Cá Đuôi Kiếm luôn góp mặt trong danh sách những loài cá được yêu thích và nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay. Những chú cá này không những đẹp mà còn rất dễ nuôi và chăm sóc, chỉ cần được sống trong môi trường nước ổn định là cá sẽ sinh sản rất tốt. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn cụ thể và chi tiết kỹ thuật nuôi cá Đuôi Kiếm từ A – Z dành cho những ai chưa có kinh nghiệm, hãy cùng tham khảo nhé.
Giới thiệu về cá Đuôi Kiếm
– Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)
– Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)
– Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848
– Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm, cá Song Kiếm, cá Song Kiếm Mắt Đỏ
– Tên tiếng Anh khác: Red swordtail, Green swordtail
– Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước
Cá Đuôi Kiếm là loài cá khá dễ nuôi, cá có kích thước nhỏ thân hình bầu bĩnh. Ở loài cá đực có phần vây kéo dài và vô cùng đẹp. Phần đuôi của cá hình nhọn giống như một chiếc kiếm, tuy nhiên đây chỉ là một điểm nhận dạng chứ không đóng vai trò làm vũ khí hay phòng vệ cho loài cá này.
Những chú cá Đuôi Kiếm cái sẽ có một chiếc bụng tròn vo bởi lẽ loài cá này có tập tính sinh sản liên tục trong một năm.
Cá Đuôi Kiếm có màu đỏ rất đặc trưng, chiều dài gấp 3 lần so với những chú cá Hoàng Lan khi trưởng thành. Chiều dài đuôi có thể đạt từ 12 – 16cm. Để loài cá này có khả năng sinh sản và phát triển tốt bạn cần xây dựng cho cá môi trường sống có nhiều cây cối, có không gian rộng bởi bạn này khá tinh nghịch và linh hoạt.
Phân loại cá Đuôi Kiếm phổ biến hiện nay
Cá Đuôi Kiếm được ưa thích và lựa chọn nhiều bởi khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Loài cá này có khá nhiều chủng loại khác nhau. Bạn đọc hãy cùng điểm qua một số dòng cá Đuôi Kiếm phổ biến được nuôi nhiều hiện nay nhé:
2.1 Cá đơn Kiếm đỏ
Cá kiếm đơn đỏ đang là loài cá được nuôi cảnh khác nhiều. Cá có đặc điểm phần đuôi chỉ có một bên được kéo dài và nhọn giống như chiếc kiếm. Trên thân cá có màu sắc đặc trưng đó là màu đỏ và cam.
2.2 Cá Song kiếm đỏ
Cá Song kiếm đỏ có phần đuôi kéo dài giống như hai chiếc kiếm ở hai phần đuôi đối xứng với nhau. Một số loại cá song kiếm bạn có thể lựa chọn như:
+ Cá Song kiếm mắt đỏ (các size to, bé)
+ Cá song kiếm Koi mắt đỏ
+ Cá Song kiếm nhung mắt đen
2.3 Cá Đơn kiếm Tuxedo và song kiếm Tuxedo
Đây là hai loại cá có màu sắc rất đẹp và độc đáo, chỉ từ những cái nhìn đầu tiên là mọi người sẽ bị thu hút.
Cách nuôi cá Đuôi Kiếm từ A – Z cho người mới
Cá Đuôi Kiếm được đánh giá là có khả năng thích nghi tốt, dễ sống được trong nhiều môi trường. Tuy nhiên để cá phát triển và sinh sản nhanh dưới đây sẽ là những kỹ thuật cơ bản mà bạn có thể áp dụng để đuôi bể cá Đuôi Kiếm tại nhà.
3.1 Cách chọn cá Đuôi Kiếm
Dưới đây sẽ là một số tiêu chí quan trọng mà bạn cần biết khi chọn nuôi cá Đuôi Kiếm tại nhà:
– Bạn nên nuôi những con cá khỏe mạnh, năng động, bơi nhanh. Những con cá nào sức khỏe kém thường sẽ ít vận động, thường có xu hướng thả trôi theo dòng nước.
– Chọn những con cá có màu sắc tươi sáng, không chọn những con có màu sắc nhợt nhạt, chứng tỏ cá đang bị bệnh, thiếu chất. Nếu bạn chọn khi nuôi tại nhà chỉ sau vài ngày hoặc một tuần là cá sẽ chết
– Bạn chọn những chú cá Đuôi Kiếm có hoạt động lanh lợi, với bản tính tò mò và khám phá. Bạn tránh chọn những con bị căng thẳng, thờ ơ hay có những hành vi hung hăng, chống đối với các con khác.
– Vảy cá phải cân đối, trên vảy không có dấu hiệu hư hỏng, bị rách. Vây lưng cá phải thẳng đứng, tách biệt rõ ràng với phần còn lại.
– Một tiêu chí quan trọng khác nữa mà bạn cần biết đó là nên mua cá tại các địa chỉ kinh doanh uy tín, được khách hàng bình chọn và đánh giá cao. Đến đây bạn còn được tư vấn nhiều thông tin hữu ích về quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá.
3.2 Bể nuôi cá Đuôi Kiếm
Cá Đuôi Kiếm là loài khá năng động nên khi nuôi trong bể cá bạn cần phải chuẩn bị bể bơi có kích thước lớn, trồng nhiều loại cây thủy sinh khác nhau. Trung bình bể bơi của cá phải đạt từ 100L trở lên, chiều dài bể là khoảng 80cm.
Với đặc tính hiếu động nên trong bể nuôi cá Đuôi Kiếm bạn cần trang bị thêm nắp đậy và lỗ thoát khí. Nếu không bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm soát lượng nước trong bể để tránh trường hợp việc cá bị nhảy ra ngoài.
Trong tự nhiên cá Đuôi Kiếm sinh sống và phát triển tốt nhất ở môi trường nước có độ pH là từ 7 – 8.2, trong môi trường nước ngọt và có độ kiềm nhẹ. Vì thế khi nuôi cá trong bể bạn cần phải tạo cho bể cá có độ pH tương tự. Nhiệt độ lý tưởng nhất để đàn cá sinh sôi và phát triển là từ 25 – 28 độ C.
Yếu tố ánh sáng cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển của đàn cá. Thời gian chiếu sáng khuyến nghị đó là từ 8 – 10 giờ mỗi ngày. Nhiệt độ ánh sáng phải nằm trong khoảng như ánh sáng tự nhiên. Loại bóng đèn phù hợp nhất đối với sự phát triển của đàn cá đó là bóng đèn Led, bởi lẽ loại bóng này có thể tùy chỉnh để bắt chước ánh sáng tự nhiên, mang lại hiệu quả năng lượng.
3.3 Lựa chọn bộ lọc cho bể cá
Bể nuôi cá Đuôi Kiếm cần được trang bị bể lọc và thường xuyên thổi oxy vào để cá phát triển tốt. Trên thị trường hiện nay sản xuất rất đa dạng nhiều sản phẩm máy lọc nước cho bể cá, tùy theo số lượng nuôi, kích thước bể mà bạn nên có sự lựa chọn sao cho phù hợp.
Một số loại máy lọc nước bể cá được bày bán nhiều hiện nay như:
– Hệ thống lọc vách
– Hệ thống lọc tràn trên
– Hệ thống lọc sủi vi sinh bio
– Hệ thống lọc trong
– Hệ thống lọc thác
– Hệ thống lọc treo
– Hệ thống lọc thùng
– Hệ thống lọc tràn dưới
Vì cá Đuôi Kiếm khá năng động nên bạn không nên chọn loại máy có công suất quá lớn vì sẽ khiến cá nhảy ra ngoài.
3.5 Các bước thả cá Đuôi Kiếm vào bể
Sau khi chọn được những chú cá khỏe mạnh việc làm quan trọng tiếp theo của bạn đó là thả cá vào bể sao cho đúng cách nhất.
– Để đàn cá không bị sốc nhiệt bạn nên tối ưu thời gian mang cá về nhà, nếu di chuyển quá lâu sẽ khiến cho cá bị sốc nhiệt.
– Bạn đặt túi đựng cá ở vị trí thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp, nếu để trong nhà thì nên giảm cường độ ánh sáng đèn.
– Nhằm giúp cá Đuôi Kiếm thích nghi được sớm hơn với môi trường bể nuôi mới, bạn ngâm túi nilon chứa cá vào trong bể trong vòng từ 15 – 20 phút.
– Tiếp bạn mở miệng túi đựng cá ra, đổ vào một cốc nước ở trong bể, làm như vậy vài lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Tác dụng của việc làm này là giúp cá được làm quen với môi trường nước mới, không còn bị sốc khi thả vào bể nuôi.
– Cuối cùng bạn thả cá nhẹ nhàng vào trong bể. Lưu ý là không đổ ào ạt, thao tác cần phải thật nhẹ nhàng, tránh làm xước da cá.
3.6 Thức ăn cho cá Đuôi Kiếm
Cá Đuôi Kiếm là loài cá dễ nuôi, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Ví dụ như lăng quăng, bobo, côn trùng, trùn chỉ, thức ăn dạng viên tổng hợp,… Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cá ăn ruột bánh mỳ phơi khô, sau đó bóp nhuyễn cho vào bể để cá ăn.
Ngoài ra, trong bể cá bạn cũng nên bố trí thêm các loài cây thủy sinh, cây bèo nhỏ để cung cấp thêm các nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Để làm tăng sự phong phú cho các bữa ăn, bạn cũng có thể cho cá ăn các dạng thức ăn tổng hợp, tuy nhiên cũng không nên cho cá ăn quá nhiều vì sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, cá bị táo bón, khó tiêu,…
Mỗi bữa hằng ngày bạn không nên cho cá ăn quá nhiều, bởi thức ăn thừa sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn cá.
3.7 Cách vệ sinh bể cá Đuôi Kiếm
Vệ sinh bể cá là công việc bắt buộc mà bạn cần phải thực hiện để có được một đàn cá khỏe mạnh, sinh sản tốt. Công việc vệ sinh bể cá cũng không quá khó khăn, chỉ cần bạn làm theo đúng hướng dẫn dưới đây của Nuoitrong là sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Bước 1: Bạn tắt bị điện có trong bể cá như máy lọc, máy sưởi,… Việc làm này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người dọn vệ sinh.
Bước 2: Bạn vớt đàn cá trong bể ra một cá chậu nhỏ. Sau đó hút bớt nước trong bể ra, chỉ giữ lại khoảng 50% nước cũ. Nếu hút toàn bộ nước cũ ra cá Đuôi Kiếm sẽ phải mất thời gian để làm quen, như thế sẽ khiến cá tăng sự mệt mỏi, stress.
Bước 3: Bạn sử dụng đồ dùng vệ sinh chuyên dụng vệ để làm sạch thành bể, các đồ trang trí, đá sỏi và bộ lọc bể, lau mặt kính từ trong ra ngoài. Sau khi bể cá đã sạch sẽ bạn sẽ cho nước mới vào vào. Lưu ý là nước mới thay cần được khử sạch clo để không gây nguy hiểm cho cá. Sau khoảng 15 phút thì cả cá trở lại bể.
3.8 Chăm sóc sức khỏe cho cá Đuôi Kiếm
Tuy là loài cá dễ chăm sóc nhưng nếu môi trường nuôi không đảm bảo cá cũng có thể mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm như:
Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng xuất hiện ở cá là do ký sinh trùng trú ngụ trên lớp da của. Khi nhiễm bệnh trên da cá sẽ xuất hiện những đốm trắng như hạt muối, như bị phủ đầy cát trên cơ thể. Khi nhiễm bệnh cơ thể cá sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu, luôn cố tình quẹt mình vào các vật thể trong hồ.
Bạn sẽ điều trị bệnh đốm trắng bằng cách tăng nhiệt độ nước ở trong bể cá. Sau đó tắm muối cho cá để có thể loại bỏ được hết các loại ký sinh. Trong trường hợp cá bị nặng bạn cần phải bắt buộc sử dụng thuốc kháng điều trị.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột cũng là căn bệnh khá phổ biến ở căn bệnh đuôi kiếm. Nguyên nhân gây bệnh là do cá ăn phải thức ăn bị ôi thiu, chưa được giã đông. Biểu hiện khi mắc bệnh là cá đi ngoài ra phân trắng, bụng bị phình to nhiều ngày không có dấu hiệu xẹp xuống.
