Cá Rồng bị Stress – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cá Rồng bị stress thường là do vấn đề về môi trường sống, thức ăn không phù hợp,… nhưng nếu không nhận biết đúng tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh thì rất khó giúp cá thoát khỏi tình trạng này, thậm chí cá còn có thể bị chết. Vậy làm sao để nhận biết và chữa trị stress cho cá Rồng, dưới đây nuoitrong.com sẽ cùng bạn tham khảo chi tiết về những vấn đề này.

Nguyên nhân khiến Cá Rồng bị stress

Nắm được những nguyên nhân khiến cho cá Rồng bị stress là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh khi cá gặp phải. Sở dĩ cá Rồng hay bị stress là do các vấn đề sau:

1.1 Môi trường sống thay đổi

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 1

Các yếu tố liên quan đến môi trường sống của cá vàng như không gian sống, độ pH của nước, nhiệt độ của nước, ánh sáng, bộ lọc, phông nền,… nếu thay đổi đột ngột sẽ làm cho cá phải thận trọng, e dè trong di chuyển. Ngoài ra, thay đổi một loại thức ăn mới cũng sẽ khiến cá không dám ăn.

Tất cả những vấn đề này khiến cho cá không kịp thích nghi nên sẽ dè chừng bằng cách bơi chậm lại, ăn kém hoặc bỏ ăn. Theo thời gian cá sẽ bị stress. Với nguyên nhân xuất phát từ môi trường sống thì thường sau khoảng thời gian nhất định cá sẽ quen.

1.2 Chất lượng nguồn nước không đảm bảo

Nguồn nước luôn quan trọng đối với các loại cá nên nếu oxy trong nước không đảm bảo, nước không sạch,… thì cá Rồng bị stress là điều khó tránh vì cá sẽ bị ức chế thần kinh, động kinh, lừ đừ,… Khi bị stress do nguồn nước sẽ lười bơi để tiết kiệm khí thở, vùng vẫy vì thần kinh bị ảnh hưởng,…

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 2

Ngoài ra, thức ăn có chất kích thích cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn nước và khiến cá Rồng bị stress.

1.3 Mắc bệnh

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 3

Cá Rồng mắc bệnh nào đó cũng rất dễ bị stress vì ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt nếu nuôi cá Rồng chung với cá hay rỉa mồi, cá con thì chúng hay đớp các chỗ xù trên người cá Rồng và khiến cá bị tổn thương. Bị đau do mắc bệnh cá sẽ bơi nhanh vô định, bơi nhiều, thậm chí còn đập cả thân vào thành bể.

Dấu hiệu cho thấy Cá Rồng bị Stress

Nếu để ý một chút thôi bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu cho thấy cá Rồng bị stress:

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 4

– Nằm dưới đáy, chỉ bơi 1 góc hoặc 1 chỗ.

– Bỏ ăn.

– Có cắn mồi nhưng lại không ăn.

– Có biểu hiện tăng động như: bơi vô định, bơi nhanh, nhảy loạn xạ,…

– Người thường xuyên cọ xát vào thành bể.

– Bơi run.

Cách chữa trị cho Cá Rồng bị stress

Trong số các loại bệnh mắc phải ở cá Rồng thì stress là bệnh dễ khắc phục nhất khi phát hiện sớm. Nếu để lâu thì bệnh sẽ có những hệ lụy xấu cho sức khỏe của cá, thậm chí cá còn có thể bị chết. Cách chữa bệnh cho cá Rồng bị stress gồm:

3.1 Đáp ứng sở thích của cá

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 5

Nếu đáp ứng được sở thích của cá về thức ăn, môi trường sống thì tình trạng stress sẽ được cải thiện hơn nhiều. Để làm điều này bạn có thể tham khảo một số mẹo như:

– Cho cá ăn loại thức ăn mà nó yêu thích như: côn trùng, tôm tép tươi, ếch nhái,…để kích thích sự thèm muốn và vẫn đáp ứng được dinh dưỡng cho cá. Tuy nhiên, cần chú ý cho ăn thức ăn này tách rời với bữa chính vì nếu ăn cùng một thời điểm cá sẽ dễ bỏ qua thức ăn hàng ngày, bể dễ nhanh bẩn và cá lại dễ bị thiếu dinh dưỡng.

– Điều chỉnh lại vị trí đặt bể cá: khi nhìn thấy ánh nắng mặt trời, cá Rồng rất dễ bị kích thích nên bơi nhiều hơn. Nếu trường hợp cá Rồng bị stress dạng lười vận động vì trầm cảm thì nên đổi vị trí đặt bể cá đến nơi yên tĩnh, không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

3.2 Cải thiện điều kiện sống

Đảm bảo ổn định môi trường sống là cách phòng ngừa không xảy ra tình trạng cá Rồng bị stress. Vì thế, nếu có bất cứ yếu tố nào tác động làm thay đổi điều kiện sống sẽ dễ làm cá mắc bệnh lý này. Khi đó, muốn chữa bệnh stress cho cá Rồng cần:

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 6

– Dùng bộ lọc hiện đại để đảm bảo chất lượng nguồn nước cho cá.

– Thường xuyên thay nước trong bể và vệ sinh bể để không ô nhiễm nguồn nước và phát sinh mầm bệnh.

– Luôn đảm bảo môi trường nước với nhiệt độ 23 – 30 độ C, độ pH khoảng 6 – 7.

Với những trường hợp cần chuyển bể cho cá Rồng bị stress thì cần chú ý trước khi cho cá vào bể mới cần có thời gian để cá làm quen và thích nghi với môi trường mới.

3.3 Điều chỉnh mật độ nuôi và chế độ ăn 

Trường hợp cá Rồng bị stress bạn cần xem xét lại mật độ nuôi cá và chế độ dinh dưỡng xem để điều chỉnh:

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 7

– Đã lựa chọn đúng loại cá phù hợp để nuôi chung với cá Rồng chưa, số lượng cá trong bể có nhiều quá so với không gian bể khiến các loài cá cạnh tranh nhau không.

– Đã cho cá ăn đúng loại thức ăn mà cá yêu thích chưa, liều lượng thức ăn có phù hợp không, thức ăn đã đủ dinh dưỡng chưa,…

3.4 Điều chỉnh ánh sáng trong bể

Ánh sáng trong bể không phù hợp làm cá Rồng bị stress là nguyên nhân rất phổ biến. Để khắc phục, bạn cần:

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 8

– Điều chỉnh độ sáng của đèn

Bể quá tối hay quá sáng đều dễ khiến cá Rồng bị stress nên cần chỉnh lại mức độ áng cho phù hợp. Đặc tính của loài cá này là buổi sáng thích ánh sáng mạnh còn buổi tối lại thích ánh sáng yếu giống như điều kiện sống tự nhiên.

– Thời gian bật đèn:

Bể nuôi cá Rồng được khuyến nghị là nên bật đèn khoảng 8 – 12 giờ mỗi ngày nên bạn cần xem lại xem đã đảm bảo đủ thời gian này chưa, tránh tình trạng chiếu sáng quá thừa hoặc thiếu làm cho cá bị căng thẳng.

– Chọn đèn có ánh sáng phù hợp:

Màu sắc của đèn cũng tác động đến tâm lý của cá. Bể cá Rồng nên dùng đèn có màu giống màu tự nhiên, thường sẽ là màu đỏ vì cá Rồng thích màu này. Nếu bạn chọn màu ánh sáng chưa phù hợp thì đó có thể là nguyên nhân khiến chú cá Rồng bị stress.

– Không để cá bị chói mắt:

Nếu bị chiếu sáng làm chói mắt thì cá Rồng cũng có thể bị stress, nhất là những con cá có kích thước mắt lớn. Muốn không phạm phải nguyên nhân này thì hãy tránh dùng đèn có ánh sáng quá lớn hoặc tránh đặt đèn quá gần bể.

3.5 Sử dụng thuốc

Khi đã thực hiện các cách chữa cho cá Rồng bị stress ở trên mà không đạt hiệu quả thì việc dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng mà cần có sự hướng dẫn của chuyên gia để biết nên dùng loại thuốc nào, liều lượng và thời gian dùng thuốc như thế nào để không khiến cá gặp phải tác dụng phụ.

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 9

Thuốc giảm stress cho cá thường gồm loại thảo dược và loại tổng hợp. Trong đó: loại thảo dược chứa thành phần tự nhiên, ít tác dụng phụ nhưng hiệu quả không cao như thuốc tổng hợp; còn loại thuốc tổng hợp thì chứa nhiều hoạt chất giúp cải thiên tình trạng cá Rồng bị stress nhưng lại có tác dụng phụ như: dễ làm màu cá thay đổi, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, giảm miễn dịch,…

Khi sử dụng thuốc trị stress cho cá Rồng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia và nhà sản xuất.

Một số bệnh thường gặp khác ở Cá Rồng

Ngoài tình trạng cá Rồng bị stress thì loài cá này cũng có thể mắc một số bệnh sau đây, cần chú ý trong quá trình chăm sóc để phát hiện và chữa bệnh kịp thời cho cá:

4.1 Bệnh kênh mang

– Nguyên nhân mắc bệnh: chăm sóc kém, môi trường nước bị bẩn,… khiến cho lượng amoniac và nitrat trong nước tăng, oxy giảm và ký sinh trùng phát sinh

– Triệu chứng: cá thở khó, mang bị viêm và phình lên, vỏ mang kênh ra.

– Cách điều trị: thay đổi khoảng 20% nước mỗi ngày, tăng sủi khí và nếu cần có thể dùng bình oxy, duy trì pH 6.5 và bỏ thêm muối với lượng 0.2kg/100l nước. Nếu cá chỉ bị xoăn mang nhẹ thì lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đổ vào trong bể. Nếu xoăn lớp mỏng viền mang thì cắt bỏ phần xoăn đi sau đó tăng oxy.

4.2 Bệnh xù vảy

– Nguyên nhân: do sự thay đổi môi trường sống của cá đột ngột, oxy kém, nước bẩn, nấm ký sinh.

– Triệu chứng: vảy của cá bị kênh lên, chủ yếu là ở phần lưng. Nếu bị xù vảy nặng thì toàn bộ vảy trên người cá kênh lên, mắt lồi ra, bỏ ăn và thường xuyên oằn mình.

– Cách chữa trị: duy trì nhiệt độ nước 30 – 31 độ C, thêm muối và bột vàng của Nhật vào bể. Nên thay nước 2 ngày/ lần nhưng chỉ lấy ra lượng ít nước trong bể và không nên cho cá ăn trong những ngày đầu trị bệnh.

Tiêu đề ảnh cá Rồng bị stress ảnh 10

4.3 Bệnh xụp mắt

– Nguyên nhân: tỉ lệ di truyền khoảng 60%. Ngoài ra có thể do cách cho cá ăn thả quá nhiều thức ăn một lúc khiến cho thức ăn chìm xuống và cá có thói quan ăn chìm nên hay nhìn đáy bể; ăn quá nhiều nên lớp mỡ thừa đẩy ra ngoài; quanh tầng thấp của bể có nhiều vật chuyển động nên cá có thói quen quan sát tầng thấp,…

– Triệu chứng: tròng mắt cá bị đẩy ra ngoài.

– Cách chữa trị: thả vật nổi lên trên mặt nước, tạo thói quen ăn mồi nổi (với cá bé) với số lượng ít,… Tuy nhiên những cách này chỉ mang tính chất tạm thời vì nếu ngay từ khi mua cá đã bị xụp mắt thì về sau không thể khắc phục được. Do đó, ngay từ khi mua cá cần chú ý để chọn cá Rồng có mắt đẹp thì mới tránh được bệnh xụp mắt.

4.4 Bệnh mờ mắt

– Nguyên nhân: không thay nước thường xuyên, lượng nitrat và amoniac trong nước quá nhiều khiến cho vi khuẩn hình nón bám vào tròng mắt cá gây viêm nhiễm.

– Triệu chứng: mắt cá có một lớp quầng trắng phủ bên trong. Nếu để lâu không chữa trị cá sẽ bị mù mắt.

– Cách điều trị: dùng thuốc tetraxilin hoặc thuốc metronidazone pha đúng liều lượng 500mg/50lit nước kết hợp thay nước đều hàng ngày, mỗi lần thay chỉ lấy đi 1/4 lượng nước trong bể.

Bệnh cá Rồng bị stress không quá khó chữa trị, vấn đề cần là phát hiện bệnh sớm và tìm đúng căn nguyên để căn cứ vào đó thực hiện biện pháp điều trị phù hợp. Có như vậy cá mới nhanh hết bị bệnh, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và sức khỏe của cá được giảm thiểu tối đa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc loài cá này để yên tâm có được một bể cá an toàn, sinh động.

Câu hỏi thường gặp

  • Nguyên nhân cá Rồng nằm đáy khi bị stress thường là do ánh sáng của đèn quá mạnh sáng hoặc quá chói, gây ra stress cho cá rồng. Stress này khiến cho cá rồng có thể nằm đáy hồ để tránh ánh sáng.
  • Để giảm stress do ánh sáng quá mạnh bạn có thể điều chỉnh đèn sao cho ánh sáng không quá sáng hoặc chói. Bạn cũng có thể đặt thêm cây cối hoặc đá để tạo ra một số nơi trú ẩn cho cá.
  • Stress có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cá, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Ngoài ra, stress cũng có thể gây ra tình trạng chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng ở cá Rồng.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi