Cá rồng bị nấm đen là tình trạng thường gặp với những người chơi cá cảnh. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tình trạng của cá sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể làm cá chết. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh nấm đen ở cá rồng thế nào? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nuoitrong.com để tìm hiểu thêm thông tin cụ thể nhé.
Nguyên nhân cá rồng bị nấm đen
Bệnh nấm đen xuất hiện khi hệ miễn dịch của cá rồng bị yếu hoặc khi môi trường sống của cá không sạch sẽ, thoáng mát, nguồn nước ô nhiễm, nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng không đạt điều kiện.
Bên cạnh đó, bệnh còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên như: bể có quá nhiều thức ăn thừa và chất thải tồn đọng làm cho vi khuẩn, nấm sinh sôi thâm nhập vào cá gây bệnh. Nếu bạn di chuyển cá nhiều cũng khiến cá bị cọ xát mạnh làm tổn thương da và nhiễm bệnh.
Triệu chứng cá rồng bị nấm đen
Cá rồng bị nấm đen sẽ có nhiều biểu hiện dễ nhận biết. Bạn chỉ cần quan sát kỹ cơ thể của cá đặc biệt ở các vùng nhạy cảm như mắt, râu, vây, đuôi của cá. Cụ thể như sau:
2.1 Cá rồng bị nấm đen ở mắt
Nếu bị nấm đen ở mắt thì bạn cần để ý kỹ mới thấy, các vi khuẩn gây bệnh sẽ bám chặt vào viền mắt cá, mí mắt làm hạn chế tầm nhìn của cá. Chính vì vậy mà bạn sẽ thấy cá mất kiểm soát, bơi điên loạn hoặc chỉ đứng yên một chỗ trong bể không chịu hoạt động gì.
2.2 Cá rồng bị nấm đen ở vây
Triệu chứng khi cá rồng bị nấm đen ở vây khá dễ chưa nhận biết. Những chú cá bị bệnh thường xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ trên vây. Các đốm này hình thành do ký sinh trùng bám vào vây cá để hút máu.
Bệnh không những gây cản trở hoạt động bơi của cá rồng mà còn khiến cá bị suy giảm hệ miễn dịch từ đó dẫn đến nhiều căn bệnh khác, có thể khiến cá bị chết nếu không điều trị kịp thời.
2.3 Cá rồng bị nấm đen ở râu
Cá rồng bị nấm đen ở râu thường có triệu chứng xuất hiện những mảng đen ở đâu, phần đầu nhọn ở râu cá bị đứt đi. Ở phần chân râu và thân râu nôi nhiều mụn nhỏ sần sùi làm cho râu cá bị sun lại và dị dạng.
2.4 Cá rồng bị nấm đen ở đuôi
Cũng tương tự như nấm đen ở vây, khi cá bị bệnh ở đuôi sẽ có nhiều mảng đen trên đuôi cá, sau đó lan ra toàn cơ thể, nhiều nhất là bụng, lưng, thân cá. Cá bị bệnh sẽ liên tục cọ mình vào thành bể, hai mang mở to, cá bơi nhanh.
Cách điều trị cá rồng bị nấm đen
Để chữa được bệnh nấm đen ở cá rồng thành công thì bạn cần am hiểu về bệnh, nắm được tình trạng, mức độ bệnh của cá để có những phương pháp phù hợp nhất.
Nếu cá mới chớm bị bệnh thì bạn chỉ cần vệ sinh bể cá sạch sẽ, thay nước cho cá thường xuyên. Pha một chút muối hột cùng nước trong bể cá. Thực hiện thường xuyên cá sẽ dần khỏe lại.
Trường hợp bệnh nặng thì bạn cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị để chữa cho cá. Hàm lượng và tần suất dùng thuốc cần theo đúng hướng dẫn. Một số loại thuốc chữa nấm đen ở cá rồng có thể kể đến như:
3.1 Thuốc Tetra Nhật hoặc Tetracyclin 500mg
Thuốc Tetra Nhật có thành phần chính là Sodium Nifurstyrenate, đây là một chất kháng khuẩn mạnh chuyên đặc trị bệnh nấm đen cho cá rồng. Thuốc này hiệu quả nhưng nhược điểm là rất nhiều hàng giả hàng nhái vì thế bạn cần lưu ý mua thuốc tại các cửa hàng uy tín, có thương hiệu tốt.
Nếu không có Tetra Nhật thì bạn có thể dùng thuốc Tetracyclin 500mg thay thế. Loài thuốc này dùng cho người nhưng bạn vẫn có thể sử dụng cho cá rồng. Mỗi viên thuốc pha cùng 20 lít nước, cứ 24 tiếng thì thay nước một lần, mỗi lần thay khoảng 25% nước.
Mỗi viên thuốc Tetracyclin bạn dùng cho 20 lít nước bể, sau 24h thì bạn thay nước 25% và thêm thuốc đúng liều lượng như lúc đầu. Thực hiện liên tục trong 1 tuần cá sẽ hết bệnh.
3.2 Thuốc Special Arowana Slime, White Spot & Velvet Away – chai số 4
Thuốc Special Arowana Slime, White Spot & Velvet Away – chai số 4 sử dụng trong trường hợp cá mới bị bệnh. Bạn sẽ pha thuốc với nước theo hướng dẫn trên hộp, 3 ngày thay nước cho bể cá 1 lần, mỗi lần thay 30% nước.
Bên cạnh đó cần giữ nhiệt độ của nước trong bể cá rồng ở mức 30 đến 32 độ C để giúp đẩy nhanh vòng đời sinh học của nấm. Thực hiện đều đặn trong 1-2 tuần cho đến khi thấy cá hoàn toàn khỏe mạnh và hết bệnh.
3.3 Thuốc API Pimafix và Melafix
Đây được coi là bộ đôi thuốc điều trị cá rồng bị nấm đen tốt nhất hiện nay đến từ Mỹ. Thuốc này giúp chữa bệnh tận gốc, không làm mất màu nước hay ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 7 ngày.
Liều lượng thuốc cần pha đúng tỷ lệ 80% nước và 20% thuốc. Ví dụ bể nhà bạn có thể tích 38 lít nước thì pha 5ml dung dịch thuốc. 2 ngày thay nước một lần lại pha lại lượng thuốc như vậy.
Những lưu ý khi trị nấm đen cá rồng
Bệnh nấm đen ở cá rồng nếu không điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, những ký sinh trùng bám vào cơ thể cá không chỉ cản trở hoạt động của cá mà còn hút chất dinh dưỡng, hút máu cá. Từ đó khiến cá rồng gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất, chậm lớn, phát triển kém, thậm chí tử vong.
Để việc điều trị đạt hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
4.1 Tuyệt đối không cho cá ăn trong thời gian điều trị
Khi cá rồng đang bị bệnh, bạn cho cá ăn sẽ khiến cá bị khó tiêu, sình bụng, rối loạn tiêu hóa. Bạn đừng lo cá đói vì cá rồng có thể nhịn ăn cả tháng, chúng vẫn sống khỏe và hoạt động bình thường.
Rất nhiều trường hợp cá đang được điều trị tích cực nhưng khi chủ nhân cho cá ăn thì cá lại nhiễm bệnh lại từ đầu, thậm chí bệnh nặng hơn. Vì thế bạn cần lưu ý điều này nhé.
4.2 Chuẩn bị máy sưởi đặt trong bể cá rồng
Ngay sau khi phát hiện cá rồng bị nấm đen thì bạn cần chuẩn bị một chiếc máy sưởi để điều chỉnh nhiệt độ cho bể cá. Thông thường nhiệt độ phù hợp cho cá ở khoảng 28 đến 30 độ. Tuy nhiên, cá bị bệnh thì bạn cần tăng nhiệt độ lên 32 đến 33 độ.
Để xác định chính xác nhiệt độ nước bạn có thể sử dụng nhiệt kế nước. Khi cắm máy sưởi nên lưu ý chọn chỗ đặt là chỗ nước động để nhiệt độ lan đều hơn. Nếu để máy ở khu vực nước tĩnh thì nhiệt độ sẽ không được phân bổ đều gây nguy hiểm cho cá.
4.3 Giảm lượng nước đang có trong bể cá
Việc giảm lượng nước trong bể cá rồng sẽ giúp giảm áp lực trên cá. Thời điểm này cá đang yếu nên bạn không nên để nước cao khiến cá đuối sức, dễ bị mệt. Hơn nữa việc giảm lượng nước sẽ giúp bạn tiết kiệm được thuốc điều trị.
Hãy dựa theo chiều dài của cá để hạ nước xuống còn một nửa. Ví dụ, cá nhà bạn có chiều dài 50cm thì cần hạ nước xuống 25cm. Đây là cách tính dễ dàng và hiệu quả nhất.
4.4 Tăng lượng muối trong bể nuôi cá rồng
Khi cá có sức khỏe bình thường thì chủ nhân có thể dùng muối hoặc không. Nhưng khi cá bị bệnh nấm đen thì bắt buộc bạn cần tăng lượng muối trong bể. Liều lượng sẽ là 200g muối/1 lít nước.
Muối giúp sát trùng bể cá, cân bằng lại môi trường nước, giúp nước trong lành hơn. Nhờ đó cá sẽ nhanh khỏi bệnh, khỏe mạnh hơn nhiều.
4.5 Cách ly những con cá rồng đang bị bệnh
Khi cá bị bệnh việc cách ly là vô cùng cần thiết. Bạn hãy chuẩn bị thêm một chiếc bể khác để đưa những chú cá bị bệnh sang tạm thời.
Việc cách ly cá không chỉ để tránh lây lan bệnh cho các con cá khác, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong bể mà còn giúp cá rồng đang bị bệnh thoát khỏi sự tấn công của những con cá kia. Khi bị bệnh sức khỏe của cá rồng yếu, nếu bị tấn công sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cách phòng bệnh nấm đen cho cá rồng
Để cá rồng luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để giảm nguy cơ nhiễm bệnh thì chủ nhân cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:
– Giữ môi trường nước trong bể cá luôn luôn trong sạch, đảm bảo nhiệt độ và độ pH phù hợp và ổn định cho cá.
– Không nên cho cá rồng ăn vào tối muộn khiến cá khó tiêu hóa làm ảnh hưởng đến đường ruốt của cá.
– Bảo đảm vệ sinh trong quá trình ăn uống, chọn thức ăn tươi sống, đảm bảo và giàu dinh dưỡng cho cá.
– Sau khi cho cá ăn xong phải lấy ra hết toàn bộ thức ăn thừa dưới bể ra, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh nấm đen ở cá rồng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả nhất mà Nuoitrong.com đã chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này, có thêm nhiều kinh nghiệm để chữa trị cho đàn cá của mình nếu không may cá mắc bệnh. Đừng quên theo dõi website thường xuyên để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!