Cá neon bị nấm trắng – Nguyên nhân và cách điều trị

Cá neon đang là loài cá được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Vì mang bản chất là loài cá nhiệt đới nên quá trình nuôi và chăm sóc nếu không đảm bảo kỹ thuật sẽ khiến cho cá mắc một số bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh cá neon bị nấm trắng. Vậy bệnh nấm trắng ở cá neon điều trị như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây Nuoitrong.com sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc.

Nguyên nhân và dấu hiệu cá neon bị nấm trắng

Bệnh nấm trắng ở cá cảnh là một dạng bệnh khá phổ biến gặp ở hầu hết các loài cá thủy sinh. Bệnh có khả năng và tốc độ lây lan rất nhanh, nếu để lây nhiễm sẽ khiến đàn cá bị chết hàng loạt nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nấm trắng ở cá cảnh nói chung và cá neon nói riêng là một dạng vi khuẩn tồn tại sẵn trong môi trường nước hoặc hồ thủy sinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể của đàn cá. Bạn có thể bệnh nấm trắng ở cá neon giống như virus cảm cúm thông thường ở cơ thể con người, chỉ cần cơ thể không khỏe mạnh là sẽ phát bệnh ngay lập tức.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 1

Cách nhận biết dấu hiệu cá neon bị bệnh nấm trắng

– Bạn thấy trên cơ thể của cá xuất hiện những lốm đốm, chấm nhỏ màu trắng. Khi nhìn kỹ sẽ thấy trên thân cá như được rải những hạt muối cho cá ngứa ngáy. Bởi thế khi khó chịu cá thường sẽ cọ mình vào bất cứ vật gì có trong hồ.

– Những chú cá khi bị bệnh sẽ bơi nhanh, thi thoảng nhảy lên mặt nước, 2 mang cá thường hở ra để lấy thêm oxy.

– Nếu không được điều trị kịp thời cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn không tiêu, căng thẳng,… Khi cá bị nhiễm nấm nặng sẽ yếu dần và chết.

Nguyên nhân khiến cá neon bị nhiễm nấm:

Để có thể điều trị được hiệu quả và dứt điểm bệnh nấm trắng ở cá cảnh bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh nấm trắng là do đâu. Sau đây Nuoitrong.com sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất về nội dung này:

– Nguyên nhân đầu tiên là do chất lượng nguồn nước bị xuống thấp. Việc không vệ sinh bể cá thường xuyên sẽ khiến nguồn nước của cá bị ô nhiễm, tạo cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.

– Cho cá neon ăn quá nhiều, nhiều hơn 2 lần/ngày

– Yếu tố môi trường trong cá cảnh hoặc hồ thủy sinh thay đổi ngột khiến cho đàn cá không có thời gian để thích nghi.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 2

Cách điều trị bệnh cá neon bị nấm trắng hiệu quả nhất

Ngay sau khi phát hiện đàn cá của bạn có dấu hiệu bị bệnh bạn cần phải điều trị cho cá ngay. Sau đây là 03 cách điều trị cá neon bị bệnh hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng.

3.1 Cách 1: Sử dụng muối trắng và tăng nhiệt độ hồ lên 30 độ nếu cá bị mức độ nhẹ

Tác dụng của muối hột là giúp giảm lượng vi khuẩn có trong môi trường nước và tiêu diệt hết các loại nấm. Bạn pha muối với tỷ lệ 3g cho vào 1 lít nước. Nếu bạn đang trồng cây thủy sinh trong bể có thể cân nhắc cách ly những chú cá bị bệnh sang một hồ riêng để ngâm muối.

Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với việc tăng nhiệt độ trong bể lên 30 độ C. Mục đích là để các loại bỏ vi khuẩn nấm vì chúng khó tồn tại và phát triển trong môi trường nhiệt độ 30 độ C.

3.2 Cách 2: Sử dụng chế phẩm Bio Knock 2

Bio Knock 2 là thuốc chuyên điều trị bệnh nấm trắng khá hiệu quả, nhanh gọn nhất hiện nay. Thuốc đặc trị này được nhập khẩu từ Thái Lan, sử dụng với tất cả các loại cá vàng, cá La Hán, cá Neon, cá tam giác, cá bút chì,….

Cách sử dụng thuốc Bio Knock 2 khác đơn giản, bạn chỉ cần châm trực tiếp thuốc Bio Knock 2 vào hồ với tỷ lệ là 1 giọt/10 lít nước liên tục trong 3 – 4 ngày.

Chai thuốc Bio Knock 2 khá nhỏ gọn, dễ sử dụng, hiệu quả cao và giá rẻ đồng thời cũng rất dễ bảo quản.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 3

3.3 Cách 3: Sử dụng Tetra Nhật

Đây là một loại thuốc được sản xuất để điều trị các bệnh nấm và ngoài da trên cá. Thuốc có tác dụng khá tốt đối với một số loại cá như Neon, Betta,…

Để sử dụng bạn pha với liều lượng 1g cho 100 lít nước sau khoảng 05 ngày khi cá khỏi bệnh thì bạn sẽ tiến hành thay nước.

Cách xử lý bể, hồ cá neon bị nấm trắng

Ngay sau khi đã điều trị bệnh nấm trắng cho cá neon khỏi bằng những cách điều trị trên việc làm tiếp theo của bạn là cần phải xử lý hồ cá. Điều này sẽ giúp điều trị dứt điểm vi khuẩn gây nên bệnh nấm trắng, giúp đàn cá không bị tái phát.

– Cải tạo lại hệ thống lọc nước, thay bông lọc, làm sạch đường ống dẫn nước, vệ sinh lại vật liệu học,…. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhất các loại nấm và những vi khuẩn có thể gây hại cho đàn cá.

– Lên kế hoạch thay nước định kỳ, vệ sinh hồ như hút cặn, phân cá, các chất hữu cơ,… Nhờ đó sẽ đảm bảo cho đàn cá có môi trường sống thủy sinh tốt nhất có thể.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 4

Cách phòng tránh bệnh nấm trắng ở cá neon hiệu quả nhất

Để phòng tránh được hiệu quả bệnh nấm trắng ở cá neon, bạn cần phải thực hiện tốt các việc làm sau:

– Luôn duy trì chế độ nước trong hồ, bể thủy sinh một cách ổn định nhất. Việc làm này sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh. Để tăng tính hiệu quả và lâu dài, bạn nên đầu tư cho bể cá một chiếc máy lọc nước thật là tốt.

– Cho cá neon ăn các loại thức ăn tốt, chế độ ăn uống phù hợp để đàn cá có thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để chống lại các dạng bệnh khác nhau.

– Nhiều người đang lựa chọn các sản phẩm tẩy, khử nước để vệ sinh bể, phương pháp này được đánh giá là không tốt vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

– Trường hợp bạn muốn thêm cá mới vào bể thì trước khi mua về nên sát khuẩn cá bằng Bio Knock 2 với liều lượng 1 giọt cho 30 lít nước hoặc sát khuẩn bằng nước muối, sau đó mới cho cá mới vào hồ nuôi chung.

Một số bệnh thường gặp khác ở cá neon

Bên cạnh bị mắc bệnh nấm trắng nếu không được chăm sóc đúng cách cá neon cũng có thể mắc nhiều bệnh khác.

6.1 Bệnh thối vây, thối đuôi

Bệnh thối vây và thối đuôi cũng đang gặp khá phổ biến ở cá neon. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do bể cá bị bẩn, chất lượng nước kém, cá không được chăm sóc hoặc trong bể có những con cá bị mắc bệnh lâu ngày mà không được điều trị hoặc tách riêng ra khỏi bể cá. Những chú cá khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến màu, mắt lờ đờ, quá trình đi tìm kiếm thức ăn sẽ gặp khó khăn.

Biểu hiện của bệnh thối vây và thối đuôi ở cá là đuôi trông rách tả tơi, không có dấu hiệu thối rữa.

Cách điều trị: Khi thấy cá mắc bệnh này bạn cần chuyển cá sang bể dưỡng riêng, có sủi oxy, dùng thuốc kháng sinh để trị thối vây thông dụng như Jungle, Fungus Eliminator, Tetracycline,… 

Để bệnh được điều trị một cách dứt điểm bạn cần phải vệ sinh lại toàn bộ bể cá cũng như hệ thống lọc, tiêu diệt hết toàn bộ các mầm bệnh gây nguy hại cho cá. Bạn chú ý là nên lắp đặt hệ thống lọc phù hợp với công suất của bể cá, tránh trường hợp nước chảy quá mạnh gây nên tình trạng stress cho cá.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 5

6.2 Cá neon bị bệnh thối mang

Nguyên nhân gây nên căn bệnh thối mang do nấm Branchiomyces, khi xâm nhập sẽ làm cho mang cá bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị lây từ những con cá bị nhiễm bệnh sẵn khi chúng mua ngoài cửa hàng về mà nguyên nhân tác động chính và chủ yếu là do lượng amoniac hoặc nitrat trong bể quá cao.

Biểu hiện của cá là có dấu hiệu hô hấp thường như thở gấp gấp để lấy không khí, cá bắt đầu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Cá tơ mang và lá dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên thân cũng xuất hiện các đốm.

Cách điều trị bệnh thối mang đó là bạn sẽ dùng phenoxyethanol để tắm cho cá, tăng lượng oxy trong bể. Khi cá bị bệnh thì việc điều trị khá khó khăn vì nấm ở trong mang cá, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng, khiến cho việc cứu cá khó hơn. Tốt nhất là bạn cần chủ động phòng tránh để cá không bị mắc bệnh này.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 6

6.3 Cá neon bị lồi mắt

Nguyên nhân gây nên tình trạng cá neon bị lồi mắt là do vi khuẩn streptococcus hoặc do môi trường bị ô nhiễm, hệ thống lọc không tốt gây khiến cho cá mắc phải vi khuẩn gây ra bệnh.

Biểu hiện xuất hiện căn bệnh này đó là cá có dấu hiệu mất phương hướng, mệt mỏi, mắt bị tổn thương. Ở vị trí mắt có thể chảy máu, xuất hiện các vết lở loét khiến cho cá bỏ ăn.

Để điều trị bạn sẽ sử dụng 10 gio xanh methylen, 1 viên tetra, muối 1% pha vào 20 lít nước. Sau đó bạn cần thay nước hằng ngày và đánh thuốc với liều lượng trên đến khi đàn cá khỏi bệnh.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 7

6.4 Cá neon bị bệnh bong bóng

Bong bóng là cơ quan chứa khí, có tác dụng giúp đàn cá bơi và giữ cân bằng trong nước nhờ sự điều chỉnh áp lực khí bên trong. Nguyên nhân gây nên bệnh bong bóng thường gặp ở cá cảnh là do nội tạng của cá bị dị tật bẩm sinh, cá hớp quá nhiều không khí vào bụng khi ăn khiến cho dạ dày bị trương phình.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh này đó là cá bị mất thăng bằng khi bơi, bụng cá sưng phồng.

Cách điều trị là bạn tăng nhiệt độ nước trong cơ thể cá để giúp cá tiêu hóa nhanh hơn, đồng thời ngừng cho cá ăn 2 – 3 ngày và chú ý theo dõi tình trạng cá. Ngoài tăng nhiệt độ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa tránh tránh táo bón.

tiêu đề ảnh cá neon bị nấm trắng ảnh 8

Trên đây là nội dung chia sẻ nội dung liên quan đến cá neon bị nấm trắng. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích để bạn hiểu rõ về căn bệnh này. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin bổ ích khác, bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi nhé.

Lưu ý

– Để nuôi đàn cá neon khỏe mạnh bạn cần phải chuẩn bị một bể bơi rộng. Cũng bởi lẽ cá neon sống theo bầy đàn từ 15 – 20 con, nếu bể nuôi chật hẹp đàn cá sẽ không có không gian bơi lội, từ đó khiến cho đàn cá bị khó chịu, stress.

– Môi trường nước thích hợp để đàn cá khỏe mạnh là từ 20 – 26 độ C. Độ cứng của nước đạt từ 5 – 20dH, độ pH phù hợp nhất là từ 5 – 7. Bạn có thể mua các loại giấy đo độ dH và pH ở hiệu thuốc hoặc ở những nơi bán đồ nuôi cá đều có.

– Đảm bảo cho cá neon cũng là loài thức ăn tạp. Bạn cố gắng cung cấp cho chúng đa dạng các loại thức ăn đa dạng. Một số thức ăn mà cá neon yêu thích nhất là côn trùng, giáp xác, bobo, trùn chỉ hoặc các thức ăn dạng viên cỡ nhỏ.

– Bố trí máy lọc nước trong bể cá là vô cùng quan trọng. Máy lọc nước sẽ giúp loại bỏ hết các vi khuẩn, tạp chất, mang tới môi trường sống ổn định nhất cho đàn cá.

– Cá neon mới mua về cần phải được xử lý khử trùng bằng muối để loại bỏ hết vi khuẩn, tránh lây nhiễm đến các loài cá khác trong bể.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá neon bị chết sẽ do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, cụ thể là chất lượng nước kém, cá bị sốc khi được thả vào môi trường nước mới, gặp phải các vấn đề về mặt sức khỏe,...

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi