Cá nô lệ là loài cá có khả năng dọn sạch bể tự nhiên sở hữu vẻ đẹp bắt mắt được nhiều tín đồ cá cảnh lựa chọn. Đặc biệt, giá của loài cá này tương đối rẻ, thức ăn cũng rất đơn giản nên việc đưa ra quyết định mua cá càng trở nên dễ dàng hơn. Ngay trong bài viết dưới đây, nuoitrong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề liên quan đến loài cá này.
Giới thiệu về Cá Nô Lệ
– Tên tiếng Anh: Gyrinocheilus aymonieri.
– Họ: Gyrinocheilidae.
– Tuổi thọ: tối đa 10 năm.
– Nguồn gốc: sông hồ chảy qua Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Ở nước ta, loài cá này được tìm thấy nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá nô lệ có vây nhỏ, dáng thon dài, miệng mút để bám vào thành bể tìm kiếm thức ăn. Toàn bộ thân cá có màu nâu nhạt điểm thêm chấm đốm. Một số con cá nô lệ có màu vàng bao phủ khắp thân nhưng không có chấm đốm.
Khi trưởng thành ở mức tối đa, cá có thể đạt kích thước 28cm nhưng trong bể thủy sinh thì chỉ khoảng 13cm. Đặc điểm của loài cá này là di chuyển cùng với mang miệng để dính vào thứ gì đó rồi hô hấp bằng cách truyền qua nước. So với cá đực thì cá cái có thân tròn và béo hơn.
Đây là loài cá có khả năng chiến đấu cao nhưng thường giữ mình, chỉ khi nó cảm thấy nguy hiểm nó mới có hành vi chống đối. Cá sống nhiều ở đáy và có đặc tính bám hút nên khi sống trong bể sẽ dọn sạch đáy bể để không xuất hiện rong rêu. Cũng vì lí do này mà nó được gọi là cá dọn bể.
Cách nuôi Cá Nô Lệ
2.1 Lựa chọn cá
Về cơ bản, việc chọn mua cá nô lệ không quá khó vì đây là loài có sức sống tốt, dễ nuôi và dễ chăm sóc. Khi mua cá bạn chỉ cần chọn đúng địa chỉ uy tín về cá cảnh để đảm bảo chọn mua được dễ dàng.
Chọn mua cá nô lệ cần chú ý lựa cá còn bơi lội nhanh nhẹn, di chuyển và hoạt động tốt, không có dấu hiệu mầm bệnh, không bị dị tật. Đây chính là tiền đề để việc chăm sóc sau đó trở nên dễ dàng hơn, khâu phòng trừ bệnh cũng nhẹ nhàng hơn.
2.2 Chọn bể nuôi cá
Mặc dù kích thước của cá nuôi trong bể thủy sinh chỉ khoảng 13cm nhưng vẫn cần nhiều không gian để bơi lội nên kích thước bể tối thiểu cần 190 lít nước. Cá nô lệ thích sống trong môi trường nhiều ánh sáng nên cần đặt bể ở nơi thoáng đãng để gần với môi trường sáng tự nhiên của cá.
Nhiệt độ nước trong bể nên duy trì khoảng 23 – 27 độ C, độ pH 5.8 – 8, nếu cần thì sử dung thêm máy bơm không khí và nước để bể luôn được duy trì ổn định oxy.
Bên dưới đáy bể nên rải lớp cát mỏng, không nên lát sỏi để tránh làm cơ thể cá bị trầy xước. Trong bể nên trang trí thêm các loại rau thủy sinh, đồ trang trí và đá để cá có nơi ẩn nấp, có lãnh thổ của riêng mình.
2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Bể nuôi cá nô tỳ muốn phòng ngừa bệnh tốt cần duy trì lọc nước thường xuyên để chất lượng nước sạch và có nguồn nước mạnh. Bộ lọc cũng là nơi tạo ra các loài vi sinh vật có lợi cho bể cá – điều kiện cần để cá phát triển.
Hiện thị trường có các loại bộ lọc như:
– Lọc sủi vi sinh bio
– Lọc trong
– Lọc thác
– Lọc treo
– Lọc vách
– Lọc tràn trên
– Lọc thùng
– Lọc tràn dưới
Bạn nên căn cứ vào dung tích bể và số lượng loài cá nuôi trong bể để chọn bộ lọc cho bể cá của mình.
2.4 Các bước thả cá vào bể
Việc thả cá nô lệ vào bể không quá phức tạp nhưng cần thực hiện đúng quy trình để cá có điều kiện thích nghi tốt với môi trường mới, tránh bị sốc và gặp các vấn đề sức khỏe về sau.
Trình tự thả cá nô lệ vào bể trải qua các bước sau:
– Bước 1: tắt đèn trong bể cá mà bạn định thả cá nô lệ vào để cá không bị căng thẳng trước ánh sáng của môi trường mới.
– Bước 2: để nguyên cá trong túi và thả trôi trên bể nước trong 20 phút. Đây là khoảng thời gian cá được làm quen với nhiệt độ của bể cá sau đó nó sẽ sinh sống.
– Bước 3: múc nước ở bể bằng với lượng nước trong túi rồi mở túi ra và nhẹ nhàng đổ vào, tiếp tục buộc kín túi và thả trên mặt bể 20 phút nữa. Nhờ khoảng thời gian này mà cá sẽ quen với độ pH của bể để sau này thích nghi nhanh chóng, tránh được căng thẳng.
– Bước 4: mở túi ra, đợi cá tự bơi vào trong bể rồi vớt bỏ túi.
2.5 Thức ăn cho cá
Nuôi cá nô lệ không nên cho chúng ăn nhiều các loại sinh vật nhỏ vì loại thức ăn này rất giàu đạm trong khi thức ăn chính của cá là tảo. Khi cho cá ăn cũng nên chú ý hàm lượng vừa đủ để nước không bị ô nhiễm, co như thế thì mới phòng bệnh được cho cá. Nếu cho quá nhiều thức ăn, cá ăn không hết sẽ dư thừa, lắng đọng dưới bể và làm nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Tảo biển, rong rêu mới là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cá nô lệ. Chúng ăn bằng cách bám miệng vào và hút nguồn thực phẩm này ở trên thành bể, trên đá,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tôm ngâm nước muối, giun,… dạng thức ăn đông lạnh đã chế biến sẵn và bảo quản dạng viên trong tủ lạnh. Nếu có rau xanh thừa trong nhà bếp như bí xanh, rau bina, rau diếp nhỏ,… bạn cũng có thể biến đó thành thức ăn cho cá nô lệ.
2.6 Vệ sinh bể cá
Muốn cá nô lệ không bị vấn đề về sức khỏe thì không thể bỏ qua việc duy trì bể nuôi sạch sẽ. Tuy loài cá này tương đối khỏe mạnh nhưng nếu phải sống trong môi trường nước ô nhiễm thì nó cũng khó chống chọi được và thậm chí còn dễ bị chết.
Cách 2 tuần nên thay nước cho bể cá 1 lần, khi thay nước cần chú ý không nên bỏ tất cả các phụ kiện, tảo trong bể ra ngoài vì đây chính là môi trường sống, là thực phẩm cho cá. Nên tiến hành lấy để làm sạch từng thứ một và chú ý để lại tảo biển để cá có việc làm.
Bệnh thường gặp và cách điều trị
Cá nô lệ thường không có căn bệnh cụ thể nào nhưng nói như vậy không có nghĩa là nó không mắc bệnh. Vì thế, bạn nên chú ý để phát hiện kịp thời và xử lý các bệnh sau để đảm bảo sức khỏe cho cá:
3.1 Bệnh đốm trắng
Bệnh do ký sinh trùng gây ra khiến cho khắp cơ thể cá xuất hiện các đốm trắng. Nếu không phát hiện và điều trị ngay cá sẽ bị yếu dần và chết. Có thuốc đặc trị nấm trắng cho cá nên bạn có thể tìm mua ở các nhà thuốc để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách.
Giai đoạn cá nhiễm bệnh bạn cũng cần kiểm tra lại các thông số về nước xem đã chuẩn chưa để kịp thời điều chỉnh như: độ pH, nhiệt độ, nitrat, nitrit,… Cá bị bệnh cần được cách ly sang bể khác để tránh lây bệnh cho các loài cá còn lại, chỉ khi cá được chữa khỏi bệnh thì mới thả về bể cũ.
3.2 Bệnh sình bụng
Môi trường nước không sạch sẽ, ăn thức ăn không đúng loại hoặc quá no, dư thừa đạm,… là những nguyên nhân khiến cá nô lệ bị sình bụng với các triệu chứng như: bơi kém, bụng to tròn, chán ăn, bỏ ăn,…
Nếu cá bị sình bụng không được phát hiện thì cá có thể bị chết. Khi phát hiện cá bị bệnh bạn cần dừng việc cho ăn lại trong những ngày đầu sau đó dùng thuốc đặc trị theo đúng hướng dẫn, đến khi các triệu chứng thuyên giảm thì mới cho cá ăn lượng ít một để hệ tiêu hóa được làm quen trở lại.
Cá Nô Lệ giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?
Xét trên phương diện thẩm mỹ thì cá nô lệ cũng rất đáng để lựa chọn, đó là chưa kể đến công năng làm sạch bể tự nhiên của nó sẽ giúp khâu vệ sinh bể của bạn nhàn nhã hơn rất nhiều. Nếu đã quyết định mua cá thì bạn có thể tham khảo thêm thông tin về giá bán và địa chỉ bán cá uy tín như:
4.1 Cá nô lệ giá bao nhiêu?
Giá của cá nô lệ tương đối rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng – 20.000 đồng/con tùy theo từng cửa hàng và size cá mà bạn chọn mua. Mức giá này khá rẻ để không cần phải bận tâm về vấn đề chi phí.
4.2 Mua cá nô lệ ở đâu uy tín?
Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua cá nô lệ cũng là bí kíp để bạn chọn mua được con cá khỏe mạnh. Một số địa chỉ sau đây đã nhận được review tốt từ khách hàng:
– Tại Hà Nội:
+ Thủy Sinh 4U: 94 phố Hồng Tiến, Bồ Đề, Long Biên – 0974806788
Facebook: https://www.facebook.com/thuysinh4u
+ Thủy Sinh Tím: ngõ 26, phố Nghĩa Đô, Cầu Giấy – 0865313256
Website: https://thuysinhtim.vn/
+ Kin Aqua: 19R Thụy Khuê, Tây Hồ – 0903488661
Facebook: https://www.facebook.com/kinaqua.net
– Tại Tp. Hồ Chí Minh:
+ Thủy Sinh Trung Tín: 718 Trường Chinh, P. 15, Q. Tân Bình – 0907860841.
Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
Fanpage: https://www.facebook.com/traithuysinhtrungtin/
+ Cửa Hàng Cá Kiểng: 1A 1 Lưu Xuân Tín, P.10, Q. 5 – 0987373007
Fanpage: https://www.facebook.com/cakieng1a
+ Thế Giới 246: 246 Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận – 0938604144
Website: https://thegioi246.com/
Những thông tin về cá nô lệ trên đây hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định lựa chọn loài cá này. Chúc bạn có một khởi đầu thành công và sớm sở hữu bể cá đúng phong cách của mình cùng những chú cá khỏe mạnh, lên màu đẹp lung linh.