Cá Rồng nuôi chung với cá gì? Những lưu ý khi nuôi chung

Trong số các loại cá cảnh thì cá Rồng xếp vào top đắt đỏ, có dáng vẻ cao quý và uy nghi nên có sức hút dặc biệt với những ai chuộng phong thủy tâm linh. Sở hữu loài cá này trong nhà vừa trấn trạch vừa mang lại tài lộc, may mắn và thành công cho gia chủ. Điều đáng nói là nếu chỉ nuôi mình loại cá này thì dễ chàm nhán, vậy cá Rồng nuôi chung vơi cá gì phù hợp và làm bể thêm sinh động?

Giới thiệu về Cá Rồng

Tên khoa học của cá Rồng là Scleropages formosus, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, do dáng đi thanh thoát và uyển chuyển tựa rồng bay nên được gọi là cá Rồng. Khi trưởng thành, cá có thể đạt kích thước đa 90 – 120cm, nặng khoảng 1 – 4kg.

 Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 1

Giống cá này gồm nhiều loại khác nhau nhưng hầu như đều có thân dẹt và thon dài, vảy to lấp lánh xếp chồng, râu mõm dài, vây ngực dài, phần vây lưng và vây ở hậu môn nằm về phía sau. Phần đầu cá cân đối với cơ thể và khá bằng phẳng. Mắt cá không có mí, phần miệng cá có cặp râu giúp cá xác định chính xác vị trí con mồi.

Xét trên phương diện phong thủy, theo quan niệm Á Đông thì cá Rồng có ý nghĩa:

– Lấn át khí tiểu nhân, tăng oai phong cho gia chủ

Hình dáng bên ngoài của cá Rồng dữ dằn, mình dài, vảy to, râu dài nên được xem như hiện thân của rồng. Nuôi cá Rồng trong nhà sẽ giúp gia chủ tăng sức mạnh và trở nên uy nghi, không bị tiểu nhân hãm hại.

– Tăng tài lộc, may mắn và vượng khí

Vảy cá rồng to xếp chồng lên nhau giống như những đồng tiền vàng nên sẽ giúp gia chủ làm ăn phát tài, phồn vinh, sung túc, công việc thăng tiến.

– Trấn trạch, trừ tà ma

Với nét mặt dữ dằn, cá Rồng trở thành loài cá mang năng lực trừ tà ma, trấn trách, xua đuổi quy để cuộc sống bình an.

Các loại cá nuôi chung với Cá Rồng

Bản tính của loài cá này vốn hung dữ, tính độc tôn lãnh địa nên vẫn được khuyến cáo là nên nuôi một mình. Tuy nhiên, nếu trong bể thủy sinh chỉ có mỗi cá Rồng thì sẽ không sinh động và bị giảm tính thẩm mỹ đồng thời cá Rồng cũng không có cơ hội rèn tính ôn hòa hơn.

Do đó, bạn có thể chọn loại cá phù hợp để nuôi chung. Vậy cá Rồng nuôi chung với cá gì, dưới đây sẽ là một số gợi ý để bạn lựa chọn:

Cá Rồng nuôi chung với cá Hổ

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 2

Thân cá Hổ màu vàng xen lẫn sọc đen giống như hổ. Có nhiều loại cá Hổ khác nhau với mức giá dao động khoảng vài trăm đến vài triệu. Nhiều người khi băn khoăn không biết nên để cá Rồng nuôi chung với cá gì cho phù hợp thường bỏ qua cá Hổ vì cho rằng cái tên Hổ – Long gợi ra sự tranh đấu, xung đột.

Thực tế là khi nuôi cùng một bể cũng khó tránh khỏi va chạm giữa 2 loài cá này nhưng khi băn khoăn cá Rồng nuôi chung với cá gì và quyết định cho chúng kết hợp với nhau và thêm cá Sam nữa sẽ thành bộ “tam tài” rất quý giá. Hai loài cá này có thể ăn chung thức ăn và cách mà chúng ăn nhanh như chớp, khả năng bơi lội và màu sắc sống động sẽ khiến cho bể trở nên sống động hơn rất nhiều.

Cá Rồng nuôi chung với cá Sam

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 3

Cá Sam còn được biết tới với cái tên khác là cá đuối nước ngọt. Thân có tròn giống cái đĩa, hơi dẹt, 2 mắt nằm ở trên thân, miệng năm dưới bụng. Đuôi cá Sam có gai độc nổi tiếng không ai dám đụng vào.

Như đã nói ở trên, cá Sam kết hợp Rồng, Hổ là bộ ba “tam tài” rất đáng để sở hữu nên đây là một gợi ý không thể bỏ qua cho danh sách cá Rồng nuôi chung với cá gì.

Không những thế, bản thân cá Sam còn có tác dụng đánh sạch tầng đáy của bể cá và một số dòng cao cấp của giống cá này có cơ thể màu đen tuyền xen lẫn chút trắng ma thuật thì kết hợp với cá Rồng sẽ tạo nên một bể cá vô cùng bắt mắt.

Khi nuôi cùng cá Rồng bạn chỉ cần thận trọng hơn về việc ăn uống và chọn thêm loài cá sống cùng là được.

Cá Rồng nuôi chung với cá Phi Phụng

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 4

Cá Phi Phụng có thân màu bạc, phần lưng hơi đậm màu hơn. Toàn bộ vẻ đẹp của cá nằm ở bộ vây. Không phải ngẫu nhiên người ta ví Phi Phung là một công nhân tích cực của bể cá.

Loài cá này chuyên ăn thức ăn thừa và rêu tảo bám thành bể nên sẽ giúp việc vệ sinh bể cá của gia chủ trở nên nhàn nhã hơn nhiều. Cá quen mút mát nên nếu sống chung cùng cá Sam có thể sẽ khiến Sam khó chịu.

Hiện nay trên thị trường chủ yếu là cá nhập từ Trung Quốc, có mức giá bán khác nhau tùy vào chất lượng cá. Khi đã biết cá Rồng nuôi chung với cá gì và chọn cá Phi Phụng thì bạn mua nên chọn con cá có bộ vây đuôi đỏ đen thẳng vạch và không bị lỗi.

Sau một thời gian chăm sóc, đảm bảo cá Sam sẽ có bộ vây rất ấn tượng, xứng đáng để đứng cạnh cá Rồng và cho bạn cảm giác thỏa mãn đúng dáng phượng bay.

Cá Rồng nuôi chung với cá Hồng Két

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 5

Nếu bạn đang nuôi một chú Huyết Long đỏ chói và băn khoăn cá Rồng nuôi chung với cá gì thì đừng bỏ qua Hồng Két. Sắc đỏ mà Huyết long đỏ tạo ra kết hợp với bể cá phông nền đen và đàn Hồng Két có kích thước vừa phải bơi theo chủ nhân rồng thì bể sẽ vô cùng hấp dẫn.

Có nhiều loại cá Hồng Két để bạn lựa chọn như: két trắng, két koi, két vàng,… mỗi loài đều sẽ giúp bể cá nhà bạn có một vẻ đẹp riêng. Đặc biệt, loài cá này còn dễ nuôi, giá chỉ trong khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu nên cũng khá hợp lý.

Khi nuôi cá Hồng Két cùng với cá Rồng bạn có thể nuôi thành đàn và để nó ăn phần thức ăn thừa hoặc cho thêm thức ăn khô. Nếu bể nuôi của bạn có cá Sam nhỏ thì hãy chú ý vì nó dễ bị Hồng Két tấn công.

Cá Rồng nuôi chung với cá Ngân Long

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 6

Cá Ngân Long bản chất cũng được xem là một loại cá Rồng nhưng vẻ đẹp và giá trị không cao bằng nên vẫn được lựa chọn là loài cá phụ kiện tô điểm cho rồng mà thôi.

Khi lựa chọn cá Ngân Long để giải quyết vướng mắc cá Rồng nuôi chung với cá gì hãy chú ý rằng chúng cùng tầng bơi với nhau nên khó tránh được xung đột.

Hãy nhớ chọn cá Ngân Long kích thước nhỏ hơn cá Rồng đồng thời theo dõi chúng buổi đầu mới sống chung để tập làm quen, tránh tình trạng chúng loại bỏ nhau.

Cá Rồng nuôi chung với cá Hoàng Bảo Yến

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 7

Loài cá này còn có tên gọi rất xứng đôi với cá Rồng đó là cá Hoàng Đế. Hiện cá có nhiều ở hồ thuỷ điện Trị An. Cá Hoàng Bảo Yến thân màu vàng hơi xanh một chút kết hợp với các chấm màu, có nhiều loại khác nhau nhưng đại đa số tín đồ cá cảnh đã biết cá Rồng nuôi chung với cá gì đều chọn loại cá ngắn người để ghép với rồng.

Hoàng Bảo Yến phàm ăn không kém cá Rồng và lại có tốc độ bơi rất nhanh nên hay tranh mồi với các loại cá khác, xứng đáng làm đối thủ của rồng. Khi nuôi 2 loại này với nhau bạn nên có kế hoạch phân phối nguồn thức ăn đều để tránh tình trạng tranh nhau, dễ làm cá bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Cá Rồng nuôi chung với cá Đĩa

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 8

Nhiều người khi chưa biết cá Rồng nuôi chung với cá gì vẫn lựa chọn cá Đĩa size lớn. Thực chất đây lại là một sự mix đem lại hiệu ứng hình ảnh cực đẹp.

Đặc tính của cá Đĩa là bơi thong dong thành đàn ở tầng giữa còn cá Rồng lại lững lờ bơi lội ở tầng trên nên không hề xâm phạm địa bàn của nhau mà lại còn tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cá Rồng chỉ tấn công loài cá nào xâm phạm địa bàn của nó nhưng có bản tính hung dữ nên khi mới ghép đôi bạn cũng nên chú ý quan sát để giúp chúng dễ dàng hòa hợp.

Khi nuôi 2 loại cá này cùng nhau bạn cần thật cẩn thận trong việc chọn thêm một loài cá săn mồi khác và giảm nhỏ luồng nước để cá Đĩa không bị nép vào góc, dễ dàng bơi lội hơn.

Cá Rồng nuôi chung với cá thần tiên Ai Cập

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 10

Với nhiều người sành cá cảnh, thần tiên Ai Cập vẫn là niềm mơ ước lớn lao. Đây là loài cá sở hữu vẻ đẹp đặc biệt hơn so với các giống cá thần tiên khác. Nếu nuôi thành đàn với cá Rồng nó cũng tạo được hiệu ứng thẩm mỹ mãn nhãn, ai ngắm nhìn cũng thấy ấn tượng.

Vấn đề gặp phải khi giải quyết cá Rồng nuôi chung với cá gì và lựa chọn thần tiên Ai Cập là chỉ nên mix khi bạn có kinh nghiệm nuôi cá cảnh. Bản thân cá thần tiên Ai Cập nuôi một mình cũng thuộc hàng khó chơi rồi nên khi kết hợp với rồng bạn cần nắm thật vững kỹ thuật nuôi cá.

Những lưu ý khi nuôi chung với Cá Rồng

Để giải quyết được bài toán cá Rồng nuôi chung với cá gì vừa làm sinh động bể cá vừa tránh được hệ lụy tổn thương do xung đột thì bạn nên chú ý:

– Chọn bể có kích thước đủ thoải mái cho mọi loài cá có đủ không gian hoạt động, có như vậy mới đề phòng được nguy cơ chúng tranh giành nhau. Trung bình tối thiểu bể nên dài trên 1.8m.

– Bể cá cần đáp ứng mọi tiêu chuẩn để cá sống và phát triển: bộ lọc nước, sục khí, tiểu cảnh, môi trường nước đảm bảo sạch,…

Tiêu đề ảnh cá rồng nuôi chung với cá gì ảnh 11

– Đặt bể cá ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, ít người qua lại, nếu thấy tối có thể lắp đèn led có ánh sáng giống ánh sáng tự nhiên để tăng màu cho cá.

– Không tắt đèn đột ngột vì dễ làm cá căng thẳng nên đánh nhau.

– Bể nên duy trì nhiệt độ nước 28 – 32 độ C, độ pH khoảng 6.5 – 7.5.

– Cân nhắc các loài cá có đặc điểm tương tự khi lựa chọn cá Rồng sống chung với cá gì để chúng thích nghi điều kiện sống cùng nhau nhanh hơn.

Chọn lựa được cá Rồng nuôi chung với cá gì không chỉ giúp bạn có được bể cá đẹp bắt mắt mà còn tạo được môi trường sống thân thiện cho những chú cá của mình. Chúc bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn để sớm được mãn nhãn với thành quả của mình.

Lưu ý

Nuôi cá Rồng và chọn được loài cá phù hợp để sống chung sẽ giúp bạn có được bể cá đẹp lung linh nhưng bạn cũng cần lưu ý:

– Thời gian đầu sống chung việc các loài cá tấn công nhau là chuyện bình thường vì bản chất cá Rồng có tập tính chiếm hữu lãnh thổ cao nên khi có thành viên mới nó sẽ gây sự ngay. Nếu xung đột không quá mạnh thì không cần cách ly vì nếu như vậy cá Rồng sẽ càng giữ nguyên bản tính, lại sẽ tấn công loài cá khác khi chúng được thả vào.

– Nếu cá bị thương cần duy trì đảm bảo chất lượng nước để không gây hại cho sức khỏe của cá.

– Trước khi quyết định nuôi chung cá Rồng với bất cứ loài cá gì cũng cần tìm hiểu thật kỹ về kiến thức nuôi và chăm sóc những loài cá này cũng như cách xử lý khi xung đột xảy ra.

– Trước khi thả cá mới vào cần tạo vách ngăn để cá mới làm quen được với môi trường bể và cả cá Rồng cùng cá mới có điều kiện làm quen với sự hiện diện của nhau, điều này sẽ giúp việc sống chung thành công sớm.

– Không chọn các loài cá có tập tính lãnh thổ mạnh để sống chung với cá Rồng.

Câu hỏi thường gặp

  • Các loại cá khác trong bể cá có thể ăn chung thức ăn với cá Rồng nhưng để tránh xung đột, nên lựa chọn các loài cá có chung tập tính ăn uống để nuôi cùng nhau.
  • Nên chọn bể có kích thước đủ thoải mái cho mọi loài cá có đủ không gian hoạt động, có như vậy mới đề phòng được nguy cơ chúng tranh giành nhau. Trung bình tối thiểu bể nên dài trên 1.8m.
  • Bạn nên cân nhắc các loài cá có đặc điểm tương tự khi lựa chọn cá Rồng sống chung với cá gì để chúng thích nghi điều kiện sống cùng nhau nhanh hơn.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi