên việc nuôi chung như vậy có thực sự tốt cho đàn cá Betta hay không?

Theo nghiên cứu của Sneaker năm 2006 đã chỉ ra rằng “Cá Betta cái sẽ thích sống chung với các con cá Betta cái khác hơn nếu được chọn giữa sống một mình hoặc sống theo nhóm”

Khi cá Betta sống theo nhóm nhỏ thì cá Betta sẽ hình thành một hệ thống cấp bậc và sẽ không tấn công nhau. Bên cạnh đó, những chú cá khác màu sắc cũng sẽ ít hiếu chiến với nhau.

Trong không gian sống của cá Betta bạn cần phải trồng thêm nhiều cây thủy sinh. Mục đích là giúp cải thiện chất lượng nước và tạo môi trường trú ẩn, tạo không gian riêng cho mỗi chú cá. Từ đó đem tới sự thoải mái để đàn cá sinh trưởng và phát triển ổn định.

1.3 Kết luận

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 4

Bạn có thể nuôi chung cá Betta với nhau. Tuy nhiên bạn chỉ làm vậy với một đàn cá cái và không nuôi chung hai con đực.

Bạn nên nuôi một nhóm cá Betta có cùng màu sắc để giảm độ hiếu chiến giữa chúng. Đồng thời bể nuôi cũng cần phải đủ to và trồng nhiều cây cối để cá có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Cá Betta có thể nuôi với những loài cá khác nào trong bể?

Mặc dù mang bản tính hung dữ nhưng bạn có thể lựa chọn một số loài cá thủy sinh khác để nuôi chung. Nuoitrong.com sẽ gợi ý đến bạn ngay sau đây:

2.1 Cá Lưỡi Rìu

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 5

Cá Lưỡi Rìu là sự lựa chọn khá phù hợp khi nuôi chung với cá Betta. Tên gọi của cá được bắt nguồn từ ngoại hình dẹt, rộng và giống như một chiếc rìu. Ngoài thân hình độc đáo, cá Lưỡi Rìu sở hữu cấu trúc vây lưng khá đặc trưng nên chúng có thể nhảy vọt ra mặt nước một cách dễ dàng. Vì thế nếu muốn nuôi loài cá này cùng với cá Betta bạn cần phải trang bị thêm nắp đậy. Trường hợp bể cá của gia đình bạn không có nắp đậy thì cần trồng thêm các cây nổi trên mặt nước. Ví dụ như hoa sen – súng, hay cây bèo cũng được.

Cá Lưỡi Rìu tính cách rất hiền lành, không hề gây chiến với bất cứ loài cá nào. Chế độ chăm sóc loài cá này cũng rất đơn giản, không đòi hỏi quá cao về môi trường sống.

2.2 Cá Chuột

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 6

Những chú cá Chuột có kích thước là khoảng 4cm, thích sống môi trường nước có nhiệt độ 23 – 26 độ C. Cá Chuột có tính cách rất hiền lành, thường xuyên hoạt động dưới đáy bể nên tránh khá xa khu vực hoạt động của cá Betta. Bởi thế trường hợp gây chiến cạnh tranh lãnh thổ với cá Betta hầu như là không xảy ra.

Cá Chuột có lớp vảy cứng, vây nhọn nên có thể tự bảo vệ bản thân mỗi khi cá Betta lại gần. Cá Chuột sống ở tầng đáy nên bạn có thể cho cá Chuột ăn thức ăn dạng chìm chuyên dụng. Hoặc cũng có thể cho cá ăn thức ăn giàu protein giống như cá Betta.

2.3 Cá Tam Giác

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 7

Cá Tam Giác cũng là một sự lựa chọn tốt để nuôi chung với Betta. Đặc tính của cá Betta là bơi rất nhanh, sinh sống theo đàn. Khi nuôi trong bể bạn nên chọn ít nhất một đàn từ 06 trở lên.

Tính cách chung của cá Tam Giác là rất hiền lành, vì thế có thể sống chung với hầu hết các loài cá cảnh khác. Với kích thước khoảng 4cm, cá Tam Giác có thể đủ to và đủ nhanh để có thể tự bảo vệ bản thân nếu chẳng may bị cá Betta tấn công.

2.4 Cá Chuột Pygmy

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 8

Cá Chuột Pygmy thực chất cũng là một loài cá Chuột, tuy nhiên cá cũng có nhiều điểm khác biệt. Kích thước của loài cá này khá bé, một chú cá trưởng thành chỉ có kích thước khoảng 2cm.

Cá Chuột Pygmy khi nuôi chung với cá Betta, dù có bị cá Betta vờn tấn công thì chúng cũng sẽ bỏ chạy. Vì thế bạn sẽ không lo lắng đến việc cá tấn công nhau.

Cá Chuột Pygmy thích sống theo bầy nên khi chọn nuôi bạn hãy nuôi ít nhất là từ 6 con trở lên. Không nên nuôi số lượng ít hơn vì sẽ làm cá cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

2.5 Cá Chạch Culi

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 9

Cá Chạch Culi sẽ là sự bổ sung thích hợp cho bể cá Betta của gia đình bạn. Những chú cá này có màu sắc sặc sỡ, tính cách hiền lành nên có thể nuôi chung với cá Betta. Miễn sao bạn cung cấp cho đàn cá đầy đủ không gian sống và chế độ ăn uống hợp lý.

Có một điểm phù hợp nữa là cá Chạch Culi là loài sống ở tầng đáy và hoạt động nhiều ban đêm. Vì thế hai loài cá này sẽ ít đi vào lãnh thổ của nhau, từ đó sẽ tránh được xung đột có thể xảy ra.

2.6 Cá Bảy Màu

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 10

Cá Bảy Màu là loài cá thủy sinh có tính cách hiền lành, kích thước dao động từ 3 – 5 cm. Cá Bảy Màu có thể sinh sống tốt trong bể cộng đồng có cá Betta, tuy nhiên cần phải nuôi theo nhóm. Vì cá bảy màu có nhiều màu sắc khác nhau nên bạn hạn chế chọn những con có màu sắc quá sặc sỡ hoặc quá bé vì sẽ thu hút cá Betta.

Sự lựa chọn phù hợp nhất là bạn sẽ nuôi cá bảy màu với những con cá Betta mái. Trường hợp nuôi chung với cá Betta đực cần phải có không gian rộng rãi, nhiều chỗ ẩn nấp.

2.7 Cá Pleco

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 11

Cá Pleco là loài cá sống ở tầng đáy nên khá hiền lành. Không chỉ được nuôi để làm cảnh cá còn còn giúp xử lý các loại rêu ăn hại trong bể rất tốt. Thức ăn hằng ngày của cá Pleco giống với cá Betta, bạn có thể cho ăn các thực phẩm như trùn chỉ, trùn huyết,…

Để đảm bảo không gian sống cho cá Betta và Pleco sinh sống hòa hợp nhất bạn cần đảm bảo không gian bể có kích thước từ 30cm trở lên.

2.8 Cá Sóc đầu đỏ

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 12

Cá Sóc đầu đỏ là loài cá Tera có kích thước lớn nên khi nuôi chung với cá Betta bạn cần phải có diện tích bể từ 60 lít trở lên. Cá Sóc đầu đỏ có đặc tính là sống theo đàn vì thế nên cần chọn nuôi từ 06 con trở lên.

Những chú cá Sóc đầu đỏ có kích thước khá bé nên sẽ dành hầu hết thời gian để hoạt động ở tầng đáy của bể. Trong khi đó cá Betta chủ yếu bơi ở tầng giữa và tầng trên vậy nên chúng sẽ hiếm khi bơi vào lãnh thổ của nhau hơn.

2.9 Cá Otto

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 13

Cá Otto cũng là sự lựa chọn thích hợp để có thể nuôi chung với những chú cá Betta. Tuy nhiên hai loài cá này lại có điều kiện sống khác nhau nên bạn cần phải hết sức lưu ý. Cá Otto cần sống trong môi trường nước có dòng chảy ổn định. Trong khi đó cá Betta lại cần khu vực có dòng nước tĩnh. Nên nếu nuôi hai loài cá này với nhau bạn cần phải chuẩn bị môi trường nuôi rộng rãi, ít nhất là từ 60 lít nước trở lên.

Tính cách của cá Otto khá hiền lành, chúng chỉ ăn rêu, thậm chí cá còn không tấn công cá con hay tép con. Hơn hết loài cá này bơi khá nhanh nên sẽ không tranh giành thức ăn với cá Betta nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

2.10 Cá Neon

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 14

Cá Neon là loài cá Tera rất phổ biến hiện nay. Hơn nữa môi trường sống của cá Neon và Betta rất phù hợp nên hai loài này chung sống tốt với nhau.

Cá Neon cũng sinh sống theo đàn nên khi nuôi bạn chọn từ khoảng 06 con trở lên. Nếu bể rộng, có điều kiện chăm sóc bạn có thể chọn 10 – 12 con. Hình ảnh cá Neon bơi theo đàn trong bể rất đẹp. Hơn nữa khi sống theo đàn, cá Betta sẽ có thể tấn công đến đàn cá Neon.

Mặt khắc cá neon hoạt động ở tầng đáy và giữa bể, chúng cũng bơi khá nhanh nên sẽ tránh được sự chú ý của cá Betta.

2.11 Cá Bình Tích

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 15

Cá Bình Tích là loài có kích thước ngang thậm chí còn lớn hơn một số con cá Betta. Bởi vậy chúng có thể tự bảo vệ bản thân. Hơn nữa tính cách của cá Bình Tích cũng rất hiền lành nên sẽ không có sự xung đột lớn nào đối với cá Betta.

Cá Bình Tích khá khỏe mạnh, dễ nuôi, ưa thích hoạt động. Khi nuôi chung với cá Betta bạn cần phải chuẩn bị một bể thật rộng để đàn cá có thể được tung tăng, khám phá.

2.12 Cá Lau Kính

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 16

Kích thước của cá Lau Kính dao động từ 25 – 3cm, cân nặng từ 1 – 2kg. Vì thế cá Betta sẽ phải rất kiêng dè đối với những chú cá Lau Kính này. Tuy nhiên vì có kích thước lớn nên bạn cũng cần đảm bảo cho cá có được không gian sống tốt, rộng rãi để chứa được cả hai.

Ngoài các yếu tố trên, khi nuôi cá Betta còn có nhiều lợi ích. Cá sẽ giúp bảo vệ hệ sinh vật cho bể. Thức ăn chính là rong rêu nên sẽ giúp dọn dẹp, đem tới môi trường sống trong lành trong bể.

2.13 Tép ma

Tiêu đề ảnh cá Betta nuôi chung được không ảnh 17

Tép ma là loài sinh vật thường được nuôi chung với cá Xiêm. Khi nuôi, cá Tép ma sẽ giúp bạn dọn dẹp hồ nuôi một cách sạch sẽ bằng cách ăn lại thức ăn thừa mà cá Betta để lại. Tuy nhiên khi thả cá Tép ma vào bể bạn cũng cần phải chú ý là phải theo dõi thường xuyên để tránh cá Tép ma ăn hết thức ăn của cá Betta.

2.14 Cá Hổ Phách

Cá Hổ Phách còn có tên gọi là cá Hồng Nhung, chúng là cá Tetra có bản tính ôn hòa, hiền lành. Chiều dài của cá chỉ khoảng 2.5cm, di chuyển với tốc độ nhanh nên không dễ gì mà cá Betta có thể tấn công chúng. Cá Hổ Phách có màu sắc đẹp nên sẽ giúp tô điểm cho không gian bể thủy sinh của bạn.

Trên đây là nội dung bài lý giải cá Betta nuôi chung được không. Mong rằng bài viết đã giải đáp chính xác nhất thông tin mà bạn đọc cần. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và chọn lọc khác, mời bạn đọc theo dõi. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Khi nuôi cá Betta chung với nhau, để đàn cá khỏe mạnh bạn cần phải duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 24 – 30 độ C. Độ pH từ 7 – 7.5 là mức ổn định và phù hợp nhất.

– Nguồn nước trong bể phải luôn sạch, được lọc thường xuyên. Nếu sử dụng nước máy cần phải khử sạch clo trước khi cho vào trong bể.

– Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng cho cá. Khi nuôi dưỡng đúng cách cá sẽ lên màu đẹp, độ xòe đuôi cũng sẽ mềm mại và uyển chuyển hơn rất nhiều.

Câu hỏi thường gặp

  • Bạn nên sử dụng bộ lọc cho bể cá Betta để giúp cho chất lượng nước luôn trong sạch. Đồng thời cũng sẽ giúp việc vệ sinh bể cá được diễn ra dễ dàng hơn. Loại lọc phù hợp cho bể cá Betta đó là không tạo quá nhiều dòng chảy, nhưng lưu lượng vẫn đủ để lọc toàn bộ nước vài lần trong một tiếng.
  • Việc thay nước quá nhiều lần cho bể cá không phải là tốt. Thậm chí còn là nguyên nhân làm cho cá Betta bị sốc. Khoảng một tuần bạn thay nước một lần, nếu nước bẩn thì cần làm nhiều hơn. Số lượng nước mỗi lần thay chỉ khoảng 10 - 15% lượng nước trong bể, không nên thay nhiều hơn.
  • Bể cá Betta không cần phải có sủi oxy. Thực chất cá Betta còn không sống tốt nếu bạn sử dụng sủi oxy quá mạnh. Trong tự nhiên cá đã quen sống trong các khu vực nghèo oxy và có nước tù. Bạn chỉ cần đảm bảo bể đủ rộng và có bộ lọc tốt là có thể cung cấp được lượng oxy cho cá cần rồi.
  • Cá betta cần nhiều ánh sáng vào ban ngày còn ban đêm cá cần không gian tối để nghỉ ngơi. Bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo theo ý muốn của mình. Bạn có thể mua những loại đèn thủy sinh bình thường và mua thêm một ổ cắm hẹn giờ để có thể đỡ phải mất công bật và chỉnh đèn.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi