Cá Dĩa nuôi chung với cá gì để sống hoàn thuận, ít cạnh tranh?

Cá Dĩa nuôi chung với cá gì đang là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người. Với bản tính khá trầm, hiền lành nên cá Dĩa có thể nuôi chung với nhiều loài cá không săn mồi. Tuy nhiên để đàn cá không bị stress, không làm ảnh hưởng tới sự phát triển bạn cũng nên chọn những loài cá phù hợp để nuôi với cá Dĩa. Dưới đây sẽ là list danh sách các loài cá thích hợp để nuôi với cá Dĩa nhất được Nuoitrong.com tổng hợp, mời bạn đọc theo dõi.

Giới thiệu về cá Dĩa

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 1

Cá Dĩa là loài cá có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ trên dòng sông Amazon là dòng sông quê hương nổi tiếng của các dòng cá cảnh nước ngọt. Theo Schulz 1960 cá Dĩa được phân loại thành nhiều loài như: Cá Dĩa đỏ, cá Dĩa xanh lá cây, cá Dĩa xanh da trời, cá Dĩa xám.

Cá Dĩa có ngoại hình chung là có dang hình tròn, dẹp ngang, màu sắc đa dạng với nhiều đốm và hoa văn trên cơ thể. Đường biên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuối đuôi. Ở phía trên thân cá có nhiều sọc đứng, tùy theo mà loài mà số lượng sọc cũng có sự khác nhau.

Tập tính của loài cá này là thích sống theo bầy đàn, bản tính ôn hòa. Trong tự nhiên cá thường thích ăn các loại cá nhỏ, giáp xác, côn trùng. Bên cạnh đó cá cũng ăn tảo, mùn bả hữu cơ.

Với thân hình tròn dẹt, cá Dĩa có thể thích nghi với điều kiện ẩn nấp vào thực vật dưới nước và giúp cá len lỏi vào trong cỏ, rễ cây chìm dễ dàng.

Tiêu chí chọn bể nuôi cùng bể cá Dĩa

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 2

Để chọn được những chú cá thích hợp để nuôi cùng cá Dĩa bạn nên lấy cá Dĩa làm điểm khởi đầu để xây dựng bể cá. Các tiêu chí cần đáp ứng đó là:

2.1 Nhiệt độ

Cá Dĩa sinh ra ở vùng có lưu vực nước mạnh ở lưu vực sông Amazon, cũng chính vì điều đó chúng thích bể cá của mình ấm hơn so với hầu hết các loài cá phổ biến khác. Điều này có thể khiến cho việc chọn bạn cùng nuôi cũng cần hết sức lưu ý. Việc bám sát những loài cá yêu thích nhiệt độ ấm sẽ giúp quá trình sinh sống của cá hạn chế sự xung đột.

2.2 Nước

Vùng biển Amazon nơi sinh sống tự nhiên của cá khá mềm và có tính axit. Vì thế để đàn cá Dĩa luôn khỏe mạnh bạn cần phải đáp ứng tốt tiêu chí này.

2.3 Tính cách

Cá Dĩa có tính cách ôn hoà, bình tĩnh, nếu nuôi chung với những chú cá hung dữ, hiếu động, tranh giành lãnh thổ sẽ khiến cá trở nên căng thẳng. Vì thế bạn nên chọn những chú cá có bản tính yên bình, có như vậy bể cá cộng sinh của bạn mới sinh tồn được.

2.4 Kích thước bể

Bạn đang muốn nuôi nhiều chú cá với nhau nên cần phải chuẩn bị một bể cá rộng, đủ lớn để chứa tất cả những con cá mà bạn muốn nuôi một cách thoải mái.

Nuôi cá trong môi trường đông đúc sẽ khiến đàn cá bị căng thẳng, không những thế còn khiến cho chất lượng nước ngày càng xấu đi, gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của cá.

Cá Dĩa nuôi chung với cá gì để hoàn thuận, ít cạnh tranh?

Dưới đây sẽ là tổng hợp các danh sách các loài cá có thể nuôi chung với cá Dĩa ở trong cùng một bể nuôi.

3.1 Cá Thần Tiên

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 3

Gợi ý đầu tiên mà Nuoitrong.com muốn chia sẻ tới bạn đó là cá Thần Tiên. Đây sẽ là một người bạn đồng hành vô cùng tốt đối với chú cá Dĩa ở trong bể cá của gia đình bạn. Cá Dĩa và cá Thần Tiên có cùng môi trường sống ngoài tự nhiên, có cùng kích thước, kiểu bơi và thức ăn yêu thích cũng khá tương đồng. Vẻ đẹp ấn tượng và hoang dã của cá Thần Tiên sẽ là sự bổ sung vô cùng tuyệt vời cho bể cá của gia đình bạn.

Chỉ có một điểm hạn chế khi bạn nuôi cá Thần Tiên chung với cá Dĩa đó là cá Thần Tiên khi bước vào giai đoạn sinh sản chung sẽ hơi bạo lực, có xu hướng tranh giành lãnh thổ. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần tách riêng cá Dĩa ra bể nuôi khác vào thời điểm này là được.

Trong bể cá bạn cũng nên bố trí nhiều gỗ, đá, bể nuôi lớn, chỗ trốn để cá có nơi ẩn nấp, cảm thấy yên tâm hơn khi chung sống trong cùng bể cộng sinh.

3.2 Cá Sặc Gấm

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 4

Cá Sặc Gấm nổi tiếng là có bản tính hiền lành, thích sống trong môi trường nước ấm. Đặc biệt khi nuôi cá cũng không cần bể quá to. Hơn hết loài cá này cũng khá dễ nuôi, chúng sẽ không làm phiền đến cá Dĩa hay bất cứ một loài cá nào khác.

Cá Sặc Gấm có đặc điểm khá giống với cá Dĩa là chúng thích nuôi trong bể có nhiều cây cối, chúng thích được ẩn nấp tránh sự tấn công của kẻ thù. Để cả cá Dĩa và cá Sặc Gấm có sức khỏe tốt bạn cần phải cung cấp nước sạch, tốt nhất là trong bể cá nên có bộ lọc để cung cấp nước sạch cho cá.

3.3 Cá Bút Chì

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 5

Cá Bút Chì nổi tiếng là loài cá ăn rêu hại tuyệt vời. Loài cá này khi trưởng thành cũng có kích thước khá lớn, khoảng 15cm nên bạn cũng không cần phải lo lắng đến vấn đề cá Bút Chì bị cá Dĩa ăn thịt.

Đặc tính của cá Bút Chì là khá hiền lành, không có tập tính cạnh tranh lãnh thổ. Đôi lúc chúng cũng hơi hung hăng với các con cùng loài nhưng nhìn chung là hoàn toàn vô hại. Miễn sao bạn cung cấp cho đàn cá không gian sống thoải mái là chúng sẽ khỏe mạnh và sinh sống hòa thuận với nhau.

3.4 Cá Tên Lửa

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 6

Cá Dĩa nuôi chung với cá gì để sinh trưởng và phát triển tốt thì câu trả lời có cá Tên Lửa. Đây là loài cá bơi đàn có kích thước trung bình, sở hữu vẻ đẹp có xu hướng hoang dã. Cá có đặc tính khá giống với cá Dĩa là thích được sống trong môi trường có nhiều cây xanh.

Có một điều lưu ý là khi nuôi cá Tên Lửa chung với cá Dĩa đó là loài cá này ưa hoạt động mạnh, khi lớn cá bơi khá nhanh, nếu bể cá có kích thước nhỏ sẽ làm cho cả hai loài cảm thấy bị stress. Vì thế khi quyết định nuôi chung hai loài cá này với nhau bạn cần phải trang bị bể cá thật rộng để hai loài có thể tự do bơi lội và phát triển.

3.5 Cá Chuột Thái

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 7

Cá Chuột Thái không phải là loài cá Chuột, thay vì đó chúng là một loài cá Chạch, giống như tên gọi tiếng Anh của cá là Clown Loach. Đây là loài cá ưa hoạt động, chúng sống hòa đồng mạnh khỏe. Miễn sao bạn có thể cung cấp cho loài này không gian sống thoải mái. Đây được coi là sự lựa chọn tuyệt vời cho bể cá cộng đồng.

Mặc dù cá Chuột Thái là loài có kích thước lớn tuy nhiên bạn yên tâm chúng sẽ không bắt nạt cá Dĩa. Hai loài cá này hầu như là không cạnh tranh lãnh thổ với nhau.

3.6 Cá Sóc đầu đỏ

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 8

Cá Sóc đầu đỏ cũng là loài cá cảnh được nuôi khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn thắc mắc cá Sóc đầu đỏ có thể nuôi chung với cá Dĩa hay không thì câu trả lời là có. Cá Sóc đầu đỏ là loài cá Tetra lớn hơn so với cá Neon, kích thước chúng khoảng 5cm, đây được coi là một kích thước vô cùng hoàn hảo để bạn có thể nuôi chung với cá Dĩa.

Thường cá Dĩa khá hơi nhát, nếu được nuôi chung với đàn có có kích thước bé chúng sẽ hoạt động nhiều hơn. Cá Sóc có tập tính bơi theo đàn vì thế khi nuôi chung với cá Dĩa bạn nên nuôi một nhóm ít nhất từ 5 con cá trở lên. Nếu nuôi số lượng ít hơn cá Sóc đầu đỏ sẽ cảm thấy cô đơn và buồn chán.

3.7 Cá Chuột

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 9

Cá Chuột cũng góp mặt trong danh sách những loài cá có thể nuôi chung với cá Dĩa mà bạn nên lựa chọn hiện nay. Cá chuột có kích thước nhỏ chỉ khoảng 4cm, tính cách cá cá hiền lành có thể sống cộng đồng với nhiều loài cá khác nhau. Khi sinh sống trong bể cộng sinh cá thích tìm kiếm thức ăn bên dưới đáy bể, nhút nhát nên hầu như không hàm tổn hại gì đến các loài cá khác.

Cá Chuột hiện nay có khá nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích và theo phong cách bể nuôi của gia đình bạn.

Cả hai loại cá đều có chung môi trường sống ngoài tự nhiên, đều thích nước hơi mang tính axit và hơi ấm. Do đó bạn cần bố trí và setup môi trường nước bên trong bể nuôi sao cho thích hợp.

3.8 Cá Phượng Hoàng Lam

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 10

Cá Phượng Hoàng Lam là loài cá đẹp, kích thước chỉ dao động từ 5 – 6cm nên rất thích hợp để nuôi chung với bể cá Dĩa. Tính cách của loài cá này là khá hiền lành, có thể sống chung với nhiều loài cá khác nhau trong đó có cá Dĩa.

Cá Phượng Hoàng Lam chỉ có một hạn chế đó là loài này đôi khi vẫn có hành vi bảo vệ lãnh thổ. Vì thế khi nuôi chung với nhiều loài cá khác bạn cần phải đảm bảo đầy đủ cho cá không gian sống theo nhu cầu, lẩn trốn mỗi khi cảm thấy không an toàn, nguy hiểm.

3.9 Cá Cầu Vồng

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 11

Cá Cầu Vồng bản tinh là một loài cá hiền lành, sức khỏe tốt, đặc biệt ngoại hình bên ngoài nổi bật với màu sắc vô cùng sặc sỡ. Kích thước trung bình của cá Cầu Vồng là từ 10 – 12cm, cơ bản là phù hợp để nuôi chung với cá Dĩa. Với bản tính năng động, thích bơi lội khi nuôi trong bể thủy sinh cá Cầu Vồng cũng rất cần có nhiều không gian sống thoải mái. Quan trọng nữa là cá Cầu Vồng cũng rất thích nuôi trong bể có nhiều cây thủy sinh, hang hốc giống như cá Dĩa. Vì thế bạn có thể yên tâm lựa chọn nuôi cá Cầu Vồng với cá Dĩa vì chúng sẽ không có sự cạnh tranh nào.

3.10 Cá Pleco

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 12

Cá Pleco thuộc dòng cá dọn bể với miệng hút lớn nên giúp cá có thể dễ dàng bào rêu trên đá, trên mặt kính,… Cá Pleco được đánh giá là có tính cách khá hiền lành, chúng sống ở tầng đáy, ít có sự va chạm với nhiều loài cá khác.

Hầu hết khoảng thời gian sinh sống của mình cá Pleco đều dành thời gian để tìm kiếm thức ăn ở dưới đáy bể, chúng rất ít tương tác với các loài cá khác. Bởi thế bạn không cần phải lo lắng cá Pleco sẽ tranh giành lãnh thổ hay xung đột khi nuôi chung với cá Dĩa. Bởi vậy, nếu bạn chưa biết nên nuôi chung cá Dĩa với cá nào thì Pleco sẽ là sự bổ sung tuyệt vời cho bể nuôi của gia đình bạn.

3.11 Cá Bình Tích

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 13

Cá Bình Tích luôn góp mặt trong danh sách những loài cá cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Loài cá này ấn tượng bởi chúng có nhiều màu sắc khác nhau, kích thước trung bình từ 10 – 12cm. Cá Bình Tích là loài yêu thích hoạt động nên khi nuôi bạn cần phải bố trí cho cá một bể nuôi rộng lớn.

Đặc điểm tính cách là cá hiền lành, khi nuôi chung với cá Dĩa, chúng sẽ không có sự cạnh tranh về lãnh thổ lớn nào. Có một lưu ý là khi bạn nuôi cá Bình Tích cần phải theo tỷ lệ là ba cái và một đực để không làm phiền cá cái quá nhiều trong khoảng thời gian cá sinh sản. Nếu không cá Bình Tích rất dễ sẽ bị chết, bị stress, bị bệnh.

3.12 Cá Kiếm

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 14

Cá Kiếm cũng là một sự lựa chọn khá hoàn hảo cho bể cá của gia đình bạn. Những chú cá Kiếm có ngoại hình và tính cách khá tương đồng với cá Bình Tích. Chỉ có một điểm khác biệt đó là loài cá này có chiếc đuôi dài, nhọn ở phía rìa giống như một thành kiếm. Bởi vậy bạn có thể nuôi chung cá Kiếm, cá Bình Tích, cá Dĩa ở trong cùng một bể nuôi. Để đàn cá sinh sống hòa thuận bạn nên tạo cho đàn cá không gian sống thoải mái, nếu quá chật chội sẽ khiến cá không thoải mái, dễ sinh bệnh.

3.13 Cardinal Tetra 

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 15

Cardinal Tetra cùng với cá Dĩa là một sự kết hợp khá hoàn hảo cho bể cá của gia đình bạn. Tính cách của những chú cá Cardinal Tetra rất hiền lành, hòa bình, chung sống được với nhiều loài cá khác nhau trong đó có cá Dĩa.

Để đàn cá chung sống khỏe mạnh với nhau bạn hãy xây dựng một không gian sống thật gần gũi với tự nhiên. Môi trường nước cần phải được dọn dẹp và làm sạch thường xuyên.

3.14 Cá Da Trơn Cory

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 16

Cá Da Trơn Cory cũng là một sự lựa chọn thích hợp để bạn có thể nuôi cùng với cá Dĩa. Lý do bởi loài cá này thích sống ở tầng đáy, chúng chủ yếu là thích tìm kiếm mảnh vụ thức ăn mà cá Dĩa bỏ qua, đồng thời cũng có nhiệm vụ là dọn dẹp bể cá, không làm phiền đến các loài cá khác.

Một lý do nữa khiến bạn có thể yên tâm chọn nuôi cá Cory với cá Dĩa bởi loài cá này khá cứng cáp. Dù cá Dĩa có tò mò và tấn công thì cũng không khiến con cá Cory bị thương.

3.15 Cá Rìu Vạch Cẩm Thạch

tiêu đề ảnh cá Dĩa nuôi chung với cá gì ảnh 17

 Cá Rìu Vạch Cẩm Thạch là một loài cá có vẻ ngoài khá khác lạ và độc đáo. Loài cá này thường thích sống ở các vùng nước đen, đặc điểm tính cách và sinh thái của loài cá này cũng khá thích hợp để nuôi chung với cá Dĩa.

 Cá Rìu Vạch Cẩm Thạch sống khác tầng nước mà cá Dĩa sinh sống, vì thế trong cùng một bể cá 2 loài này sẽ không có sự cạnh tranh với nhau, ít có sự tranh chấp về mặt lãnh thổ. Mặt khác cá Rìu Vạch Cẩm Thạch rất hiếm khi rời khỏi bề mặt và tính cách của chúng cũng khá ôn hòa nên chung sống với các loài cá khác khá hòa thuận.

Trên đây là những chia sẻ của Nuoitrong.com về nội dung cá Dĩa nuôi chung với cá gì. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất cho bể cá của gia đình mình. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và chọn lọc khác. Mời bạn đọc thường xuyên theo dõi và đón đọc.

Lưu ý

– Cá lau kiếng hay mút nhớt cá Dĩa, lâu ngày có thể làm cá dĩa chết luôn. Bởi vì trên người cá dĩa có chất nhờn rất bổ dưỡng, nên thu hút cá lau kiếng ghê lắm.

– Bạn không nên nuôi chung cá Dĩa với các loài cá hung dữ, cá săn mồi

– Các loài cá nhỏ, nhưng lại có tính cắn, rỉa vây cá dĩa thì cũng không nên nuôi chung như là: cá Tứ Vân, cá Hồng Nhung….

Câu hỏi thường gặp

  • Đối với những ai chưa có kinh nghiệm thì nên nuôi cá Dĩa to hay vì cá Dĩa nhỏ. Bởi lẽ nuôi cá Dĩa lớn cá sẽ có sức khỏe ổn định, ăn uống đa dạng hơn, cá không bị nhạy cảm quá nhiều với môi trường nuôi.
  • Thức ăn yêu thích của cá Dĩa là cá lóc con, cá nhỏ, trùn huyết, trùn quế, thức ăn khô, trùn chỉ, artemina,…Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cá ăn tim bò, đây cũng là một thực phẩm rất tốt. Ngoài việc sử dụng tim bò bươi các nhà nuôi cá dĩa lâu năm đã trộn thêm một số hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng cho cá dĩa đẹp hơn.
  • Bởi lẽ trong quá trình cho ăn, thức ăn thừa thường vương vãi xuống đáy bể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Để đáy bể nuôi trống giúp cho người nuôi dễ dàng dọn dẹp, vệ sinh loại bỏ chất thải, dễ lau sạch thành bể nuôi hơn. Một lý do nữa là giúp cho vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, sự phát triển của cá ở mức tối thiểu.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi