Trong vô vàn các giống cá cảnh đẹp, cá đĩa đang là giống cá rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi chúng sở hữu màu sắc đa dạng, thu hút, ngoại hình vô cùng đẹp mắt. Vậy cá dĩa ăn gì và cách nuôi cá dĩa thế nào để đảm bảo cá luôn khỏe mạnh, lên màu đẹp nhất? Hãy cùng Nuoitrong.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cá dĩa ăn gì qua từng giai đoạn?
Đây là vấn đề quan trọng khi nuôi cá dĩa, bởi thức ăn không chỉ giúp cá duy trì sự sống, lớn nhanh mà còn quyết định đến màu sắc của cá. Nếu được ăn đúng cách cá sẽ lên màu đẹp và chuẩn hơn. Thức ăn cho cá dĩa sẽ chia ra theo từng giai đoạn cụ thể, đó là:
1.1 Giai đoạn cá dĩa từ 15 – 30 ngày tuổi
Cá dĩa giai đoạn 15-30 ngày tuổi vẫn còn rất nhỏ và yếu ớt, lúc này thức ăn cho cá nên ở dạng nhuyễn, bạn hãy cho cá dĩa con ăn bo bo, trứng nước, bọ gậy, các loài côn trùng nhỏ.
1.2 Giai đoạn cá dĩa từ 1 – 3 tháng
Khi cá dĩa con được 1 tháng trở lên thì người nuôi có thể cho cá ăn những động vật giáp xác, thức ăn tươi như trùn chỉ, lăng quăng, giun dế…
1.3 Giai đoạn cá dĩa từ 3 tháng tuổi trở lên
Nên cho cá dĩa ăn nhiều loại thức ăn đa dạng như: ấu trùng cá con, tép, lăng quăng, trùn chỉ, tảo, luân trùng, sâu đông lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm cả thức ăn dạng viên, rau xanh để cân bằng dinh dưỡng cho cá.
Cá dĩa ăn gì? Những loại thức ăn tốt nhất cho cá dĩa
Việc những chú cá dĩa của bạn có khỏe mạnh, năng động, linh hoạt, màu sắc tươi tắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn cho cá dĩa ăn gì mỗi ngày. Dưới đây là những loại thức ăn tốt nhất dành cho cá dĩa bạn có thể tham khảo.
2.1 Tim bò
Đây được xem là một loại thức ăn “không thể thay thế” cho cá cảnh trong hàng chục năm qua. Tim bò luôn là lựa chọn hàng đầu của những người nuôi cá cảnh lâu năm trên thế giới bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung đầy đủ chất giúp cá phát triển nhanh.
Khi cho cá dĩa ăn tim bò, bạn có thể sơ chế theo cách sau: Trước tiên cần lọc sạch gân và mỡ đi, sau đó đem xay nhuyễn hoặc cắt ra từng miếng cho phù hợp với miệng cá rồi bảo quản trong tủ đông. Mỗi lần cho cá ăn bạn sẽ lấy ra một lượng vừa đủ, rã đông rồi thả xuống bể cho cá.
Nhược điểm của tim bò là vì không có chứa chất bảo quản nên hạn dùng ngắn, bạn chỉ nên để tối đa khoảng 1 tháng. Sau khoảng thời gian này, thức ăn sẽ không còn tươi mà giảm chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần trữ tim bò vào tủ đông cẩn thận, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.
2.2 Tảo Spirulina
Tảo Spirulina chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin từ thực vật cho cá dĩa phát triển toàn diện. Những công dụng nổi bật của tảo Spirulina với cá dĩa là:
– Kích thích ăn uống
– Giúp cá lên màu đẹp
– Bổ sung Vitamin và khoáng chất cần thiết
– Rất tốt cho hệ tiêu hóa, không gây sình bụng cá
Bạn có thể cho cá ăn tảo Spirulina bằng cách lấy một lượng tảo vừa đủ rồi thả xuống bể nước cho cá ăn. Hoặc cũng có thể pha bột tảo trong cốc nước, khuấy đều rồi mới đổ xuống hồ.
Nhược điểm của tảo Spirulina là có màu xanh đậm, mùi vị rất tanh. Vì thế khi cho ăn bạn cần cho cá ăn lượng vừa đủ, không để dư thừa sẽ khiến tảo hòa lẫn với nước trong bể làm nước bể bị xanh và dễ ô nhiễm.
2.3 Các loại cá mồi
Cá mồi là dạng thức ăn được liệt kê vào danh sách những thức ăn ưu tiên cho cá dĩa ăn. Cá mồi là những loại cá nhỏ, cá con, cá mới nở như cá lòng tong, cá sặc, cá chép con, cá rô con… Với nguồn thức ăn này bạn có thể mua được từ những cửa hàng cá cảnh, thả trực tiếp xuống bể để cá dĩa tự săn mồi và ăn.
Ưu điểm của nguồn thức ăn này đó là rất giàu dinh dưỡng, các loại cá mồi phong phú nên dễ mua, ít chứa mầm bệnh nên an toàn cho cá khi ăn.
Tuy nhiên, cá mồi cũng có một nhược điểm nhỏ đó là bạn cần sơ chế cẩn thận trước khi thả xuống hồ cho cá dĩa ăn. Sau khi mua cá mồi về cần ngâm trong nước muối từ 1-2 tiếng để sát trùng hoàn toàn cho cá mồi, đảm bảo cá mồi không bị mắc bệnh gì để tránh lây lan cho cá cảnh của bạn.
Hơn nữa, với những chú cá cảnh có miệng nhỏ, lười săn mồi, lười nhai thì bạn cần tốn thêm thời gian để xay nhuyễn hoặc băm nhỏ thức ăn trước khi thả xuống bể cho cá ăn.
2.4 Tôm tép tươi
Tôm tép tươi cũng là loại thức ăn cá cho cá dĩa mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn có một chú cá sáng màu, lên màu rực rỡ, sắc nét.
Thức ăn từ tôm tép tươi có ưu điểm là chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là lượng protein rất cao. Chính nhờ hàm lượng carotene và protein cao nên sẽ giúp cá lên màu sáng đẹp hơn. Tôm tép tươi có độ tươi ngon, ít chứa mầm bệnh nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Tuy nhiên, nguồn thức ăn này cũng có một nhược điểm đó là nếu bạn muốn bảo quản tôm tép tươi lâu thì cần phải sử dụng sục khí thường xuyên. Nếu không có sục khí thì hãy bảo quản thức ăn trong tủ đông để đảm bảo chất lượng.
2.5 Lăng quăng, bọ gậy
Đây là nguồn thức ăn phổ biến nhất dành cho cá cảnh được nhiều người sử dụng vì có chứa nhiều dinh dưỡng, cho cá ăn sẽ giúp cá phát triển tăng tốc.
Ưu điểm của thức ăn đó là rất dễ tìm trong tự nhiên, là nguồn cung cấp dưỡng chất vô cùng giá trị không chỉ giúp nuôi sống cá mà còn giúp cá phát triển toàn diện, lên màu đẹp, tuổi thọ cao.
Nhược điểm của thức ăn đó là bạn cần sơ chế thật kỹ nên hơi mất thời gian. Nếu thức ăn để lâu quá sữ chuyển thành muỗi gây nguy hại tới môi trường sống của cá và cả gia đình bạn.
Cách sơ chế nguồn thức ăn này như sau: Sau khi vớt bọ gây, loăng quăng về hãy ngâm trong chậu nước sạch để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và vi khuẩn bám trên thức ăn. Sau đó bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thấp cho cá ăn dần, không nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
2.6 Trùng huyết
Trùng huyết chính là ấu trùng của ruồi muỗi, là loài thức ăn mà cá dĩa vô cùng yêu thích. Bạn có thể tự tìm kiếm nguồn thức ăn này trong tự nhiên ở những nơi ẩm thấp như ao hồ, vũng nước, góc tường….
Ưu điểm của trùng huyết đó là:
+ Là món khoái khẩu của cá dĩa nên sẽ kích thích cá ăn nhiều, phát triển tốt, tránh được bệnh stress do ăn phải những thức ăn không phù hợp.
+ Giàu protein và huyết sắc tố nên giúp cho cá dĩa lên màu đẹp, màu sắc tươi sáng, chuẩn màu, sắc nét. Cá không bị loang màu.
+ Có nhiều hình thức bảo quản thức ăn như: phơi khô hoặc đông lạnh. Khi bảo quản thức ăn vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Dễ dàng cho cá ăn mỗi khi cần.
Trùng huyết cũng có một nhược điểm nhỏ đó là bạn cần sơ chế thức ăn cẩn thận vì có thể trong thức ăn có chứa mầm bệnh, gây hại cho cá dĩa.
2.7 Thức ăn thực vật
Những loại thức ăn thực vật bao gồm các loại rau lá xanh, bèo tấm, rong rêu, hoa quả, các loại đậu… Đây là nhóm thức ăn đơn giản, dễ kiếm, giá thành rẻ, có sẵn trong mọi gia đình.
Nguồn thức ăn này sẽ cung cấp cho cá dĩa lượng chất xơ vitamin và khoáng chất dồi dào, phù hợp và an toàn với sự phát triển của cá.
Nhược điểm của thức ăn này là chúng chỉ cung cấp chất xơ cho cá dĩa, lượng đạm trong thức ăn thấp nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cá dĩa. Do đó, bạn cần phải cho cá dĩa ăn thêm nhiềuloại thức ăn khác để bổ sung thêm dưỡng chất.
2.8 Tinh bột, ngũ cốc
Tinh bột hay ngũ cốc giúp cung cấp thêm năng lượng cho cá dĩa để cá hoạt động cho một ngày dài. Nếu bạn muốn bổ sung tinh bột bạn có thể cho cá dĩa ăn cơm, cháo, bánh mì, ngũ cốc, gạo rang, hạt đậu, ngô…. Những loại đồ ăn này cá dĩa ăn nhanh no nhưng lại rất nhanh đói.
Bạn cần lưu ý đến liều lượng tinh bột khi cho cá ăn, không cho cá ăn quá nhiều vì có thể sẽ khiến cá dĩa bị sình bụng, đầy bụng, rối loạn hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu lượng thức ăn thừa quá nhiều không được xử lý sẽ đọng dưới đáy bể và gây ô nhiễm nguồn nước.
Cá dĩa ăn gì? Cách cho cá dĩa ăn đúng nhất
Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn phù hợp cho cá dĩa thì cho cá dĩa ăn thế nào, thời gian ăn ra sao cũng cần được chú trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn của cá, sức khỏe của cá và môi trường nước mà cá sống,…
3.1 Chuẩn bị thức ăn cho cá
Với những loại thức ăn có giáp xác như là trùn chỉ, bo bo, lăng quăng, bọ gậy, thì sau khi mua về, bạn lưu ý phải ngâm trong nước ít nhất 2-3 tiếng để chúng nhả hết chất bẩn trong ruột ra. Sau đó rửa thật sạch mọ chất bẩn bám trên thức ăn rồi mới cho cá ăn. Bạn sẽ cần sử dụng đến sục khí để giữ cho thức ăn tươi sống.
Với những loại thức ăn tự chế biến như thịt động vật, tim bò thì sau khi mua về bạn cũng cần rửa sạch và xay nhuyễn trước khi cho cá ăn. Nếu muốn bảo quản được lâu thì hãy chia nhỏ thành từng bữa, bỏ trong túi nilong hoặc hộp nhựa rồi để trong ngăn đá tủ lạnh.
3.2 Liều lượng thức ăn cho cá dĩa
Để nắm được liều lượng thức ăn cho chú cá dĩa của mình thì bạn cần có một khoảng thời gian theo dõi cá sát sao. Hãy quan sát cá ăn liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi lần cho cá ăn chỉ ném một lượng thức ăn nhỏ xuống. Đợi cá ăn xong thì bạn mới ném tiếp lượt thức ăn khác xuống. Cho tới khi thấy cá không còn hứng thú với đồ ăn, chỉ ngậm thức ăn trong miệng rồi nhả ra thì không cho cá ăn nữa. Như vậy, bạn sẽ biết được liều lượng thức ăn cần cho cá ăn mỗi bữa là khoảng bao nhiêu.
Có thể cho cá dĩa ăn đủ hoặc thiếu một chút nhưng tuyệt đối không cho cá ăn thừa, ăn quá nhiều thức ăn. Bởi vì cá dĩa ăn rất ít, bạn có thể bỏ đói cá vài ngày chúng vẫn sốt tốt. Nhưng nếu cho cá ăn quá nó thì cá sẽ bị rối loạn tiêu hóa và dễ chết.
3.3 Thời gian cho cá dĩa ăn
Bản tính của cá dĩa là rất háu ăn nên khi được cho ăn cá sẽ ăn liên tục mà không có cảm giác đã no. Vì thế chúng rấ dễ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đường ruột. Nên cho cá dĩa ăn vào một khung giờ nhất định của ngày nhằm tạo giờ ăn sinh học cho cá từ đó mà khống chế được lượng thức ăn cá nạp vào cơ thể.
Thời gian cho cá dĩa ăn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước của cá. Mỗi ngày bạn chỉ nên cho cá ăn 2-3 bữa, khoảng cách giữa các bữa đều nhau. Có thể cho cá ăn vào bữa sáng, trưa và tối.
Điều quan trọng trong suốt quá trình cho cá cá dĩa ăn là bạn cần phải giữ được cân bằng về lượng chất xơ cũng như chất đạm trong chế độ ăn. Đa phần, với thức ăn tổng hợp thì các nhà sản xuất hay chú trọng vào thành phần chính là protein mà thiếu đi chất xơ vì vậy, phải cho cá dĩa ăn thêm các loại rau xanh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Hy vọng những chia sẻ của Nuoitrong.com về nội dung cá dĩa ăn gì ở trên đã giúp các bạn giải quyết được nhiều khó khăn trong quá trình nuôi cá dĩa. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công những kinh nghiệm trên để nuôi được bể cá dĩa khỏe mạnh, linh hoạt, lên màu đẹp như ý muốn.