Cá Mây Vàng giá bao nhiêu? Đặc điểm, cách nuôi, chăm sóc

Cá mây vàng là là loài cá có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt. Loài cá này có dễ nuôi, được yêu thích ở hầu hết những ai có sở thích chơi cá cảnh. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết đặc điểm, cách nuôi cá mây vàng chuẩn nhất từ chuyên gia. Bạn đọc hãy cùng tham khảo và theo dõi nhé.

Giới thiệu về cá mây vàng

– Tên tiếng Anh: Golden White Cloud

– Tên Quốc tế: Gobiodon okinawae

– Thuộc họ: Gobiodon

– Màu sắc: Vàng

– Giá bán: Dao động từ 15.000 – 20.000 VNĐ/con.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 1

Cá mây vàng được coi là một sự bổ sung hữu ích cho bất kỳ bể cá thủy sinh nào tại ra đình. Bên cạnh màu sắc cơ thể rực rỡ, loài cá này có mang vẻ đẹp rất năng động, hiền hòa, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh chú cá đậu trên đá hoặc san hô ngay ngoài trời hoặc bay lơ lửng trong cột nước ở tầm nhìn đơn giản để người chơi có thể ngắm nhìn.

Một số đặc điểm của cá mây vàng:

– Phàn méo hơi nhọn, phần miệng được biến đổi thành hình dạng khá lạ mắt. Khi nhìn thấy bạn sẽ thấy vô cùng cuốn hút.

– Tuy loài cá này có kích thước nhỏ nhưng sở hữu đến tận 3 đuôi râu, phần vây cá hay phần bụng thì có kích thước khá nhỏ.

– Không chỉ có màu vàng trên thân, loài cá này còn có cả màu rêu kẻ sọc, hay rêu đốm đen.

– Tuổi thọ trung bình của loài cá này có thể đạt từ 7 – 9 năm.

Cách nuôi Cá Mây Vàng chuẩn

Cá mây vàng được nuôi với công dụng chính đó là làm sạch môi trường nước bên trong bể cá. Kỹ thuật nuôi loài cá này cũng không quá phức tạp chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn của Nuoitrong.com dưới đây.

2.1 Cách chọn giống cá mây vàng

Dưới đây sẽ là một số tiêu chí quan trọng mà bạn có thể lựa chọn những chú cá mây vàng khỏe mạnh mà bạn cần biết:

Ngoại hình: Bạn nên chọn chú cá có bộ vây óng ả, đuôi xòe quạt. Lưu ý là không chọn những con cá có vây xù, bụng phình to, có dấu hiệu bơi yếu ớt. Đây là những dấu hiệu chú cá sức khỏe không tốt, rất có thể trong quá trình nuôi sẽ có nguy cơ ngừng sinh trưởng. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh chọn những con có hình chấm nâu trên thân bởi rất có thể cá đang có rận.

Sức khỏe: Ưu tiên chọn những con quẫy đuôi mạnh, đớp nước đều đặn. Mang của cá hấp thụ một cách tự nhiên, không gây cảm giác khó chịu. Những con cá nào yếu sẽ thường bơi ở dưới đáy bể và thả trôi theo dòng nước.

Một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá có khỏe mạnh hay không cũng dựa vào đôi mắt của cá. Những chú cá khỏe sẽ có đôi mắt tròn đều, đen. Còn những con cá bị bệnh thường sẽ di chuyển không linh hoạt, mắt đờ đẫn, không có phản xạ nhanh.

Để đảm bảo chất lượng nguồn cá bạn nên mua tại các địa chỉ kinh doanh uy tín, có chứng nhận và cam kết về nguồn gốc.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 2

2.2 Bể nuôi

Mặc mây vàng có kích thước nhỏ nên yêu cầu về bể nuôi cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đảm bảo cung cấp cho đàn cá có được không gian rộng rãi và thoải mái, được bơi lội cùng với bầy đàn của mình.

Nếu bạn muốn nuôi một đàn cá mây vàng lớn thì nên bể cá có kích thước lớn. Không những thế khi bể có nhiều không gian bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để sáng tạo cho bể cá của mình.

Môi trường nước bên trong bể cần phải thật sạch sẽ, độ mặn từ 1.020-1.025, nhiệt độ thích hợp là từ 22 tới 26°C. Độ cứng của nước là 6 – 8.

Cũng giống như nhiều loài cá khác, cá mây vàng khá nhạy cảm về âm thanh, nhất là đối với những âm thanh lớn. Do đó bạn cần đặt bể ở vị trí ít người qua lại, không đặt quá gần tivi, loa âm thanh,… Nếu để bể cá ở nơi có âm thanh quá lớn sẽ khiến đàn cá bị stress bị chết.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 3

2.3 Bộ lọc bể

Cá mây vàng có sở thích hay “quẫy bùn” vì thế trong bể nuôi bắt buộc cần phải có bộ lọc. Trường hợp không có bộ lọc, cá sẽ bị thiếu oxy và thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở. Khi tình trạng sức khỏe suy yếu cá sẽ nằm im trong nước và chìm dần xuống đáy bể và chết.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bể lọc cho cá, tùy theo số lượng cá nuôi mà bạn có thể có những lựa chọn sao cho phù hợp.

Lọc chìm: Thiết kế có khả năng lọc, tạo thác và thổi khí vào bể. Bộ lọc này sẽ giúp xử lý đáy và bề mặt.

Lọc thác: Bộ lọc này khá hiệu quả trong việc xử lý chất thải và thức ăn thừa

Lọc máng: Thường bố trí ở trong bể, cơ chế hoạt động là nước sẽ được bơm lên máng, chảy qua bông lọc nhờ thế các bụi bẩn sẽ được loại bỏ hết.

Lọc tràn: Giúp loại bỏ sạch hết các loại vi sinh vật, vi khuẩn, cặn bã,… Nhờ thiết kế thông minh nên đem tới môi trường nước sạch sẽ nhất cho đàn cá.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 4

2.4 Các bước thả cá mây vàng vào bể

Bình thường mỗi khi mua cá về mọi người thường có thói quen là thả ngay vào bể nhưng như thế là sai. Bởi việc làm đột ngột này có thể sẽ khiến cho cá bị sốc do thay đổi môi trường. Để đảm bảo đàn cá nhanh chóng thích nghi với môi trường mới bạn cần phải tuân thủ các kỹ thuật thả cá như sau:

Bước 1: Bạn đặt túi đựng cá ở vị trí thoáng mát để cân bằng nhiệt độ. Sau đó bạn ngâm cả bịch cá vào trong bể nuôi khoảng 10 – 15 phút để 

Bước 2: Sau thời gian ngâm bạn mở bịch và từ từ cho chút nước vào trong bể. Cứ khoảng 5 phút bạn đổ thêm nước, việc làm này sẽ giúp cho cá vàng quen với nguồn nước mới.

Bước 3: Khi thấy cá vàng quen với hồ nước bạn từ từ nghiêng bịch đựng cá để cá bơi tự nhiên. Quá trình vớt ra bạn nên đổ từ từ, không nên đổ một cách ào ạt.

2.5 Thức ăn cho cá mây vàng

Cá mây vàng là loài cá ăn tạp nên có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên để đàn cá có màu sắc và thể trạng tốt nhất bạn nên cung cấp cho cá các bữa ăn gồm có: Thức ăn sống, đông lạnh nhỏ như giun huyết, Artemia, Daphnia,… Ngoài ra cũng cho ăn các loại thức ăn dạng khô có kích thước mảnh, nguyên liệu thực vật tươi. Dù là loại thức ăn nào cũng cần đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ, không cho cá ăn các loại thức ăn thừa, bị ôi thiu vì sẽ khiến cá mắc nhiều bệnh nguy hiểm,…

Cá mây vàng mỗi bữa ăn khá ít nên bạn cho số lượng thức ăn vừa phải, nếu cho ăn nhiều cá sẽ bị sình bụng, thức ăn thừa không được xử lý hết có thể gây nên ô nhiễm nguồn nước của cá.

Đối với đàn cá mới thả vào bể sau khoảng 02 ngày bạn mới bắt đầu cho ăn thức ăn. Những chú cá không thích nghi được cần phải lập tức vớt ra, không làm ảnh hưởng đến những chú cá còn lại.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 5

2.6 Cách vệ sinh bể cá mây vàng

Dù trong bể cá đã có bộ lọc nước nhưng việc vệ sinh bể cá một cách đều đặn cũng vô cùng cần thiết. Đối với bể cá mây vàng trung bình một tuần bạn vệ sinh một lần, nếu có thời gian thì 2 tuần một lần.

Quy trình vệ sinh bể cá đảm bảo kỹ thuật sẽ theo các bước sau:

Bước 1: Để bắt đầu vệ sinh bạn sẽ tắt hết các thiết bị máy lọc, hệ thống đèn,…

Bước 2: Bạn giữ lại 50% nước trong bể cũ, còn lại đổ đi và vớt cá ra một bể cá mới. Việc làm này là giúp cá không bị sốc trong môi trường mới.

Bước 3: Bạn sẽ vớt cá ra khỏi bể, sử dụng miếng vệ sinh chuyên dụng để chùi rửa từ trong ra ngoài. Lưu ý là chỉ vệ sinh bằng muối hoặc nước sạch, không dùng chất tẩy rửa vì nếu có làm sạch thì vẫn tồn dư lại chất nguy hại đến sức khỏe của cá.

Bước 4: Sau khi dọn vệ sinh xong bạn cho nước sạch mới đã chuẩn bị vào. Sau khoảng 20 – 30 phút khi nước trong bể cá đạt nhiệt độ phòng thì bạn thả lại đàn cá vào.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 6

Bệnh thường gặp và cách điều trị

Cá mây vàng khá nhanh nhẹn, thực hiện tốt chức năng là một người lau dọn bể cá. Tuy nhiên nếu điều kiện chăm sóc không đảm bảo đàn cá cũng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Cụ thể như:

3.1 Bệnh mục đuôi hoặc vây

Khi mắc phải bệnh này đuôi của cá sẽ bị mục, các mép cá sẽ bị biến dạng ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài. Nguyên nhân chính gây bệnh là do cá bị stress, điều kiện môi trường xung quanh không đảm bảo.

Cách điều trị đó là bạn sẽ sử dụng muối chuyên dụng hoặc thuốc kháng sinh hay sử hydrogen peroxide để vệ sinh bể cá.

Bệnh nấm xuất hiện khi trên thân cá xuất hiện từng mảng trắng. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng, do chấn thương, do cá đánh nhau trong bể hay do nước bẩn,…

Cách điều trị đó là giữ vệ sinh nguồn nước trong bể, thường xuyên thay nước. Trường hợp cá bị nặng thì cần phải dùng xanh methylene (methylene blue) để vệ sinh bể, lọc nước.

3.2 Cá bị táo bón

Khi bạn thấy cá ít đi đại tiện, phân lủng lẳng dưới hậu môn thì có nghĩa cá đang bị táo bón. Nguyên nhân gây bệnh là do cá ăn uống không khoa học, không đủ chất hay do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.

Để điều trị đó là bạn cung cấp thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của cá, đó có thể là rêu, tảo hay các loại thực vật,… Chế độ ăn uống hằng ngày cũng cần phải khoa học, không nên tập trung vào một thức ăn nhất định mà cần thay đổi linh hoạt, đa dạng.

tiêu đề ảnh cá mây vàng ảnh 7

Cá mây vàng giá bao nhiêu? Địa chỉ bán hàng uy tín?

Hiện nay cá mây vàng có giá bán dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/con. Giá bán có thể có sự chênh lệch ở một số cơ sở bán khác nhau. Để có được chất lượng cá giống khỏe mạnh bạn nên mua hàng tại các địa chỉ bán hàng uy tín.

Sau đây Nuoitrong.com sẽ gợi ý đến bạn các địa chỉ bán cá cảnh tốt nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo để chọn mua nhé.

4.1 Cửa hàng Phúc Long

– Địa chỉ: Số 15b, ngõ 110, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

– Điện thoại: 0912217907

– Email: phuclongaro@gmail.com

– Website: http://cacanhphuclong.com.vn

– Facbook: https://www.facebook.com/cacanhphuchn

4.2 Cá cảnh Thái Hòa

– Địa chỉ: 545 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại: 097 891 80 08 – 024 6327 8080

– Website: http://cacanhthaihoa.com

4.3 Cá cảnh Thanh Tâm

– Địa chỉ: 284 Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Tây, Q. 2, TP. Hồ Chí Minh

– Điện thoại: 0906 969 957

– Email: Luunguyentinnghia@gmail.com

– Fanpage: www.facebook.com/luutinnnghia

4.4 Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín – Shop Cá Cảnh Tại Sài Gòn

– Địa chỉ: 718 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

–  Điện thoại: 0938 228 502

–  Email: traithuysinh.trungtin@gmail.com

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và cách nuôi cá mây vàng chuẩn từ chuyên gia. Mong rằng những thông tin mà Nuoitrong.com chia sẻ bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc đàn cá của gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Cho cá ăn với số lượng vừa phải, không được cho ăn quá nhiều vì sẽ khiến cá tiêu hóa khó khăn, hơn nữa còn khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm.

– Lưu ý khi thấy những con cá bị bệnh hoặc chết bạn cần phải vớt ra để không làm ảnh hưởng đến những con cá còn lại.

– Nếu bạn nuôi cá trong bể nhỏ, có số lượng ít nếu sử dụng sục sẽ gây động cho cá, khiến cho đàn cá sợ và có thể nhảy ra ngoài. Nếu muốn dùng để tạo oxy thì chỉ nên sục khoảng 10 – 20 phút/ngày, không nên để liên tục.

– Không nên sử dụng nước giếng để nuôi cá, vì nước giếng được coi là nước chết, tức là chưa có oxy, độ pH thấp. Vì thế nếu sử dụng nước giếng bạn cần phải tiến hành sục oxy, tăng pH nếu không thả vào cá sẽ bị chết ngay lập tức.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá mây vàng là loài cá đẻ trứng, sau khoảng 36 giờ sau khi đẻ trứng sẽ nở, bạn sẽ tách cá con riêng, cho ăn thức ăn tươi sống như ấu trùng artemia, rất tốt cho cá.
  • Cá mây vàng là loài cá hiền lành nên bạn có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác nhau, ví dụ như: cá mây trắng, cá tam giác, cá sọc ngựa, cá neon,...

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi