Kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi Cá Neon sinh sản

Cá Neon là một loài cá thủy sinh đẹp, được lựa chọn nuôi tại rất nhiều các gia đình hiện nay. Mỗi khi đàn cá neon bơi tạo thành những vệt sáng huỳnh quang long lanh tô điểm thêm ánh đèn tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ. Ngoài kỹ thuật chăm sóc cơ bản, cách nuôi cá neon sinh sản cũng đang là nội dung được nhiều người quan tâm. Để giúp bạn không mất công tìm kiếm, trong nội dung bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ cụ thể chi tiết tới bạn thông tin này. Mời bạn theo dõi.

Giới thiệu sơ bộ về cá neon

– Tên khoa học: Paracheirodon innesi

– Tên gọi khác: Cá huỳnh quang

– Cùng họ và bộ với chim trắng Characiformes

– Nguồn gốc: Bắt nguồn từ các nước nằm ở phía Bắc của Nam Mỹ như Peru, Brazil, Colombia,…

– Màu sắc: Xanh, đen, trong suốt

– Dọc cơ thể: Có vệt màu sắc dài theo sống lưng

– Chiều dài từ 3 – 4 cm

Cá neon thích sống trong môi trường nước sạch, có diện tích rộng, giàu oxy hòa tan. Nếu như môi trường nước không đảm bảo yêu cầu, cá Neon sẽ có màu sắc nhợt nhạt, dễ chết và khó có thể sinh sản được.

Loài cá này thích sống theo bầy đàn, chúng thích sống cùng đồng bọn của mình. Nếu chỉ nuôi một mình những chú cá sẽ trở nên căng thẳng, nhút nhát, đồng thời cũng thiếu đi màu sắc. Bên cạnh đó khi nuôi cá neon bạn cũng không nên nuôi chung với những loài cá hung dữ vì loài cá nhỏ bé này rất dễ bị ăn thịt.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 1

Phân loại cá neon

Cá neon hiện nay có nhiều loại khác nhau, tùy theo sở thích mà mọi người có thể nuôi theo nhu cầu:

– Cá neon Kim Cương: Đây là loài cá hiếm xuất hiện trên thị trường với đặc điểm đầu xanh ngọc, người trắng và đuôi đỏ.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 2

– Cá neon đen: Cá có vẻ đẹp đặc trưng là bạch đen từ mang cá xuống sát đuôi, với kích cỡ khá lớn có thể từ 4 – 5cm.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 3

– Cá neon vàng: Loài cá này có đặc trưng là có màu vàng, cá cũng khá hiếm nên việc mua cũng khá khó.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 4

Cách nuôi cá neon sinh sản

Cá neon được xếp vào danh sách những loài cá khá khó đẻ, để cá sinh sản đòi hỏi quá trình chăm sóc phải đúng, môi trường đạt chuẩn. Vậy làm sao có thể nuôi được cá neon sinh sản, nội dung dưới đây Nuoitrong.com sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn.

3.1 Cách chọn giống cá neon bố mẹ

Để nuôi được cá neon sinh sản bạn cần phải tuyển chọn cá giống bố và mẹ thật tốt. Dưới đây sẽ là một số tiêu chí lựa chọn giống cá neon bố và mẹ:

– Đối với cá đực: Bạn chọn con đực có vây lưng và hậu môn dài, rộng và sặc sỡ.

– Đối với cá cái: Bạn chọn con cái có thân hình tròn, bụng to.

Trước khi chọn cá giống bố mẹ bạn cần phải quan sát sự chuyển động của cá. Ưu tiên những con nhanh nhẹn, có phản xạ tốt. Tuyệt đối những con có có neon có vây và đuôi cụp.

Khi mua cá neon bố mẹ về nhà bạn chưa nên thả vào bể cá chính ngay. Thay vào đó bạn hãy cho vào khu cách ly riêng. Nếu thấy cá không có dấu hiệu bệnh thì mới thả vào bể nuôi chung.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 5

3.2 Chuẩn bị bể nuôi cá bố mẹ

Cá neon thích sống trong môi trường nước sạch, có không gian rộng, chứa nhiều oxy hòa tan. Nếu để cá sống trong môi trường nước bẩn, không có không gian rộng, chứa nhiều oxy hòa tan thì đàn cá sẽ trở nên yếu ớt, giảm khả năng sinh sản. Thậm chí những con cái sẽ không đẻ trứng hoặc trứng bị cứng.

Bể nuôi cá neon sinh sản cần có kích thước >50cm để đàn cá có thể thoải mái bơi lội. Loài cá này có một đặc điểm là khá nhạy cảm với ánh sáng, bạn chú ý không đặt bể cá ở vị trí quá tối hoặc quá sáng. Bởi nếu ánh sáng quá tối sẽ không làm nổi bật màu sắc của cá neon, còn nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá.

Trong bể nuôi cá neon bố mẹ cần phải có bộ lọc để giữ nước sạch và lọc bỏ thức ăn, cặn bã thừa, tránh tình trạng cá bị nấm.

Nhiệt độ nước trong bể nuôi cá neon sinh sản cần phải duy trì ở mức ổn định từ 20 – 26 độ C. Độ cứng của nước nên đạt từ 5 đến 20 dH và độ pH phù hợp nhất là từ 5 đến 7. Bạn có thể mua các loại giấy đo độ dH và pH ở hiệu thuốc hoặc ở những nơi bán đồ nuôi cá đều có

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 6

3.3 Cách ghép đôi cá neon sinh sản

Cá neon thường đẻ vào mùa thu và mùa đông, nơi nước hơi có tính acid (pH = 5,5 – 6,5), nhiệt độ 24 – 26 độ C, từng cặp con đực và con cái tách ra khỏi đàn, tìm những nơi có lá hoặc giá thể để đẻ. Chúng có thể được kích thích đẻ bởi tác động của cặp đầu tiên do pheromone tiết ra. Dấu hiệu sắp đẻ là cá bố mẹ bơi dọc theo giá thể theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên.

Quá trình sinh sản sẽ cho kết quả tốt nếu bố mẹ được từ 9 – 12 tháng tuổi. Giữ các đợt đẻ bạn nên tách riêng con đực và con cái, đồng thời có chế độ nuôi vỗ sao cho thích hợp.

Khi nuôi cá sinh sản trong môi trường nhân tạo nên chọn bể 20 – 30 lít, cách đáy vài cm bạn nên căng lưới để cá bố mẹ không ăn trứng. Bên trong bể nên bố trí thêm rong rêu hay thực vật thủy sinh để tạo chỗ trú ẩn tốt nhất cho đàn cá.

3.4 Quá trình ấp trứng cá neon mới đẻ

Khi đẻ, cá đực dùng miệng thúc vào cá cái, bơi ngang trước cá cái và rung rung các vây. Sau đó bơi vào các lùm thực vật, khi cá cái bơi theo, cả hai ép sát vào nhau, giữ chặt nhau bằng vây ngực, cá đực gắn mình vào cá cái bằng các móc trên vây hậu môn. Cặp cá quay tròn theo trục thân rồi cùng phóng trứng và tinh, trứng rớt xuống đáy hoặc vào lá.

Trung bình mỗi lần cá neon đẻ 100 – 300 trứng mỗi lần và 4 – 6 lần/vụ. Vì trứng dễ bị bệnh nấm, cần dùng chất chống nấm trong bể đẻ.

Cá nở sau 24 – 36 giờ, sau 5 – 6 ngày thì bắt đầu bơi và bắt mồi tự do.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 7

Cách nuôi cá neon sau khi nở

Sau khi trứng cá nở bạn sẽ tách riêng ra với cá bố và cá mẹ. Việc làm này để giúp trứng cá không bị bố mẹ ăn mất.

4.1 Môi trường cho cá neon con

Để đàn cá con được khỏe mạnh bạn nên duy trì nhiệt độ nước từ 24 – 26 độ C. Độ cứng của nước đạt từ 1 – 5, độ pH ở ngưỡng từ 5.5 – 6.5. Để môi trường nước được sạch bạn cũng nên trang bị thêm hệ thống lọc nước chạy liên tục để loại bỏ hết các loại chất thải. Định kỳ một tuần từ một đến 2 lần bạn cần vệ sinh để làm sạch cho bể cá.

4.2 Thức ăn cho cá neon con

Cá neon con khi mới sinh ra bạn cho ăn lòng đỏ trứng hoặc ấu trùng artemia hoặc rotifer… Sau mỗi lần cho ăn cần phải rửa sạch để tránh gây thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước. Khi cá Neon con lớn chậm, thời gian kiếm mồi dài hơn các giống cá khác. Đến khi cá dài khoảng 5cm phải chuyển ra bể lớn hơn. Cần chú ý điều chỉnh chất nước để cá thích nghi với môi trường mới.

Sau khoảng 4 – 5 tuần tuổi cá con đã phát triển gần giống với cá trưởng thành. Lúc này bạn có thể cho cá sống chung cùng với các loài cá khác và ăn chung tất cả các loại thức ăn.

Một số loại thức ăn bổ dưỡng dành cho cá neon mà bạn nên bổ sung vào thực đơn như: Trùn chỉ, bobo, thức ăn công nghiệp.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 8

Chăm sóc cá bố mẹ chuẩn bị cho lứa cá tiếp theo

Để việc sinh sản cho những lần tiếp theo diễn ra thuận lợi bạn cần có chế độ chăm sóc đặt biệt cho đàn cá bố mẹ. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần phải luôn đảm bảo, nước trong bể cần được lọc sạch để tránh cặn bã, vi khuẩn,… Bên cạnh đó bạn cũng quan sát xem đàn có có dấu hiệu mắc các bệnh nguy hiểm hay không, nếu có cần phải cách ly riêng ngay để không lây ra những con cá khác.

tiêu đề ảnh cá neon sinh sản ảnh 9

Một số bệnh mà cá neon có thể gặp phải

– Cá neon bị bạc màu, mất màu: Quan sát trên thân cá xuất hiện các túi nang hay bào xác. Đồng thời, màu sắc cá Neon cũng trở nên nhợt nhạt hẳn. Thậm chí toàn thân và cả phần vây cá cũng bị mất màu.

– Cá neon di chuyển không ngừng: Những chú cá neon bị bệnh này sẽ tăng động bất thường. Bên cạnh đó trong chúng sẽ có vẻ bồn chồn, không bơi theo đàn và muốn tách hẳn ra.

– Cá neon bị bẻ cong xương sống: Bệnh này sẽ khiến cho những chú cá di chuyển gặp khó khăn. Đối với một số trường hợp còn gây nên biến chứng thối vây, phù nề.

Nguyên nhân chính gây nên các bệnh này là do nguồn nước ô nhiễm, tích tụ chất thải dưới đáy bể được coi là nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Để xử lý bạn cần cho dung dịch Stress-Zyme vào nước để hỗ trợ xử lý nước tốt hơn.

Ngoài ra,  khi mua cá mới về, cá Neon dễ bị sốc trong môi trường nước mới. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là bạn nên cho cá vào bịch và thả nổi trên mặt nước. Sau đó dần dần cho nước vào trong bịch để cá Neon quen dần với môi trường nước mới, khoảng 20 – 30 phút sau mới thả cá ra.

Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc cá neon sinh sản được Nuoitrong.com tổng hợp từ các chuyên gia. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng theo nhé. Hy vọng rằng bạn sẽ nuôi được đàn cá neon sinh sản khỏe mạnh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Cá Neon vua là loài sống tầng đáy, không cần thay nước hàng ngày. Một tuần thay 2 lần là phù hợp. Chỉ cần trong quá trình nuôi bạn chú ý cân bằng nhiệt độ trước và sau khi thay nước. Tốt nhất trong hồ bạn nên trang bị máy sưởi cho hồ cá để quá trình vệ sinh và lọc nước được hiệu quả.

– Khi nuôi cá neon sinh sản bạn nên bố trí thêm cây cỏ thủy sinh hoặc gỗ lũa, đá tảng có thể che bớt ánh sáng, tạo không gian tối cho cá. Thời gian chiếu sáng không nên kéo dài. Cá Neon hoàng đế rất sợ người, vì vậy không nên nuôi ở nơi ồn ào, đông người qua lại dễ làm cá giật mình.

– Khi đàn cá đang trong tình trạng sức khỏe tốt, hạn chế bổ sung thêm cá mới. Có thể lây nhiễm bệnh cho cá neon.

–  Cá neon là loại cá thích nước cũ, thích môi trường sống ổn định. Bởi vậy, khi chăm sóc loại cá này, bạn hạn chế thay nước.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá neon có đặc tính hiền lành, dễ nuôi vì thế bạn có thể nuôi chung với nhiều loài cá cảnh khác nhau. Bạn có thể chọn cá mún, cá diếc anh đào,...
  • Cá Neon là loài thích sống trong môi trường ít ánh sáng, tĩnh nặng. Tuy nhiên vẫn có thể nuôi chúng khi bạn muốn lắp đèn sáng. Nhưng hãy thiết kế chỗ để cá chú ẩn ví dụ như cây thủy sinh, bèo, khung đá to.
  • Hiện nay cá neon có giá bán khá dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/con. Tùy thuộc vào mẫu mã và hình dáng của cá mà chi phí bán khác nhau, giữa các cửa hàng.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi