Cá Kỳ Lân: Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc loài cá hung dữ này

Cá Kỳ Lân là một loài cá cảnh đẹp thu hút sự quan tâm của rất nhiều tín đồ yêu cá. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nuôi được loài cá này, đặc biệt là những người mới gia nhập bộ môn cá cảnh. Để quá trình nuôi cá Kỳ Lân thuận lợi đòi hỏi người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật và có nhiều thời gian để chăm sóc cá mỗi ngày. Bài viết dưới đây của Nuoitrong.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nuôi cá Kỳ Lân.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 1

Giới thiệu chung về cá Kỳ Lân

Cá Kỳ Lân có nguồn gốc từ Châu Phi nên còn có tên gọi khác là cá Hoàng Tử Châu Phi. Về ngoại hình, cá có phần đầu gần giống với đầu của máy bay trực thăng. Thân cá thon dài về phía đuôi giúp cá di chuyển dễ dàng trong nước. Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất ở loài cá này chính là những đường sọc màu đen và trắng chạy dọc tử lưng cá xuống bụng cá.

Lúc còn nhỏ cá Kỳ Lân khá hiền lành, thân thiện. Tuy nhiên càng lớn chúng càng thể hiện rõ bản tính hung hăng, thích tranh giành, chiếm hữu lãnh thổ. Loài cá này hoạt động chủ yếu về ban đêm, khi không có ánh sáng cá lên màu đẹp hơn.

Cá Kỳ Lân có bản năng sống mạnh mẽ nên chúng có nhiều hành động để tự vệ, giữ an toàn cho bản thân. Đặc biệt cá Kỳ Lân có khả năng tự điều chỉnh màu sắc trên cơ thể theo màu sắc của môi trường sống xung quanh. Điều này giúp chúng dễ dàng lẩn trốn, thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù mạnh hơn.

Cá Kỳ Lân chỉ sinh sản trong môi trường tự nhiên. Còn với môi trường nuôi nhốt chúng sẽ không thể sinh sản thành công. Thông thường cá sinh sản vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, tỷ lệ nở của trứng rất cao vì cá Kỳ Lân mẹ có khả năng bảo vệ trứng và con vô cùng tốt.

Mặc dù được đánh giá là dòng cá hung dữ, hay bắt nạt những loài cá khác nhưng nếu nuôi chung cá Kỳ Lân cùng những giống cá cảnh có kích thước lớn chúng lại dễ bị hoảng loạn và dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên.

Cách nuôi cá Kỳ Lân hiệu quả nhất

Cá Kỳ Lân đòi hỏi chủ nhân phải chăm sóc cẩn thận và mất nhiều công sức hơn những loài cá cảnh khác. Để cá khỏe mạnh, phát triển nhanh và có màu sắc đẹp thì bạn cần nắm được những nguyên tắc nuôi cá dưới đây:

2.1 Tiêu chuẩn chọn cá Kỳ Lân

– Để sở hữu những chú cá Kỳ Lân đẹp thì khi mua cá bạn cần quan sát kỹ ngoại hình của cá để lựa chọn những con có cơ thể hoàn chỉnh, các bộ phận cân đối, da bóng nhắn, vảy đều đẹp, không xây xước trên da.

– Màu sắc của cá Kỳ Lân cần tươi sáng, sắc nét, đậm màu, phân cách giữa các màu rõ ràng. Nếu thấy cá có màu khác thường, bị nhạt màu, loang màu hay trên da có nhiều đốm màu lạ thì không nên mua vì có thể đây là cá bị bệnh.

– Mua cá Kỳ Lân tại các địa chỉ cung cấp cá cảnh thủy sinh uy tín, thương hiệu cửa hàng rõ ràng, đảm bảo cá có nguồn gốc an toàn, có chế độ bảo hành hậu mãi tốt. Tuyệt đối không nên mua cá ở các cơ sở bán hàng kém chất lượng dễ mua phải cá bệnh, cá thải, cá khó nuôi.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 3

2.2 Bể nuôi cá Kỳ Lân

Cá Kỳ Lân có thể nuôi theo dạng đơn độc chỉ 1 con hoặc nuôi theo đàn từ 3 – 5 con trở lên trong cùng một bể thủy sinh đều được. Để nuôi loài cá này, bạn cần chuẩn bị một bể cá có kích thước lớn, tối thiểu là 120x60cm cho mỗi con. Nếu nuôi nhiều hơn thì lấy kích thước trên nhân với số lượng con để tăng kích thước cho phù hợp.

Nên trải một lớp cát mỏng xuống đáy bể, đồng thời bố trí cây cối trang trí, tiểu cảnh mini, gỗ lũa, ống nhựa nhằm tạo môi trường sống thuận lợi cho cá, giúp cá có chỗ trú ngụ và nghỉ ngơi thoải mái. Muốn cá lên màu đẹp nhất thì hãy áp dụng phông nền hoặc các bức phù điêu thật đẹp bên cạnh thành bể.

Vì là loài cá sống ở nước ngọt trong tầng nước sâu nên bạn phải đảm bảo các thông số nước đạt tiêu chuẩn cho cá. Nhiệt độ nước trong khoảng 24 – 28 độ C, độ pH từ 6.5 đến 7.5. Nuôi cá bằng nước máy hoặc nước ao hồ đều được tuy nhiên cần phải xử lý nguồn nước cẩn thận đảm bảo nước an toàn trước khi thả cá.

2.3 Thiết kế bộ lọc bể cá

Để đảm bảo môi trường sống chất lượng cho cá Kỳ Lân thì bạn cần sử dụng bộ lọc cho bể cá. Chọn những sản phẩm có công suất mạnh, chất lượng cao theo tiêu chí dưới đây:

– Nếu bể cá Kỳ Lân có thể tích 20 – 35 lít thì hãy sử dụng bộ lọc thác. Bởi vì lọc thác vừa có khả năng lọc máng vừa có khả năng hút được đáy rất tốt. Hơn nữa bộ lọc gọn nhẹ, dễ dùng và giá thành vừa phải.

– Nếu bể cá Kỳ Lân có thể tích 35 – 50 lít thì hãy sử dụng bộ lọc thác treo loại to. Lý do bởi bì lọc thác treo có ngăn chứa vật liệu lọc lớn sẽ giúp cho quá trình lọc nước nhanh và hiệu quả nhất có thể.

– Nếu bể cá Kỳ Lân có thể tích từ 50 – 90 lít thì hãy sử dụng bộ lọc thùng. Lọc thùng có kích thước vừa phải, không quá lớn nhưng hiệu quả lọc lại khiến bạn bất ngờ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho bể cá.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 4

2.4 Thức ăn cho cá Kỳ Lân

Cá Kỳ Lân là loài cá ăn thịt, chúng ăn tạp nên có thể ăn được mọi loại thức ăn dành cho cá. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá mà bạn lên thực đơn cho cá ăn phù hợp.

Nếu cá còn nhỏ thì nên cho cá ăn tôm tép tươi, trùn chỉ, giun dế xay nhỏ để cung cấp protein cho cá nhanh lớn. Cá trường thành thì cho ăn đa dạng hơn, bổ sung thêm cả chất xơ từ rau củ quả, thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên… để cá nhận đủ dinh dưỡng, phát triển tốt, lên màu đẹp.

Về liều lượng thức ăn thì bạn chỉ nên cho cá ăn vừa đủ, không cho ăn quá nhiều sẽ khiến thức ăn dư thừa, tồn đọng dưới đáy bể gây ô nhiễm nguồn nước. Cho cá ăn mỗi ngày 1 lần vào khung giờ cố định. Trước khi cho ăn 30 phút nên bật đèn để báo hiệu cho cá biết sắp đến giờ ăn.

2.5 Các bước thả cá vào bể

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho cá Kỳ Lân bị chết ngay sau khi vừa về nhà mới đó chính là bị thả xuống bể sai cách. Do đó, bước thả cá là vô cùng quan trọng, bạn đặc biệt chú ý và thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Giảm mức độ ánh sáng trước khi thả cá vào bể

Cá Kỳ Lân hoạt động chủ yếu vào ban đêm, dễ bị kích động bởi ánh sáng nên khi đưa cá về nhà bạn cần tắt hoặc giảm hết cỡ đèn điện trong nhà và trong bể. Nếu không cá sẽ dễ bị căng thẳng, stress, hoảng sợ không thể thích nghi được với môi trường mới.

Bước 2: Để cá làm quen dần dần với nguồn nước mới

Không nên thả cá ngay sau khi mua về mà bạn cần phải để cá làm quen dần dần với nguồn nước trong bể. Chỉ khi nào chắc chắn cá phù hợp với nước, quen nước, không bị sốc hoặc xảy ra phản ứng xấu nào thì lúc đó mới thả cá vào.

Bạn thực hiện thử cho cá như sau: Buộc chặt miệng túi cá để nước không vào được bên trong, thả trôi túi cá lên mặt nước 15 phút. Sau đó mở túi cá ra múc 1 ít nước từ bể vào túi rồi thả trôi tiếp thêm 15 phút nữa. Lặp lại bước này 2-3 lần để cá thích nghi dần với nhiệt độ nước mới.

Bước 3: Tiến hành thả cá Kỳ Lân vào trong bể

Sau khi hoàn thành các bước trên thì bạn mới tiến hành thả cá vào bể thật nhẹ nhàng. Lúc thả không được nói to, không được gây tiếng động lớn sẽ làm cá sợ. Sau khi thả hãy quan sát theo dõi cá thật kỹ để nắm được tình hình của cá.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 5

2.6 Cách vệ sinh bể cá

Việc vệ sinh bể cá Kỳ Lân đều đặn sẽ đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá. Cần vệ sinh bể nuôi cá Kỳ Lân 2 tuần/ lần hoặc mỗi khi thấy nước trong bể đục bẩn, đáy bể đọng nhiều thức ăn thừa hay chất thải. Quá trình vệ sinh bể như sau:

Bước 1: Tắt hết các nguồn điện liên quan đến bể cá Kỳ Lân như máy lọc bể, đèn chiếu sáng, sục oxy… để bắt đầu công việc vệ sinh an toàn.

Bước 2: Nên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như chậu nhỏ để cá Kỳ Lân, ca nhựa, bàn chải cọ rửa, nước lau chùi chuyên dụng. Cần lưu ý không dùng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh gây nguy hiểm cho cá.

Bước 3: Dùng ống hút hút bớt nước trong bể cá ra, nên giữ lại 50% nước cũ để cá không bị sốc về sau. Cá Kỳ Lân khá nhạy cảm với sự biến động của môi trường, do đó bạn cần lưu ý điều cơ bản này.

Bước 4: Đưa cá Kỳ Lân ra khỏi bể và thả tạm vào chiếc chậu nhỏ có chứa nước cũ được múc từ bể ra. Chậu cần có nắp đậy ở trên để tránh cho cá nhảy ra ngoài nguy hiểm.

Bước 5: Thực hiện cọ rửa sạch xung quanh thành bể kính, đồ trang trí, bộ lọc bể cá. Nếu thấy phía dưới đáy bể có nhiều đồ ăn thừa thì phải hút sạch sẽ ra. Cuối cùng, bơm nước mới vào cho đủ, bật các thiết bị lên rồi thả cá Kỳ Lân vào bể.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 6

Bệnh thường gặp ở cá Kỳ Lân và cách chữa

Về cơ bản thì cá Kỳ Lân không có bệnh đặc trưng gì. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cá Kỳ Lân có thể mắc phải một số bệnh phổ thông mà các loài cá cảnh khác hay bị đó là:

3.1 Bệnh đục mắt, mờ mắt

Biểu hiện của bệnh: Cá Kỳ Lân bị bệnh sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng bao phủ xung quanh mắt cá. Ban đầu chỉ rất ít nhưng càng về sau càng lan rộng và bao trùm toàn bộ mắt khiến cá khó chịu, chán ăn, bơi lội loạn xạ do không xác định được phương hướng khi bơi.

Nguyên nhân gây bệnh: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này ở cá Kỳ Lân là do quá trình vận chuyển. Cá có thể bị va chạm với vật thể xung quanh khiến mắt bị tổn thương. Khi thả cá vào bể, cá sẽ bị các vi khuẩn tấn công khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Bệnh đục mắt xảy ra thường xuyên hơn nếu thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nước kém chất lượng hay cá bị dị ứng với hóa chất.

Cách điều trị bệnh: Khi cá Kỳ Lân bị mờ mắt việc trước tiên là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được nguyên nhân thì mới đi tìm hướng điều trị hiệu quả nhất. Nếu bệnh nhẹ bạn chỉ cần vệ sinh lại bể cá, điều chỉnh nhiệt độ lên 30 độ C, thay nước hàng ngày là cá sẽ tự khỏi.

Bệnh nặng hơn thì cần sử dụng đến các loại thuốc đặc trị như melafix, pimafix, fungus cure. Liều lượng sử dụng những thuốc này đều có hướng dẫn cụ thể trên bao bì, bạn cần pha chính xác khi cho cá dùng.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 7

3.2 Bệnh đốm trắng ở cá

Biểu hiện của bệnh: Cá Kỳ Lân bị đốm trắng thì trên cơ thể sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng có kích thước nhỏ li ti. Những đốm này ban đầu chỉ rải rác, sau lan dần khắp thân cá khiến cá khó chịu, ngứa ngáy, lờ đờ, bỏ ăn, hay cạ mình vào thành bể hay các vật trong bể.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh đốm trắng là 1 dạng nấm thường gặp ở cá cảnh mỗi khi thời thiết thay đổi, chuyển mùa như từ mùa khô sang mùa mưa, từ nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp… Cá sẽ bị sốc nhiệt, đề kháng kém và bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Cách điều trị bệnh: Trước tiên cần phải tăng nhiệt độ nước lên 30 độ C, pha thêm muối hạt vào bể theo tỷ lệ 200g muối/100 lít nước. Thay nước hàng ngày cho cá, mỗi lần thay 30% nước rồi thêm muối vào theo tỷ lệ cũ. Việc này sẽ giúp sát trùng bể nước, thúc đẩy cá tiết ra chất nhờn nhanh hơn để tống vi khuẩn ra ngoài. Nếu bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc Fungus cure, melafix, pimafix.

tiêu đề ảnh cá kỳ lân ảnh 8

Cá Kỳ Lân giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Cá Kỳ Lân là loài cá tự nhiên, chưa được nhân giống ở môi trường nuôi nhân tạo. Mức giá hiện tại của giống cá này đang dao động khoảng 50.000 đến 150.000 đồng/con.

Hiện nay cá Kỳ Lân được bán phổ biến ở các cơ sở bán cá cảnh chuyên nghiệp trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua cá với sức khỏe tốt và nguồn gốc đảm bảo thì nên chọn những điểm phân phối cá giống dưới đây:

4.1 Khu vực miền Bắc

Cửa hàng cá cảnh Tài Lộc

Địa chỉ: Số 598 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

Điện thoại: 0915 302 086

Facebook: www.facebook.com/Hethongbecatailoc

Cửa hàng cá cảnh Cá Xinh Shop

Địa chỉ: Số 65 Võ Văn Dũng – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0989 405 595

Email: ks.nguyentiendung90@gmail.com

4.2 Khu vực miền Nam

Cơ sở Hồ cá cảnh Dương

Địa chỉ : Số 212 Lãnh Binh Thăng, Phường 13, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0907 101 516 – 0908 256 817

Website: https://hocacanh.vn/

Cửa hàng thủy sinh Best Aqua

Địa chỉ: 48 Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú nhuận, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0917 885 879

Website: http://chuyenthuysinh.com

4.3 Khu vực miền Trung

Cửa hàng Koilover Fish Farm – KFF

Địa chỉ: 17 đường Hồ Sỹ Dương, Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điện thoại: 0933 598 098

Website: koilover.vn

Cửa hàng Long Sinh Aquarium

– Địa chỉ: Lô 178-179 Kinh Dương Vương, Liên Chiểu, Đà Nẵng

– Điện thoại: 0236. 3774187

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cách nuôi và chăm sóc cá Kỳ Lân mà Nuoitrong.com đã chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để tự tin chăm sóc được đàn cá Kỳ Lân khỏe mạnh, chất lượng nhất. Chúc bạn luôn thành công!

Lưu ý

– Cá Kỳ Lân có bản tính vô cùng hung dữ vì thế việc chọn bạn nuôi chung với chúng là điều bạn phải đặc biệt chú ý. Chỉ nên nuôi chung Kỳ Lân với các loài cá lớn như cá rồng, cá he, cá la hán, cá bơn.

– Trong cùng một bể không nên nuôi chung những con cá Kỳ Lân có kích thước quá chênh lệch nhau, vì con lớn hơn sẽ dễ dàng bắt nạt, tấn công và ăn thịt con bé. Phải sàng lọc để tách riếng những con quá hung dữ hoặc quá nhút nhát ra khỏi bể.

– Trong bể cá Kỳ Lân các chuyên gia khuyên bạn nên thả thêm một chút muối hạt để sát trùng cho cá. Bên cạnh đó thì muối cũng có tác dụng giúp môi trường nước ổn định và chất lượng hơn để cá phát triển tốt.

– Không nên cho cá Kỳ Lân ăn quá nhiều các thức ăn từ giun dế, trùn chỉ, trùng huyết vì đây là nguồn thức ăn mang mầm bệnh lớn, dễ lây bệnh sang cho cá. Nếu cho ăn bạn cần xử lý thức ăn cẩn thận trước khi cho cá dùng.

– Hằng ngày bạn cần dành thời gian để chăm sóc, theo dõi biểu hiện của cá, đặc biệt là trong thời điểm cá mới thả. Nếu thấy cá có các biểu hiện bất thường phải cách ly và xử lý ngay.

Câu hỏi thường gặp

  • Câu trả lời là có! Tuy nhiên, trong quá trình nuôi chung bạn cần quan sát và theo dõi xem 2 loài cá này có hòa hợp với nhau không rồi mới quyết định nuôi chúng chung một bể. Phương pháp hiệu quả nhất là bạn sử dụng vách ngăn mỏng để tách riêng 2 chú cá, cho chúng làm quen với nhau trước. Sau đó mới tiến hành thả chung 2 con với nhau.
  • Cá Kỳ Lân cần được ăn đầy đủ và đang dạng các nhóm thức ăn đặc biệt là thức ăn tươi sống như tôm tép, thịt bò, cá con... thì cá sẽ lên màu đẹp và đậm.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi