Cá phi phụng đang là loài cá phổ biến, được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn nuôi tại nhà. Giống cá này không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt, khi nuôi tại nhà sẽ giúp thu hút tài lộc và vận may cho gia chủ. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn đến bạn chi tiết về đặc điểm, kỹ thuật nuôi cá phi phụng chuẩn nhất, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Giới thiệu về Cá Phi Phụng
– Tên khoa học: Semaprochilodus insignis, thuộc họ Prochiltidae.
– Tên tiếng Anh: Kissing Prochilodus
– Nguồn gốc: Chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Amazon (Nam Phi)
– Giá bán: 200.000 – 800.000 đồng/con
1.1 Đặc điểm của cá phi phụng
Cá phi phụng là dòng cá cảnh có kích thước trung bình, một chú cá phi phụng có chiều dài từ 25 – 30cm. Cân nặng phi phụng chỉ đạt 500g, cá phi phụng có phần khá nhỏ và nhọn. Tỷ lệ phần đầu so với có thể nhỏ hơn rất nhiều lần, phần hàm trên hơn hàm dưới, miệng nhỏ.
Mắt của cá phi phụng khá to, tròn, bố trí ngang với phần khóe miệng của cá. Phần lỗ mũi của cá nằm ở trên phần mắt, nằm giữa mắt và miệng. Thân hình cá phi dẹt, bề ngang phần thân trên lớn, thu hẹp dần ở phía đuôi.
Hai vây bụng được phủ 1 lớp vảy nhỏ có màu bạc, ở chỗ vây lưng có thêm kẻ sọc màu đen. Vây ngực có màu xám đen, vây bụng cá có màu đỏ cam, vây hậu môn của cá có màu kẻ sọc đen.
1.2 Tập tính sinh sản sản của cá phi phụng
Trong tự nhiên, cá phi phụng là dòng cá di cư đến mùa sinh sản. Loài cá này sinh sản theo hình thức đẻ trứng, con cái sẽ đẻ trứng, con đực sẽ theo sau để thụ tinh cho trứng.
Cá phi phụng là dòng cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản nên sau khi trứng được thụ tinh sau bạn cần phải tách cá bố và cá mẹ ra để chúng không ăn thịt con.
1.3 Ý nghĩa của cá phi phụng trong phong thủy
Nuôi cá cảnh nói chung và nuôi cá phi phụng trong nhà nói riêng mang rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống tinh thần, sức khỏe lẫn giá trị tâm linh. Trong phong thủy, bể cá cảnh có yếu tố “Thủy”, là yếu tố giúp tăng cường sinh khí, điều hòa âm dương, thúc đẩy khí cát. Sự xuất hiện của bể cá trong nhà không chỉ mang tới tài lộc dồi dào mà còn đưa tới may mắn, thịnh vượng và an khang.
Cách nuôi Cá Phi Phụng chuẩn khoa học nhất
Cá phi phụng hiện nay được khá nhiều người ưa chuộng, ngoài tác dụng làm cảnh chúng còn có tác dụng dọn dẹp vệ sinh cho bể cá. Để đàn cá phi phụng của gia đình bạn luôn khỏe mạnh bạn cần phải nắm được các kỹ thuật chăm sóc cá sau đây:
2.1 Cách lựa chọn cá phi phụng
Để có được những chú cá khỏe mạnh bạn cần phải đảm bảo tốt các tiêu chí lựa chọn sau:
– Cá khỏe mạnh, di chuyển nhiều.
– Màu sắc trên thân cá rõ nét, phần vây bụng và hậu môn có màu đỏ đậm.
– Vảy của cá đều, có ánh màu xám bạc. Nếu nhìn vào mắt cá sẽ thấy trong và tinh anh.
– Bạn dành thời gian khoảng 2 – 3 tiếng để theo dõi hành động bơi lội và cách ăn của cá. Sau đó mới quyết định là nên chọn chú cá nào để nuôi tại nhà.
– Cá phi phụng là loài cá phổ biến nên bạn có thể mua được ở nhiều địa chỉ bán cá cảnh khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo nguồn giống tốt bạn nên lựa chọn địa chỉ kinh doanh uy tín, giống cá bán ra có sự cam kết về chất lượng. Nếu mua tại địa chỉ bán hàng không uy tín rất có thể bạn sẽ mua phải cá thải, cá loại.
2.2 Chọn bể nuôi cá phi phụng
Để đàn cá phi phụng sinh trưởng tốt bạn nên bố trí không gian bể cá thật khoa học. Cá phi phụng là dòng cá thực vật chính vì thế bạn không nên trồng các loài cây thủy sinh trong bể. Nếu để bể có môi trường trong xanh bạn chỉ nên dán các bức tranh thủy sinh trong bể mà thôi. Ở phía dưới đáy bể nên trang bị thêm lớp sỏi trắng để. Ngoài ra trong bể cũng cần phải lắp đặt hệ thống đèn trắng, đèn xanh, đèn đỏ,… Như thế sẽ giúp đàn cá có đủ nhiệt độ và ánh sáng để khỏe mạnh.
Yếu tố về nguồn nước trong bể cá cũng rất quan trọng, nhiệt độ nước thích hợp cho cá là từ 22 – 27 độ C, độ pH khoảng 6.5. Hàng tuần bạn nên thay nước cho cá, tốt nhất là khoảng 2 lần/tuần. Lưu ý là trong quá trình thay nước bạn nên giữ lại ⅓ lượng nước cũ, sau đó cho đầy ⅔ nước mới vào, điều này sẽ giúp đàn cá không bị lạ lẫm và sốc với môi trường nước mới.
2.3 Chọn bộ lọc cho bể cá
Một trong những thiết bị không thể thiếu trong bể cá đó chính là hệ thống lọc nước. Thiết bị này sẽ giúp cho môi trường nước không bị ô nhiễm, gia tăng oxy cùng vi sinh có lợi. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm bộ lọc nước cho bể cá, tùy theo số lượng và diện tích của bể nuôi mà bạn sẽ có sự lựa chọn sao cho phù hợp.
Dưới đây Nuoitrong.com sẽ gợi ý đến bạn top máy lọc nước hồ bể cá tốt nhất, bạn đọc hãy tham khảo nhé:
– Máy lọc nước hồ cá Vipsun VS-705 15W
– Máy lọc bể cá Kaokui KK-2680 40W
– Máy lọc nước hồ cá cảnh Sobo WP-607H
– Máy bơm lọc nước hồ cá cảnh Periha PD-4200 10W
– Máy lọc bể cá cảnh RS-3320F
2.4 Các bước thả cá phi phụng vào bể
Việc thả cá phi phụng vào bể hết sức quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự sống của cá. Vì vậy, dưới đây Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn tới bạn các bước thả cá phi phụng chuẩn nhất:
Bước 1: Bạn cho nước để qua đêm
Mục đích của việc làm này là đó khử hết chất độc hại trong nước. Lưu ý là không sử dụng xà bông hay bột giặt để vệ sinh hồ. Chỉ cần chứa một chút cũng có thể làm cá bị chết.
Bước 2: Giữ cho mực nước ổn định
Khi mới thả cá vào bể, cá thường sẽ gặp nhiều áp lực, vì thế bạn cần phải duy trì mực nước vừa đủ cá phi phụng cảm thấy thoải mái, tránh căng thẳng và mất sức mỗi khi di chuyển.
Bước 3: Không sử dụng bộ lọc quá mạnh
Khi mới thả cá vào bể bạn chỉ để bể lọc hoạt động ở mức độ thấp.
Bước 4: Cho cây sưởi vào bể cá, duy trì nhiệt độ 28 – 30 độ C.
Bước 5: Không thả cá trực tiếp
Bạn sẽ đặt túi đựng cá vào trong bể cá, thời gian để là khoảng 20 – 30 phút rồi mới mở miệng và thả cá vào hồ. Việc làm này sẽ giúp cá phi phụng có thể quen được với môi trường nước, tránh bị sốc khi thay đổi môi trường.
Một số lưu ý khác cần biết khi mới thả cá vào bể
– Không cho cá ăn quá sớm khi thả vào bể. Thường thì sau khoảng 2 – 3 ngày bạn mới nên cho ăn.
– Tránh cho cá ăn quá nhiều, mỗi ngày cho ăn một lần là đủ. Khi sức khỏe đã ổn định sau vài tuần bạn có thể tăng 2 bữa/ngày.
2.5 Thức ăn cho cá phi phụng
Cá phi phụng là loài cá chuyên ăn thực vật. Mục đích của loài cá cảnh này là được nuôi để làm đẹp và dọn dẹp cho bể cá cảnh. Vì thế thức ăn chính của cá là các loại rêu, tảo biển, thức ăn khô có chứa phần tảo biển, hay bạn cũng có thể cho ăn rau và các thực phẩm nghiền nhỏ.
Hoặc thi thoảng bạn cũng có thể cho cá ăn thức ăn tổng hợp. Mỗi bữa ăn với số lượng vừa phải, không cho ăn quá nhiều. Theo nhiều người nuôi cá lâu năm có kinh nghiệm khuyên nên cho cá ăn vào buổi sáng vì thời điểm này cá hấp thụ tốt hơn.
2.6 Cách vệ sinh bể cá phi phụng đơn giản hiệu quả
Bước 1: Vệ sinh bể
Đầu tiên bạn sẽ cho chú cá phi phụng sang một chiếc chậu khác và xả hết nước đi để tiến hành vệ sinh. Khi vệ sinh là không sử dụng chất tẩy rửa hay hóa chất vì có thể sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu như trong bể có bám các loại rêu, tảo thì bạn nên nhẹ nhàng gỡ bỏ hết chúng đi bằng các dụng cụ chuyên dụng để cho chúng không hấp thu các dưỡng chất trong nước của cá.
Bước 2: Xử lý bộ lọc
Bạn loại bỏ sạch sẽ các mảng bám, bụi bẩn trong đầu lọc và trong toàn bộ hệ thống lọc để tránh hiện tượng cặn bẩn bám vào lâu ngày gây tắc và làm bẩn nước trong bể.
Bước 3: Thay nước
Khi thay nước trong bể đó chính là chỉ nên rút bớt 10-15% nước trong bể và sau đó mới thêm nước mới. Điều này giúp cá dễ dàng thích nghi ngay sau khi trở lại bể, đồng thời cũng bảo vệ các vi sinh vật tốt còn lại trong bể.
Như đã nói ở trên, phi phụng là giống cả cảnh rất phổ biến ở Việt Nam. Chính vì thế, chúng ta có thể dễ dàng tim mua ở bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào. Dễ mua là thế nhưng giá thành của cá phi phụng hiện vẫn đang ở mức cao, cụ thể:
Bệnh thường gặp và cách điều trị
Cá phi phụng cũng như các loài cá cảnh khác nếu không được chăm sóc cẩn thận thì cũng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Một số bệnh phổ biến phải kể đến như:
3.1 Bệnh nấm cá
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá. Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể khiến cho đàn cá bị khó chịu, stress.
Dấu hiệu của bệnh là trên thân của cá xuất hiện dạng túm như bông, phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột.
Để điều trị bạn nên sử dụng các loại thuốc đặc trị như Bio kock 2, tetra nhật, Pimafix….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.
3.2 Bệnh thối vây, đuôi
Chất lượng nước kém được coi là nguyên nhân gây nên bệnh thối vây đuôi. Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương.
Để điều trị bạn sẽ cần phải thay sạch nước trong bể nhiễm bệnh, tăng sưởi lên nhiệt độ 30 – 31 độ C. Một số chú cá bị nặng thì cần sử dụng thuốc đặc trị như tetracyclin, tetra nhật, Bensol, Thuốc đặc trị nấm Bio knock 3 của Thái Lan…
Lời Kết
Trên đây là bài viết giới thiệu của Nuoitrong.com về đặc điểm, cách nuôi, địa chỉ và giá bán cá phi phụng. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay khác, mời bạn thường xuyên theo dõi.