Quá trình điều trị bệnh viêm ruột đòi hỏi bạn phải kiên trì, không nên nóng vội. Đầu tiên bạn cần phải bật sưởi oxy để giúp cá hô hấp. Sau đó sử dụng viên nén Metronidazol, mỗi 1 viên thuốc có thể hòa tan với 15 lít nước. Sau 1 ngày, bạn thay khoảng 30% nước và tiếp tục cho thêm 1 viên vào. Trong quá trình điều trị dạ dày của cá còn yếu nên bạn cho cá ăn với hàm lượng ít, vừa phải.
Bệnh cá bị thối vây
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thối vây ở cá là do cá bị căng thẳng, hệ miễn dịch bị suy giảm nên bị các loài vi khuẩn tấn công. Khi bệnh lan tới các tia vây hay các phần thịt trên cơ thể thì việc điều trị sẽ khó khăn, cá rất dễ bị chết.
Cách điều trị là bạn sử dụng các loại thuốc như Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh.
Bệnh xù mang
Khi mắc bệnh mang của cá Đuôi Kiếm sẽ xù lên, có những vùng xuất hiện các mảng trắng như bị mủ, nghiêm trọng còn bật máu. Bệnh này khá nguy hiểm, chữa trị dai dẳng, diễn biến bệnh tiến triển chậm. Khi mắc bệnh cá sẽ có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, sau cùng là chết và nổi lên mặt nước.
Cách chữa trị là bạn sẽ nhỏ thuốc RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước. Kết hợp bạn ngâm thuốc với tetra Nhật, chữa liên tục trong 2 – 3 tuần.
Cá Đuôi Kiếm giá bao nhiêu? Địa chỉ bán cá uy tín nhất
Tùy theo màu sắc, kích thước và số lượng mà giá bán của cá Đuôi Kiếm hiện nay sẽ dao động từ 5000 – 15.000 đ/con. Cá Đuôi Kiếm được coi là loài cá quốc dân vì dễ nuôi do đó ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh đều bán các loài cá này.
4.1 Tại khu vực Hà Nội
Ahisu – cá cảnh Hà Nội
– Lô 16, ngõ 168, Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội
– Hotline: 0869232652
Cá cảnh Thái Hòa
– Địa chỉ: 545 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
– Hotline: 0978918008 – 02463278080
Cá Cảnh Bin Nhím
– Địa chỉ: số 122 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội
– Hotline: 098 968 62 82
4.2 Tại khu vực TP.HCM
Cá Cảnh Sài Gòn WorldFish
– 199 Song Hành, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM
– Địa chỉ nhà: 38/108/2 KP.3, Phường Đông Hưng Thuận, Q. 12, TPHCM
– Điện thoại: 08.8811.1884 – 0942.681.818 – 0935.49.82.84
– Email: thachcacanhsaigon@gmail.com
– Website: https://cacanhsaigon.com.vn
Cái Đĩa Hoàng Tuấn
– Địa chỉ: 449 Huỳnh Thị Hai, Phường. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh.
– Hotline: 079 458 9594
– Email: admin@cadiahoangtuan.com
– Website: https://cadiahoangtuan.com
Shop Cá Cảnh HCM
Hotline: 097 40 47 465 – 090 23 25 935
– Chi Nhánh Quận 12: 360 Quốc Lộ 22, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM
– Chi nhánh quận Tân Bình: 133 Phạm Văn Bạch, Phường 15 Quận Tân Bình, – Tp HCM
– Website: https://shopcacanhhcm.blogspot.com
Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích về loài cá Đuôi Kiếm, quả thực đây là loài cá đẹp, rất dễ nuôi và chăm sóc. Nếu bạn còn đang cân nhắc có nên nuôi loài cá này hay không thì hãy yên tâm lựa chọn nhé, chắc chắn bạn sẽ không hối hận đâu. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!