Cá Sặc Bạc | Cách nuôi để cá lên màu trắng sáng long lanh

Cá sặc bạc còn có cái tên mỹ miều hơn là cá sặc ánh trăng. Tuy đây không phải là loài cá cảnh phổ biến nhưng sắc trắng long lanh của cá cùng đặc tính dễ nuôi nên nhiều người vẫn thích lựa chọn loài cá này cho bể thủy sinh nhà mình. Vậy cách nuôi cá sặc bạc thế nào để lên hết được vẻ đẹp nguyên thủy vốn có, hãy cùng nuoitrong.com theo dõi qua những chia sẻ sau đây.

Giới thiệu về cá sặc bạc

Cá sặc bạc (cá sặc ánh trăng) sở hữu thân hình màu trắng sáng, có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới trong đó có nước ta. Đây là loài cá thích sống ở vùng nước chảy chậm hoặc nước lặng có nhiều thảm thực vật nên cũng được tìm thấy ở vùng lũ sông Mekong.

Kích thước trung bình của mỗi con cá sặc bạc khi trưởng thành đạt khoảng 10 – 13 cm. Cá có thân hình bầu dục hơi dài, phần đầu phẳng có các đường cong lõm. Vây ở bụng cá có tia mềm dài, rất nhạy cảm khi chạm vào.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 1

Cá cái có vây bụng không màu hoặc màu vàng, cá đực có vây bụng màu đỏ. Trên thân cá có các đốm nhỏ màu bạc, khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu xanh lục. Mắt cá có màu cam hoặc đỏ.

Điểm nổi bật của giống cá này là có một cơ quan hô hấp phụ giống như phổi để cá hít thở không khí trực tiếp mỗi khi nổi lên trên mặt nước. Chính vì thế mà cá có thể hít thở không khí tự nhiên hoặc trong môi trường nước thiếu oxy để tồn tại được nhiều giờ liền.

Loài cá sặc bạc sinh sản bằng cách đẻ trứng. Quá trình sinh sản của con đực bắt đầu bằng cách chuẩn bị tổ bong bóng rồi mới đi tìm con cái để kích thích. Khi cá đực quấn lấy cá cái là quá trình sinh sản bắt đầu. Mỗi con cá cái có thể đẻ đến 2000 quả trứng, khi trứng nổi vào tổ sẽ được cá đực thụ tinh. 2 – 3 ngày sau, trứng nở ra cá con ở trong tổ bong bóng.

Cách nuôi Cá Sặc Bạc siêu đẹp

Khi đã hiểu được những đặc điểm của cá sặc bạc bạn có thể bắt tay vào công cuộc nuôi cá bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như sau:

Lựa chọn cá

Nên chọn mua những con cá sặc bạc có khả năng hoạt động nhanh nhẹn, sống trong môi trường nước không có dấu hiệu của mầm bệnh. Điều này chính là tiền đề để cá có sức khỏe tốt về sau và giúp cho công việc chăm nuôi cá của bạn không trở nên quá vất vả.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 2

Chọn bể nuôi cá

Bể nuôi cá sặc bạc cần có chiều dài tối thiểu là 80cm, thể tích khoảng 60 – 90 lít nước. Môi trường nước trong bể nuôi cần có nhiệt độ khoảng 25 – 30 độ C, độ pH của nước là 6 – 7. Cá cần có điều kiện ánh sáng vừa phải nên thiết kế đèn dùng cho bể thủy sinh kích thước nhỏ để chiếu lượng ánh sáng vừa cho bể cá.

Nếu bạn cho thêm vào bể ít thực vật nổi, cây tán rộng thì bể cá sẽ trở nên đẹp mắt hơn. Chú ý không nên để cá sặc bạc chung với các loài thích tấn công vì đặc tính của cá khá hiền lành, nhút nhát, cộng thêm vây thành sợi dài nên dễ hấp dẫn loài cá khác.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 3

Lựa chọn bộ lọc

Nuôi cá sặc bạc không quá quan trọng bộ lọc vì cá có nguồn gốc từ sông suối, kênh rạch nên bản thân chúng đã có đề kháng tốt. Chỉ cần giữ vệ sinh môi trường nước của cá luôn sạch sẽ hoặc thêm vào bể vài lá bàng khô để chống nấm mốc là bạn có thể nuôi chúng lâu dài.

Cách thả cá vào bể

Để cá sặc bạc thích nghi tốt với môi trường bể cá nhà bạn, hãy tuần tự thực hiện các bước thả cá như sau:

– Bước 1: sau khi mua, cố gắng đưa cá về nhà càng sớm càng tốt để cá bớt căng thẳng sau đó giảm bớt độ sáng của bể hoặc tắt hẳn đèn đi.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 4

– Bước 2: đặt nổi túi đựng cá lên trên bề mặt bể khoảng 20 phút rồi múc nước trong bể một lượng bằng lượng nước trong túi và mở túi đựng cá ra, đổ phần nước vừa múc vào sau đó lại buộc kín túi lại và tiếp tục thả trôi khoảng 20 phút nữa cho cá có thời gian làm quen với nhiệt độ nước mới.

– Bước 3: mở túi ra để cá tự bơi từ từ vào bể.

Thức ăn cho cá

Cá sặc bạc thuộc giống ăn tạp nên phù hợp với mọi loại thức ăn: tươi sống, đông lạnh, dạng mảnh,… Để cá có sức khỏe tốt nhất thì nên cho cá ăn thức ăn dạng mảnh, trùn chỉ, giáp xác,…

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 5

Trường hợp cá nuôi chung bể với các loài cá lơn thì cần chú ý cung cấp thừa một lượng thức ăn nhất định để cá không bị dành mất phần ăn, cá khá nhút nhát nên không cạnh tranh thức ăn, nếu thiếu thức ăn chúng sẽ dễ bị đói.

Vệ sinh bể cá

Mỗi tuần nên thay nước cho bể cá khoảng 1 – 2 lần để tránh ô nhiễm do thức ăn phân hủy, phân cá. Khi thay nước cần nhớ để lại 1/2 nước cũ trong bể, với nước mới cần để qua đêm cho hết khí clo rồi mới dùng để thay cho bể cá.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 6

Tuyệt đối không được thay tất cả lượng nước có trong bể vì với môi trường nước mới hoàn toàn cá rất dễ sốc, chưa kể đến là loài cá này rất thích ở trong môi trường nước cũ. Nên dùng hệ thống lọc không tạo ra quá nhiều dòng điện để làm sạch nguồn nước và có thể dùng thêm đá hoặc than bùn để tăng oxy trong bể cá.

Bệnh thường gặp và cách xử lý

Tuy là loài cá sống trong môi trường tự nhiên có điều kiện sức khỏe tốt nhưng khi nuôi trong bể cá thủy sinh thì cá sặc bạc vẫn cần được phòng ngừa một số bệnh lý sau:

Bệnh đốm trắng

Tác nhân gây ra bệnh là ký sinh trùng Ichthyophthyrius multifiliis. Chúng làm cho cá nổi đốm trắng có kích thước như đầu kim ở trên thân sau đó lan ra khắp các vây, cá bơi chậm và dễ bị chết. Để điều trị đốm trắng có thể dùng 20 – 25ml lít Formol pha cùng nước với tỷ lệ được hướng dẫn để trị bệnh 3 ngày/lần.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 7

Bệnh trùng bánh xe

Ký sinh trùng Trichodinella, Tripartiella, Trichodina là những tác nhân chính gây ra bệnh, chúng sống kí sinh trên mang và da cá. Cá sặc bạc nhiễm trùng bánh xe thân sẽ chuyển màu trắng đục, mang nhợt nhạt, da sậm, ăn kém, đầu nổi lên trên mặt nước.

Để trị bệnh trùng bánh xe cho cá sặc bạc cần dùng Sulfat đồng phun khắp bể theo liều lượng được hướng dẫn từ nhà sản xuất, 2 ngày/lần. Bước sau đó là dùng Formol 20 – 25m/m3 nước trong 3 ngày liên tục. Trong thời gian điều trị bệnh cần giảm nửa lượng thức ăn cho cá.

Bệnh nấm bông gòn

Dấu hiệu cho thấy cá bị bệnh nấm bông gòn là thân có các vùng màu trắng xám với các sợi nấm nhỏ mềm, mọc tua tủa. Chỉ cần vài ngày sau sợi nấm sẽ phát triển nhanh chóng và đan chéo vào nhau thành một búi trắng như bông.

Cá bị nấm bông gòn cần được tắm trong nước muối 8‰ khoảng 30 phút rồi lặp lại tiếp vào 3 giờ kế sau rồi sử dụng thuốc tím để nhỏ vào bể.

Tiêu đề ảnh cá sặc bạc ảnh 8

Những chia sẻ này hy vọng đã cung cấp đủ thông tin để bạn yên tâm nuôi cá sặc bạc. Giá thành rẻ, dễ nuôi, dễ chăm sóc và có vẻ đẹp riêng là những yếu tố đáng để bạn đưa loài cá này vào tầm ngắm. Việc của bạn chỉ cần thêm một chút kiên thức và một chút sự kiên trì nữa thôi là sẽ nhanh chóng có thêm một loài cá mới cho bể thủy sinh nhà mình thêm sống động.

Lưu ý

Để nuôi cá sặc bạc khỏe mạnh, lên chuẩn màu trắng tự nhiên nguyên thủy, bạn cần lưu ý:

– Không nuôi cá chung với những loài thích tấn công vây vì vây cá sặc bạc tương đối dài và cá rất nhút nhát.

– Nếu nuôi cá sinh sản thì sau khi hoàn thành quá trình đẻ trứng nên di chuyển cá mẹ sang một bể khác để tránh tình trạng trứng bị cá bố mẹ ăn mất.

– Cá dễ bị nấm do môi trường nước quá ô nhiễm hoặc nhiệt độ nước không phù hợp nên nếu thấy cá lờ đờ, bơi kém, chán ăn thì nên tách ra một bể riêng để xử lý, tránh lây bệnh cho các loài cá khác.

– Thiết kế bể cá sặc bạc muốn lên màu đẹp nên trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi cùng với giá thể trú ẩn. Trên bể nên có nắp đậy, ánh sáng vừa phải và có không gian rộng để cá bơi lội thoải mái.

– Thức ăn tốt nhất cho cá sặc bạc là tảo, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ,…

Câu hỏi thường gặp

  • Cá sặc bạc có thể ăn mọi loại thức ăn nhưng tốt nhất nên cho cá ăn thức ăn dạng mảnh, trùn chỉ, giáp xác,...  để đảm bảo sức khỏe
  • Môi trường nước cho cá sặc bạc sinh sống nên duy trì nhiệt độ khoảng 25 - 30 độ C, độ pH của nước là 6 - 7.
  • Nuôi cá sặc bạc không quá quan trọng bộ lọc vì cá có nguồn gốc từ sông suối, kênh rạch nên bản thân chúng đã có đề kháng tốt.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi