Để nuôi được một chú cá Rồng khỏe mạnh, lên được màu đẹp là điều không hề dễ. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu để làm nên sự thành công này. Vậy cá Rồng ăn gì và cho cá ăn như thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích cá phát triển mà không ảnh hưởng đến môi trường sống? Nuoitrong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề này.
Giới thiệu về Cá Rồng
Cái tên cá Rồng xuất phát từ đặc điểm của bộ vảy cá có nhiều nét tương đồng với vảy của Rồng. Giá trị đặc biệt của loài cá này cũng nằm trong chính bộ vảy lấp lánh đó. Thân cá Rồng hình thon dài, có nhiều vảy to với màu sắc nổi bật. Cá hô hấp bằng các mao mạch tương tự lá phổi.
Cá Rồng có hơn 200 loài, sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt. Các giống cá Rồng có nguồn gốc ở châu Á thường được ưa chuộng hơn vì có vẻ ngoài độc đáo. Trung bình, mỗi con cá trưởng thành có kích thước khoảng 20 – 70cm, nặng khoảng 1 – 4kg.
Loài cá này có dáng bơi khoan thai đầy quền lực và dáng vẻ dũng mãnh nên vẻ đẹp sang trọng đó khiến nó xếp vào top “cá tứ linh” với ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho quyền lực, may mắn và tài lộc. Không những thế, nhiều người còn cho rằng nuôi cá Rồng trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma để có được cuộc sống yên bình. Đây chính là lý do giới doanh nhân mê cá cảnh đều săn đón các loại các Rồng.
Cá Rồng ăn gì để lên màu đẹp và khỏe mạnh?
Sống trong môi trường tự nhiên cá Rồng là loài săn mồi và ăn đa dạng thức ăn. Vì thế, khi nuôi trong bể thủy sinh cần chú ý bổ sung đa dạng dinh dưỡng và ưu tiên tìm mua những loại thức ăn là món khoái khẩu của cá. Vậy cho cá Rồng ăn gì là tốt nhất:
2.1 Trạch
– Ưu điểm: đây là nguồn thức ăn động vật tươi sống giàu giá trị dinh dưỡng mà cá Rồng yêu thích, giúp cung cấp chất đạm bổ dưỡng cho sự phát triển của cá.
– Nhược điểm:
+ Nếu cho ăn đều và nhiều sẽ khiến cá có nguy cơ bị béo phì.
+ Khi cho cá ăn sẽ mất thời gian cắt khúc vì sức sống của trạch rất khỏe, nếu để nguyên con sẽ dễ làm phá hủy nội tạng của cá.
2.2 Ếch, nhái
– Ưu điểm: là nguồn thức ăn động vật có hàm lượng đạm cao, đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất thiết yếu để cá Rồng sinh trưởng tốt về trọng lượng, kích thước và lên màu đẹp.
– Nhược điểm: ếch nhái chủ yếu sinh sống ở đồng ruộng nên dễ bị nhiễm độc hóa chất, nhất là thuốc trừ sâu. Nếu khi tìm hiểu cá Rồng ăn gì bạn không chọn nguồn mua cẩn thận thì cá Rồng có thể bị nhiễm chất độc này.
2.3 Tôm, tép tươi
– Ưu điểm: chứa Caroten và Astaxanthin là chất dinh dưỡng tốt cho cá Rồng phát triển khỏe mạnh. Mặt khác, đây còn là thực phẩm được ưu tiên khi chọn danh sách cá Rồng ăn gì vì nó rất giàu canxi nên sẽ tăng cường đề kháng và giúp cá thêm chắc xương.
– Nhược điểm: chỉ phù hợp với cá Rồng đã trưởng thành. Nếu tìm hiểu cá Rồng ăn gì thì bạn sẽ thấy rằng khi cho cá con ăn tôm tép tươi sẽ dễ khiến khoang miệng của cá bị tổn thương, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
2.4 Giun đất
– Ưu điểm: là món ăn khoái khẩu của hầu hết các loại cá Rồng nên sẽ kích thích cá tăng trưởng tốt.
– Nhược điểm: dễ khiến cá bị béo phì vì ham ăn và chán thức ăn khác. Ngoài ra, khi ăn giun đất, cá sẽ thải chất rất bẩn dễ làm ô nhiễm nguồn nước trong bể.
2.5 Thằn lằn
– Ưu điểm: giàu lượng đạm cho bữa ăn của mỗi chú cá Rồng.
– Nhược điểm: khâu xử lý thức ăn hơi phức tạp và mất thời gian. Với vấn đề cá Rồng ăn gì ở dạng thức ăn này thì cần lưu ý nó không phù hợp với mọi giai đoạn phát triển mà chỉ phù hợp với giai đoạn cá đang hoàn thiện trưởng thành và bước vào sinh sản.
2.6 Côn trùng
– Ưu điểm: cung cấp lượng đạm cao để đáp ứng hàm lượng dinh dưỡng cho cá.
– Nhược điểm: cần chú ý cá Rồng ăn gì cũng cần lượng ăn vừa phải, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cá bị nghiện và chán các thức ăn khác sinh ra tình trạng bị thiếu dưỡng chất cần thiết để phát triển. Mặt khác, khi cho cá ăn sẽ mất thêm thời gian loại bỏ phần chân cứng và phần đầu vì nếu để nguyên trạng cá sẽ khó tiêu.
2.7 Tim bò
– Ưu điểm: khâu chuẩn bị đơn giản, chỉ cần xay nhuyễn rồi dàn đều thành miếng trong khay để cấp đông trong tủ lạnh sau đó lấy ra dùng dần nên bạn sẽ không phải băn khoăn cá Rồng ăn gì trong những lúc bận rộn nữa.
– Nhược điểm: cần phải chú ý loại bỏ mỡ và gân vì nếu để nguyên sẽ làm cho cá bị khó tiêu.
2.8 Sâu gạo
– Ưu điểm: là nguồn thực phẩm sạch, nhiều dưỡng chất, không chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho cá. Đặc biệt, carotenoids và các loại vitamin giúp cá lên màu đẹp hơn.
– Nhược điểm: dễ khiến cho cá Rồng bị bệnh trĩ nên cần lưu ý để tránh không cho cá có tiền sử bị trĩ ăn sâu gạo.
Cách cho cá Rồng ăn
Nuôi cá Rồng là một quá trình cần trang bị đầy đủ kiến thức chuẩn và sự kiên nhẫn. Nếu không biết cá Rồng ăn gì và cách cho cá ăn hợp lý thì không những không đảm bảo tốt cho sự phát triển của cá mà còn dễ khiến cá mắc bệnh. Vì thế, để thành công với loài cá này bạn hãy chú ý vấn đề cho cá ăn như sau:
– Số bữa ăn trong ngày
Tùy vào kích thước của từng giai đoạn phát triển mà bạn chọn số bữa cho cá ăn phù hợp. Giai đoạn cá con đòi hỏi nhiều dinh dưỡng để cá sinh trường nhanh, trao đổi chất tốt và cũng là thời điểm cá nhanh đói. Vì thế khi cho cá Rồng ăn gì cần chú ý đủ dưỡng chất để cá phát triển cân đối và lên màu đều.
Cụ thể số bữa ăn cho cá theo từng giai đoạn là:
+ Khi cá còn nhỏ (dưới 15cm): mỗi ngày nên cho cá ăn 3 bữa.
+ Khi cá có chiều dài trong khoảng 20 – 40cm: mỗi ngày cho ăn 2 bữa.
+ Khi cá trưởng thành (trên 40cm): mỗi ngày cho ăn 1 bữa hoặc có thể cho ăn cách ngày.
– Thời gian cho cá ăn
Với trường hợp cá cần ăn 3 bữa thì bạn nên cho cá ăn theo khung sáng, trưa, chiều. Khi đến giai đoạn chỉ ăn 2 bữa thì cắt bớt bữa trưa đi còn đến giai đoạn ăn 1 bữa thì bạn có thể cho ăn vào khung giờ thuận lợi mà bạn sắp xếp được.
Bạn nên hình thành thói quen ăn đúng giờ cho cá vì như vậy cá có thể thoải mái hoạt động cả ngày mà không bị đói, bạn cũng không mất nhiều thời gian chăm sóc. Nếu cho cá Rồng ăn gì cũng không nên cho ăn thất thường vì điều này khiến bạn khó ước lượng được lượng thức ăn cho cá còn cá dễ rơi vào tình trạng quá đói hay quá no, sức khỏe và khả năng phát triển không ổn định.
– Cách cho cá ăn
Bản tính của cá Rồng háu ăn nên khi cho cá ăn bạn cần thả thức ăn chậm và từ từ. Ngoài việc tìm hiểu cá Rồng ăn gì thì bạn cũng nên chú ý đến cách cho cá ăn. Nếu cá no sẽ phát ra tiếng ợ rất dễ nghe, lúc này bạn cần dừng việc cho ăn lại vì nếu cho ăn thêm cá cũng không ăn nữa.
Cho cá ăn từ từ cũng là cách nhận biết thời điểm dừng việc cho ăn lại để vừa không bị lãng phí thức ăn vừa tránh ô nhiễm môi trường nước của cá do thức ăn dư thừa.
Cá Rồng chỉ nên ăn no khoảng 70% để tránh tình trạng no quá nên khó tiêu, vận động khó, mệt mỏi. Hệ tiêu hóa quá tải theo thời gian dễ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm cá yếu đi, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cũng tăng lên.
Kết Luận
Qua nội dung trên đây mong rằng bạn đã giải đáp được vướng mắc cá Rồng ăn gì để chọn được những thực phẩm tốt nhất cho chú cá của mình. Khi giải quyết được vấn đề dinh dưỡng thì quá trình nuôi cá của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn, cá sớm có được màu sắc và sức khỏe như bạn muốn.