Cá Sặc Cẩm Thạch | Hướng dẫn cách nuôi tại nhà

Cá sặc cẩm thạch sở hữu vẻ đẹp riêng, độc đáo và cũng vô cùng đáng yêu. Chúng được yêu thích không chỉ bởi hình dáng bên ngoài mà còn bởi khả năng thích ứng với môi trường sống cao. Mặt khác giá bán của loài cá này trên thị trường cũng không quá đắt. Trong chuyên mục bài viết hôm nay Nuoitrong.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách nuôi cá sặc cẩm thạch tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

Giới thiệu về Cá Sặc Cẩm Thạch

Tên khoa học: Trichogaster trichopterus

Tên gọi khác: Cá sặc bướm, vạn long,…

Phân bố: Chủ yếu ở khu vực trung và hạ lưu sông Mekong, vùng trũng thấp, đồng cỏ, đầm lầy, kênh rạch,… Tại Việt Nam loài cá này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, khu vực sông Cửu Long, khu rừng U Minh Thượng,….

Giá bán: 7500 đồng/con

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 1

1.1 Đặc điểm 

Cá sặc cẩm thạch có phần thân dẹt hai bên, mắt to, đầu hếch. Bên cạnh đó phần bụng của cá còn có hai tia vây giúp cho cá định hướng được mỗi khi di chuyển. Vây bụng cá kéo dài đến phần đuôi cá, phần lưng và hậu môn khá dài. Còn về phần đuôi cá thì trông khá giống với cánh bướm đêm. Chiều dài trung bình của cá là khoảng 4 – 6cm, thân có dạng hình oval màu xanh pha nâu. Trên mình cá có những dãy điểm xếp màu thành từng đôi. 

Màu sắc chủ yếu của loài cá này đó là màu xanh xám hay xanh pha nâu. Phần bụng thường có màu xanh dương ánh bạc. Thêm vào đó, trên cơ thể của cá còn có thêm nhiều hoa văn chấm nhỏ li ti trông rất độc đáo. Bao gồm những điểm màu xanh lục, xanh lam, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch. Phần trước bụng cá có màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài.

Cá dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Do các cơ quan hô hấp hấp thụ nên cá có thể chịu được ngưỡng oxy thấp, chúng thường xuyên ngoi lên để hít thở không khí trên mặt nước.

1.2 Đặc tính sinh học

Cá sặc cẩm thạch được đánh giá là loài cá đẹp nhất trong họ nhà cá. Ngoài ra chúng cũng có bản tính hiền lành nên được nhiều người yêu mến và săn lùng.

Cá sặc có thể để trứng sau 5 tháng tuổi, thường là vào mùa mưa. Con đực xây tổ trong bong bóng không khí và thực vật trên mặt nước. Con cái đẻ trứng trong ổ, con đực ấp và giữ trứng. Sau khi sinh sản con đực thường bị con cái rượt đuổi, vì vậy con cái cần phải được tách riêng.

Trung bình trong mỗi lứa sinh sản, con cái sẽ đẻ được khoảng 800 – 1500 trứng một lần. Cá đực sẽ có nhiệm vụ là chăm sóc những quả trứng. Khi chăm sóc cá sặc cẩm sinh sản bạn cần phải lưu ý là là loài cá này có tập tính là thích ăn cá con, vì thế sau khi trứng được nở bạn cần phải tách cá mẹ ra.

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 2

1.3 Ý nghĩa phong thủy

Bên cạnh là loài cá thủy sinh có tác dụng trang trí, cá sặc cẩm thạch còn có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy.

Gia tăng cát khí

Cá sặc cẩm thạch có ngoại hình đẹp nên có tác dụng sinh vượng chính tài. Cá sẽ giúp các gia chủ thu hút nhiều may mắn, công việc kinh doanh được thuận lợi, hanh thông.

Ngăn chặn hung khí

Đặt bể cá sặc cẩm thạch trong nhà còn có tác dụng là ngăn chặn hung khí, tăng cường tài vận cho gia chủ. Cá sẽ giúp mọi người tránh được những rủi ro, nguy hiểm trong cuộc sống, tất cả mọi chuyện đều tai qua nạn khỏi một cách an toàn.

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 7

Cách nuôi Cá Sặc Cẩm Thạch tại nhà

Cá sặc cẩm thạch được sếp vào danh sách nhóm “hardy fish” bởi sự dễ chăm sóc cũng như khả năng thích nghi cao với nhiều thông số nước khác nhau. Nếu bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm chăm sóc loài cá này thì hãy theo dõi hướng dẫn dưới đây của Nuoitrong.com.

2.1 Cách chọn cá khi nuôi tại nhà

Để chọn được những đàn cá khỏe mạnh bạn cần phải đảm bảo được các tiêu chí quan trọng sau:

Quan sát là lựa chọn những chú cá khỏe mạnh, không bị bệnh tật. Cá không có đốm màu trắng, đuôi xấu,… 

Quan sát biểu hiện khi cá ăn. Những chú cá khỏe mạnh thường sẽ ăn nhanh nhẹn, tranh mồi nhanh hơn những chú cá khác.

Không chọn những con cá có vây bị rủ, điều này chứng tỏ cá không được khỏe mạnh. Nếu chọn những chú cá yếu, khi nuôi ở nhà cá sẽ có khả năng thích nghi kém, chủ yếu nằm ở dưới đáy bể.

Theo dõi trên thân cá có ký sinh trùng hay không. Chú cá nào có cá sinh trùng trú ngụ thì sẽ xuất hiện vết lồi đỏ hai cạnh, sưng tấy. Vì thế tốt nhất là bạn không nên chọn mua.

Quan sát xem cá bơi có nhanh nhẹn hay không. Nếu chú cá ngoi liên tục lên mặt nước hay nằm im dưới đáy hoặc lắc đầu để bơi thì chứng tỏ chú cá này đang có vấn đề.

Một tiêu chí quan trọng nữa là bạn nên mua cá giống tại các địa chỉ bán hàng uy tín, cam kết về chất lượng. Không ham mua cá giá rẻ vì đó có thể là cá thải, cá loại.

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 3

2.2 Chọn bể cá

Trong tự nhiên loài cá này yêu thích sinh sống trong môi trường có nhiều cây cối, nơi thấp mà chúng có nhiều không gian để ẩn náu. Vì thế khi bố trí bể nuôi cho cá bạn cũng cần tạo không gian gần giống với tự nhiên nhất như tạo nên nhiều hốc đá, cành cây, cây thủy sinh,…

– Nhiệt độ nước trong bể cá nên được khống chế trong khoảng 26 – 34 độ C.

– Độ pH tối ưu dao động từ 6,0 – 8,5.

– Nồng độ cacbonat phù hợp là từ 50 – 140 ppm.

2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá

Bộ lọc bể cá có vai trò quan trọng đối với bể cá cảnh, sử dụng bộ lọc sẽ giúp giải quyết các vấn đề như:

– Loại bỏ amoniac thì chất thải, khí thải, nhờ đó giúp cho bể cá trong lành, sạch sẽ.

– Loại bỏ các loại chất bụi, cặn bẩn và tạp chất trong bể cá. Giúp cho nước trong bể sạch sẽ và lưu thông không khí tốt hơn.

– Loại bỏ những hóa chất có trong nước của bể cá.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bộ lọc bể cá khác nhau, tùy theo nhu cầu mà mọi người có thể lựa chọn như:

– Lọc tràn

– Lọc đáy

– Lọc dưới bể

– Lọc mút

– Lọc treo, lọc thác

– Lọc ngoài hay lọc thùng

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 4

2.4 Cách thả cá sặc cẩm thạch vào bể

Để đàn cá khỏe mạnh, bạn cần phải đảm bảo tốt các kỹ thuật thả cá vào bể như sau:

Cố gắng mang cá về nhà ngay vì chúng cần được thả vào bể càng sớm càng tốt. Việc làm này sẽ giúp làm cá giảm được căng thẳng, thích nghi với hồ cá nhanh hơn.

Bước 1:  Bạn giảm độ sáng và tắt đèn trong bể nước thả, vì đèn sẽ khiến cho cá căng thẳng.

Bước 2: Đặt nổi túi cá sặc cẩm thạch đã mở trên bề mặt bể, thời gian này sẽ giúp cho cá thích nghi với nhiệt độ bể cá mới.

– Sau khoảng 15 – 20 phút bạn mở túi và múc vào cốc nước sạch vào trong túi. Lượng nước trong túi tăng lên gấp đôi, 50% nước hồ và 50% nước cũ trong túi để cá thích nghi với độ pH và môi trường mới.

Bước 3: Sau khoảng 15 – 20 phút bạn sẽ thả cá vào bể. Bạn lấy cá từ túi bằng vợt và nhẹ nhàng đặt nó vào bể. Bạn nên theo dõi cá nếu có dấu hiệu bệnh thật và xem cá sặc có bị loại cá khác tấn công hay không.

2.5 Thức ăn cho cá sặc cẩm thạch

Thức ăn yêu thích của cá sặc cẩm thạch đó là trùn chỉ, lăng quăng, ấu trùng giáp xác,…. Bên cạnh đó cá cũng có thể ăn tảo, rong, rêu,… Nếu bạn không có thời gian thì có thể mua các loại thức ăn dạng viên bán sẵn. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vì ăn nhiều sẽ khiến cho cá bị dinh dưỡng.

Cá sặc cẩm thạch là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm được. Vì thế bạn cần thường xuyên dọn dẹp hồ cá sạch sẽ, để tránh cho cá ăn phải tạp chất, vi khuẩn.

Mỗi ngày chỉ cần cho cá ăn từ 1 – 2 bữa với số lượng vừa phải, không cho cá ăn quá nhiều vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu. Những thức ăn thừa nếu không được xử lý cẩn thận cũng có thể gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 5

2.6 Cách vệ sinh bể cá sặc cẩm thạch

Để tiết kiệm thời gian và công sức cho việc dọn dẹp bể cá bạn đọc hãy làm theo hướng dẫn dưới đây của Nuoitrong.com nhé.

– Bước 1: Bạn tắt hết các thiết bị điện như máy lọc, hệ thống đèn.

– Bước 2: Bạn múc khoảng 50% nước ra khỏi bể, giữ lại một nửa để cá không bị sốc khi gặp môi trường nước mới.

– Bước 3: Vớt cá ra khỏi bể, sử dụng miếng bàn chải mềm chà sạch các thành mặt kính của bể. Sau đó dùng khăn lau thật khô bể cá, rồi cho sỏi, cây thủy sinh,… đã được làm sạch vào bể. Cuối cùng là cho nước đã chuẩn bị vào.

– Bước 4: Đợi khoảng 30 phút, khi nước trong bể cá đạt được nhiệt độ phòng thì bạn cho cá vào.

Bệnh thường gặp và cách xử lý

Mặc dù là loài cá khỏe mạnh nhưng nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật thì đàn cá cũng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

3.1 Bệnh xuất huyết

Thường xuất huyết vào thời điểm giao mùa từ tháng 11 – 12 đến tháng 2 – 3 dương lịch. Dấu hiệu là cá bị lờ đờ trên mặt nước, trên thân xuất hiện những đốm nhỏ li ti, cá bỏ bữa.

Cách điều trị đó là bạn cần phải thay nước, trộn vào thức ăn của cá Oxytetracycline, Nitrofurazone, Vitamin C theo liều lượng của nhà sản xuất.

3.2 Bệnh nấm thủy mi

Căn bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi thời tiết chuyển lạnh dưới 20 độ C. Cá sặc cẩm thạch sẽ xuất hiện tình trạng xây xát, viêm nhiễm ngoài da.

Cách điều trị là dọn sạch sẽ lại bể nuôi, dùng nước muối để tắm cho cá trong khoảng từ 8 – 10 phút. Trường hợp cá bị nặng thì nên sử dụng Bronopol với liều lượng 1- 2g/m3 tắm cá trong thời gian 30 phút, hoặc liều lượng 0.1 – 0.2 g/m3 tắm cá trong 24 giờ.

3.3 Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trùng quả dưa. Dấu hiệu bệnh lý ban đầu là trên da của cá xuất hiện các đốm màu trắng, cá sẽ bơi chậm chạp tỷ lệ chết là rất cao. Để điều trị bạn sẽ sử dụng Formol, ngày 1 tắm cho cá 1 lần, ngày 3 thay 75% tắm cho cá lần 2, ngày 6 thay 20 – 25% nước và tắm Formol lần 3, sau khoảng 8 ngày là cá sẽ khỏe mạnh.

tiêu đề ảnh cá sặc cẩm thạch ảnh 6

Trên đây là những chia sẻ về loài cá sặc cẩm thạch vô cùng được yêu thích hiện nay. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Kính chúc bạn sẽ nuôi được đàn cá khỏe mạnh, sinh sản tốt.

Lưu ý

– Khi mua cá sặc cẩm thạch về nuôi bạn nên chọn đàn cá có chiều dài từ 10cm trở lên, độ tuổi từ 12 – 20 tháng tuổi.

– Khi thấy bụng cá phình to thì có nghĩa là sắp sinh sản, bạn cần phải có chế độ chăm sóc sao cho phù hợp. Một số biểu hiện bạn có thể quan sát như: đầu vây lưng và vây bụng dài nhọn hơn.

– Môi trường nước thích hợp nhất để cá sinh sản và phát triển đó là từ 26 – 28 độ C. Bạn lưu ý, không nuôi cá trong nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp vì cá có thể bị chết.

– Cá sặc cẩm thạch chịu được ngưỡng oxy thấp nhờ vào cơ quan hấp thụ nên nếu bể cá của bạn nhỏ, nuôi ít thì không cần phải trang bị hệ thống oxy.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá sặc cẩm thạch sinh sản bằng cách thụ tinh ngoài, đẻ trứng trong môi trường nước. Trứng sẽ nhẹ và nổi lên mặt nước, con đực sẽ giữ nhiệm vụ bảo vệ trứng khi nở, thời gian nở là khoảng từ 12 - 36 giờ.
  • Nếu chăm sóc tốt tuổi thọ trung bình của cá là khoảng 4 - 5 năm
  • Con đực có màu đỏ cam kết hợp vây màu xanh lục ở bụng. Trong mùa sinh sản con đực phát triển bộ ngực màu tím sẫm và xòe vây lưng để thu hút bạn tình. Kích cỡ con đực sẽ lớn con con cái. Con cái có nền màu bạc, xám nhạt, trên cơ thể có dải màu vàng đen rõ rệt.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi