Cá Phượng Hoàng | Đặc điểm & cách nuôi mau lớn

Cá phượng hoàng được yêu thích bởi vẻ ngoài rực rỡ, bắt mắt cùng tính cách hiền lành rất thích hợp nuôi trong bể thủy sinh cùng các loài cá cảnh khác. Loài cá này đang ngày càng được nuôi phổ biến, mệnh danh là phượng hoàng trong các loại cá. Hãy cùng Nuoitrong.com tìm hiểu về cách nuôi cá phượng hoàng đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây nhé.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 1

Thông tin chung về Cá Phượng Hoàng

– Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi

– Thuộc họ: Cá hoàng đế

– Nguồn gốc: Nam Mỹ

– Giá bán: 15.000 – 50.000 đồng/con

Cá phượng hoàng là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco của Venezuela và Colombia ở Nam Mỹ. Hiện tại thì loài cá này đã được nhân giống và phân bố rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới. Cá phù hợp nuôi trong bể thủy sinh của gia đình.

Những chú cá phượng hoàng có màu sắc rất sặc sỡ, nhiều màu sắc cùng kết hợp hài hòa trên một con cá. Thông thường cá có màu vàng sáng, thân và đầu màu xanh, vây trong suốt lấp lánh, các bộ phận còn lại thì màu trắng hoặc xanh lam. Trên thân cá có cá đường cong màu đen chạy dọc tạo điểm nhấn đặc biệt, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Trong môi trường tự nhiên, cá phượng hoàng có tuổi thọ từ 4 đến 5 năm. Môi trường nuôi nhốt cá sống được khoảng 3 năm trở lên nếu bạn chăm sóc cá đúng kỹ thuật, đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá.

Cá phương hoàng có tính cách thân thiện, hiền lành vì vậy chúng rất phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh cùng với các dòng cá nhiệt đới hiền lành khác như cá ông tiên, cá neon, cá mún, cá kiếm, cá chuột, cá đĩa….

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 5

Ý nghĩa phong thủy của cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng cũng như nhiều loài cá cảnh khác, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, biểu tượng cho sự thịnh vượng, tài lộc, luôn mang lại may mắn cho gia chủ. Cá thường sống thành từng đàn, sinh sản nhiều nên còn tượng trưng cho sự vượng con, gia đình sum vầy, hành phúc, thể hiện cuộc hôn nhân hòa hợp, cuộc sống viên mãn.

Nuôi một bể cá phượng hoàng trong nhà còn giúp gia chủ xua đuổi vận xấu, rủi vì, những điều không may trong cuộc sống. Chính vì thế bạn cần đặt bể cá đúng hướng để phát huy hết những ý nghĩa phong thủy mà cá phượng hoàng mang lại.

Theo các chuyên gia phong thủy, bạn nên đặt bể cá ở các hướng thuộc cung Quan Lộc, Phú quý như hướng Đông, hướng Bắc, hướng Nam, hướng Đông Nam để bổ trợ sự nghiệp, hỗ trợ sức khỏe, gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc. Vị trí đặt bể cá nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp nhất trong ngôi nhà như phòng khách.

Phân loại Cá Phượng Hoàng phổ biến

Cá phượng hoàng tại Việt Nam đang được nuôi khá phổ biến, có rất nhiều chủng loại khác nhau. Dưới đây là 4 loại cá phượng hoàng điển hình được ưa chuộng nhất:

3.1 Cá phượng hoàng ngũ sắc

Loài cá này có màu sắc vô cùng hấp dẫn, rực rỡ, dễ nuôi, dễ chăm sóc. Điểm đặc biệt của phượng hoàng ngũ sắc là khi có ánh sáng chiếu vào màu sắc của cá sẽ biến đổi linh hoạt rất thú vị.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 2

3.2 Cá phượng hoàng lam

Cá phượng hoàng lam có kích thước lớn hơn các dòng cá phượng hoàng khác, tính cách cá hung dữ và khó gần nhất. Toàn bộ cơ thể cá được bao phủ bởi lớp vảy óng ánh màu xanh lam đặc trưng.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 3

3.3 Cá phượng hoàng lửa

Đúng như tên phượng hoàng lửa có màu sắc đỏ rực như lửa, là loài cá quý hiếm trên thị trường vì rất khó lai tạo. Để chăm sóc được phượng hoàng khỏe mạnh, lên màu đẹp thì người nuôi cần đảm bảo áp dụng nghiêm ngặt các kỹ thuật nuôi bài bản.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 4

3.4 Cá phượng hoàng bolivia

Cá phượng hoàng bolivia được đánh già là một trong những loài cá cảnh thủy sinh có màu sắc đẹp nhất hiện nay. Những lớp vảy cá sặc sỡ sắc màu, to đều óng ánh vô cùng thu hút người nhìn.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 6

Cách nuôi Cá Phượng Hoàng

Cá phượng hoàng rất nhạy cảm trước mọi sự biến động của môi trường sống, nếu bạn chăm sóc không đúng cách cá sẽ dễ bị bệnh, rút ngắn tuổi thọ của cá. Để đảm bảo cá luôn khỏe mạnh bạn cần đáp ứng được các tiêu chí dưới đây:

4.1 Cách chọn cá

– Cần lựa chọn các cơ sở phân phối cá giống uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của cá, có chế độ bảo hành tốt.

– Khi chọn cá giống bạn phải quan sát kỹ, chọn cá có ngoại hình đẹp, không dị tật, không bị thương tổn trên da.

– Cá hoạt động nhanh nhẹn, bơi lội theo đàn, cơ thể thăng bằng, linh hoạt, có phản ứng nhanh với tiếng động.

– Màu sắc cá phải sắc nét, tươi sáng, không có các dấu hiệu bất thường về màu sắc như loang màu, nhạt màu.

4.2 Thiết lập bể nuôi cá

Điều quan trọng để nuôi cá phượng hoàng là bạn phải cung cấp cho cá môi trường nước tốt. Bể nên có kích thước lớn để cá thoải mái bơi lội. Loài cá này sống ở vùng nước chảy chậm nên bạn cần thiết kế dòng chảy nước trong bể phù hợp.

Trong bể nên bố trí thêm đá sỏi, gỗ lũa, hang động, cây thủy sinh để trang trí cho bể cá sinh động hơn. Đồng thời tạo nơi trú ẩn cho cá nghỉ ngơi và đẻ trứng sau này.

Nhiệt độ nước thích hợp khi nuôi cá phượng hoàng ở khoảng từ 28 ° C – 30 ° C, độ pH từ 5 – 7, độ cứng của nước nên từ 5 – 12 KH. Mỗi tuần bạn nên thay nước một lần để đảm bảo chất lượng nguồn nước.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 7

4.3 Lựa chọn bộ lọc

Hệ thống lọc cho bể cá phượng hoàng là vô cùng cần thiết, không thể thiếu. Bộ lọc không chỉ giúp làm sạch nước, giải phóng vi khuẩn, làm ấm nước mà còn cung cấp oxy cho cá thở dễ dàng hơn.

Thông thường, khi nuôi bể cá thủy sinh người chơi hay sử dụng loại lọc đáy, lọc vách và lọc tràn. Đây là 3 loại bộ lọc nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu quả lọc cao.

Trong quá trình nuôi cá phượng hoàng, bạn cần phải kiểm tra bộ lọc định kỳ 2 tuần/lần, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị lọc để tránh trường hợp máy bị đóng cặn, rong rêu bám vào gây tắc nghẽn, dẫn đến hoạt động không hiệu quả.

4.4 Các bước thả cá phượng hoàng vào bể

Thả cá phượng hoàng vào bể cần phải thực hiện đúng kỹ thuật vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của cá. Quy trình thực hiện như sau:

– Bước 1: Bạn cần chuẩn bị sẵn một chậu nước lớn, để nước lắng qua đêm nhằm loại bỏ hết sạch khí clo trong nước máy. Có thể cho thêm 1 chút muột hạt vào nước có tác dụng sát trùng.

– Bước 2: Bơm nước vào bể cá ở mức vừa phải, không nên bơm quá nhiều nước sẽ khiến cá bị mất sức trong quá trình di chuyển, dễ gây căng thẳng cho cá khi về nhà mới.

– Bước 3: Khởi động các thiết bị đèn điện, máy sưởi, bộ lọc trong bể. Đảm bảo nhiệt độ nước trong khoảng 28 – 30 độ C để cá không bị sốc nhiệt.

– Bước 4: Cho cá làm quen với môi trường nước mới bằng cách thả trôi túi cá trên mặt nước bể 15 phút. Sau đó múc thêm nước từ bể vào túi cá rồi tiếp tục thả trôi 15 phút nữa.

– Bước 5: Mở miệng túi để thả cá phượng hoàng vào bể. Cần thả nhẹ nhàng không làm cá bị hoảng sợ. Theo dõi kỹ cá trong những ngày đầu để nắm được tình hình của cá.

4.5 Thức ăn

Cá phượng hoàng là một loài cá cảnh ăn tạp thiên về nguồn thức ăn động vật. Thức ăn chúng yêu thích nhất phải là trùn chỉ, loăng quăng, các loài côn trùng nhỏ, động vật giáp xác hoặc thức ăn công nghiệp dạng viên.

Cá có kích thước nhỏ nên tiêu thụ lượng thức ăn ít, mỗi lần cho ăn bạn chỉ thả xuống lượng thức ăn vừa đủ tránh để dư thừa quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu nước bị ô nhiễm cá sẽ rất nhanh bị bệnh.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 8

4.6 Cách vệ sinh bể

Để môi trường sống của cá phượng hoàng luôn đảm bảo thì bạn cần thực hiện vệ sinh bể cá, thay nước tối thiếu 2 tuần/lần. Mỗi lần thay chỉ thay 30% nước để cá không bị sốc nhiệt và không làm biến đổi độ pH trong nước ảnh hưởng đến cá.

Vệ sinh sạch sẽ các thành bể, phụ kiện trang trí, thiết bị trong bể cá để tránh sự sinh sôi của vi khuẩn có hại. Trong quá trình vệ sinh tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại hóa chất tẩy rửa nào vì các chất tẩy rửa chính là nguyên nhân làm cá bị bệnh về da, nhiễm nấm, ký sinh trùng…

Đáy bể là nơi bạn không được bỏ qua khi vệ sinh. Dưới đáy bể chứa nhiều thức ăn thừa, phân, chất thải của cá, là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Bạn cần dùng máy lọc để lọc và vệ sinh cẩn thận.

Bệnh thường gặp và cách chữa trị

Cá phượng hoàng có tuổi thọ ngắn, chỉ từ 3 – 5 năm. Trong quá trình nuôi cá bạn cần chú ý để phòng tránh 2 căn bệnh phổ biến, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá dưới đây:

5.1 Bệnh viêm đường ruột

Bệnh viêm đường ruột xuất hiện ở cá phượng hoàng là do vi khuẩn, ký sinh trùng có trong thức ăn. Khi cá ăn phải thức ăn không đảm bảo sẽ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến đường ruột.

Triệu chứng của bệnh: Cá bị bệnh sẽ mệt mỏi, chán ăn, mắt lờ đò, bụng cá sình to, hậu môn sưng đỏ. Căn bệnh này nếu không nhanh chóng chữa trị sẽ làm cá kiệt sức, không ăn uống được gì, dẫn đến chết cá.

Cách điều trị bệnh: Trước tiên ngừng cung cấp thức ăn cho cá. Tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 – 32 độ C để ức chế vi khuẩn sinh sôi. Thay mới toàn bộ nước, vệ sinh bể sạch sẽ. Sử dụng dung dịch Furazolidone pha cùng nước theo hướng dẫn để ngâm cá ít nhất 3 ngày cá sẽ khỏi bệnh.

tiêu đề ảnh cá phượng hoàng ảnh 9

5.2 Bệnh nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở cá phượng hoàng chủ yếu là do chất lượng nước nuôi cá kém, mật độ cá quá dày, cá bị xây xước trên cơ thể.

Triệu chứng của bệnh: Khi bị bệnh nhiễm trùng thì cơ thể sẽ mẩn đỏ, da sưng tấy, các bộ phận bị lở loét, cá chán ăn, lờ đờ, không có sức bơi lội.

Cách điều trị bệnh: Bạn cần ngay lập tức thay nước cho cá, vệ sinh bể cá sạch sẽ. Tạm thời không cho cá ăn trong thời gian điều trị. Sau đó dùng thuốc kháng sinh đặc trị cho cá. Để đảm bảo nguồn nước chất lượng cần phải trang bị bộ lọc bể cá tốt, có công suất phù hợp.

Lời Kết

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về cá phượng hoàng cũng như cách nuôi và chăm sóc loài cá xinh đẹp này. Chắc chắn nếu là một người yêu thích cá cảnh thì bạn sẽ không thể bỏ qua những chú cá phượng hoàng rực rỡ đầy quyến rũ. Chúc bạn sớm sở hữu một bể cá cảnh hoàn hảo, ưng ý nhất.

Lưu ý

– Cá phượng hoàng có tính cách tương đối hiền lành nên có thể nuôi chung được với các loại cá nhỏ. Tuy nhiên, nếu để cá bị đói quá mức thì chúng có thể tấn công các loại cá nhỏ đó khác để ăn thịt.

– Nên nuôi cá phượng hoàng trong bể thủy sinh, trong bể bố trí nhiều cây và gỗ lũa, đá sỏi để cá có chỗ đẻ trứng và trú ngụ, nghỉ ngơi.

– Địa điểm đặt bể cá phượng hoàng cần ở khu vực vắng vẻ, ít người qua lại để tránh stress cho cá, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

– Cá phượng hoàng có hình thức sinh sản, chăm sóc con vô cùng đặc biệt. Cá đực và cá cái có thể tự bắt cặp, đẻ trứng và chăm sóc con đến lúc cá con trưởng thành.

– Cá phượng hoàng chỉ lên màu đẹp và khỏe mạnh nếu có môi trường sống tốt. Bạn cần đảm bảo nguồn nước tinh khiết, độ pH, độ cứng nước, lượng oxy phù hợp cho cá.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá phượng hoàng là loài cá hiền lành vì vậy chúng rất phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh cùng với các dòng cá nhiệt đới hiền lành khác.
  • Cá phượng hoàng là một loài ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn yêu thích của chúng là trùn chỉ, loăng quăng, các loài giáp xác, côn trùng nhỏ hoặc thức ăn công nghiệp dạng viên.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi