Cá sặc sô cô la là loài cá sở hữu vẻ đẹp khá ấn tượng, có chút hoang dã tự nhiên. Loài cá này không chỉ được yêu thích bởi hình dáng bên ngoài mà còn bởi đặc tính hiền lành, dễ nuôi và giá cả khá phải chăng. Để có nhiều thông tin hơn về loài cá này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nuoitrong.com nhé.
Giới thiệu về cá sặc sô cô la
– Tên khoa học: Sphaerichthys osphrome nodes
– Tên tiếng anh: Chocolate Gourami
– Tên gọi khác: Cá sặc gấm, cá sặc lửa
– Nguồn gốc: Cá sặc socola có nguồn gốc từ nhiều của bán đảo Malaysia, Sumatra và Borneo, Indonesia.
Cá sặc socola trong tự nhiên sinh sống chủ yếu trong vùng đầm lầy, cũng chính bởi yếu tố này mà ảnh hưởng khá nhiều đến màu sắc của cá. Toàn bộ phần thân cá bao phủ bởi màu nâu sẫm giống màu socola giúp đàn cá ngụy trang và lẩn trốn kẻ thù.
Đây là loại cá giá rẻ do nuôi sinh sản được tại Việt Nam, giá cá sặc sô cô la tùy loại từ 5000 đến 30.000 đồng/con tùy kích cỡ và nơi bán.
1.1 Đặc điểm hình thái của cá sặc So cô la
Cá sặc sô cô la là loài cá có kích thước nhỏ khoảng 6cm, hình oval, màu sắc độc đáo. Thân của cá gây ấn tượng bởi những màu sắc sặc sỡ ví dụ như hơi đỏ cam, xanh ngọc với những sọc ngang khắp cơ thể. Miệng của cá nhỏ, có xu hướng hướng lên trên như các loài cá sặc khác.
Cá sặc socola có một cơ quan phức tạp trong mang, được gọi là mê lộ, cho phép cá lấy oxy trực tiếp từ không khí, bổ sung cho nguồn oxy hấp thu bằng mang dưới nước. Do đó, đàn cá có thể sống trong môi trường thiếu oxy như vũng nước đọng, thậm chí là sống thiếu nước trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên nếu cá không được tiếp xúc với nước trong thời gian dài cá sẽ bị chết đuối.
Nhìn chung loài cá này không quá khó nuôi, chúng sống khỏe, ít bệnh thật và có tuổi thọ khá cao. Với điều kiện nuôi trong bể thủy sinh cá có tuổi thọ khoảng 5 năm. Còn nếu nuôi ở bể ngoài trời, diện tích rộng thì có thể sống đến 10 năm.
1.2 Tập tính sinh sản của cá sặc sô cô la
Loài cá này cũng sinh sản giống như các loài cá sặc khác. Để sinh sản bạn sẽ bắt cặp riêng cặp trống mái hoặc nuôi tập thể để đàn cá có thể tự bắt cặp với nhau. Bước vào giai đoạn sinh sản, những chú cá sô cô la đực sẽ có màu xám tối hơn, còn con mái sẽ tiếp nhận tăng cường trong việc ve vãn cá mái trở thành một màu nâu sô cô la sâu sắc với ánh sáng thanh dọc xuất hiện vàng.
Những chú cá mái khi ấp trứng sẽ có xu hướng tìm đến khu vực yên tĩnh của bể và ăn ít đi. Những quả trứng được ấp trong miệng cho đến khi nở ra cá bột vẫn được giữ lại trong miệng trong vòng 7 – 20 ngày.
Cá con được tách bố mẹ khi chúng đã đủ lớn. Thức ăn cho cá sặc con thích hợp là ấu trùng Artemia, microworm,…. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải thay nước thường xuyên để duy trì chất lượng nước và tốc độ tăng trưởng của cá con.
1.3 Ý nghĩa của cá sặc sô cô la trong phong thủy
Bể cá trong nhà không chỉ có tác dụng trang trí mà còn là vật phong thủy giúp thu hút tài lộc cho gia chủ. Trong dân gian có câu “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”, chính bởi vậy nhiều gia đình đã lựa chọn nuôi bể cá trong nhà để đem lại may mắn cho gia đình mình.
Cá sặc sô cô la cũng giống như nhiều loài cá khác, khi nuôi sẽ giúp gia chủ cân bằng vượng khí, chiêu tài hút lộc. Đặc biệt còn có tác dụng xua đuổi tà khí, những điều kém may mắn trong cuộc sống. Hơn thế nữa việc có trong nhà một bể cá cảnh cũng sẽ giúp ngôi nhà mát mẻ, giúp tâm trạng của các thành viên gia đình trở nên vui vẻ hơn.
Cách nuôi Cá Sặc Sô Cô La tại nhà
Cá sặc sô cô la được đánh giá là khá dễ nuôi, nhưng để đàn cá sinh trưởng khỏe mạnh và phát triển tốt bạn cần đảm bảo tốt các yếu tố sau:
2.1 Cách chọn cá sặc sô cô la
Mua cá cảnh không chỉ là việc thỏa mãn đam mê có thể lựa chọn thoải mái, thay vào đó bạn cần phải dựa vào những tiêu chí nhất định.
Tiêu chí 1: Chọn địa chỉ bán cá tốt
– Lựa chọn mua cá sặc sô cô la tại địa chỉ bán hàng uy tín bởi tại đây đều có quy trình lựa chọn cá giống khắt khe, không pha tạp cá thải hay kém chất lượng. Mặc dù giá bán có thể cao hơn hơn một số địa chỉ bán hàng trôi nổi nhưng chất lượng đảm bảo. Có được những chú cá sặc giống tốt bạn sẽ không phải lo lắng đến sự sinh trưởng và phát triển sau này.
Tiêu chí 2: Đặc điểm về ngoại hình
– Những chú cá sặc sô cô la khỏe mạnh sẽ có cơ thể nhẵn bóng, các lớp vảy cá đều to đều đẹp từ đầu đến cuối,
– Trên thân của cá không xuất hiện các đốm, xuất huyết hay các loại vết thương gì. Bạn tuyệt đối không được chọn những con cá có phàn da bị tróc vảy, có các vết xước trên thân,…
Tiêu chí 3: Dáng bơi của cá
– Đây cũng là một tiêu chí quan trọng mà bạn cần phải nắm được khi mua cá sặc sô cô la về nuôi. Bạn chọn những con cá bơi khỏe, dáng bơi thẳng, giữ được cơ thể thăng bằng mỗi khi bơi. Có phản xạ tốt khi thấy con người hay các loài cá lạ khác bơi đến gần. Tuyệt đối không chọn những chú cá bơi xiêu vẹo, hở mang hay chỉ bơi là là dưới đáy bể.
2.2 Chọn bể nuôi cá sặc sô cô la
Bể nuôi cá sặc sô cô la bạn có thể là bể kính, bể xi măng,…. Nhưng theo đánh giá để cá khỏe mạnh và lên màu đẹp nhất mọi người nên nuôi cá trong bể thủy sinh, có nhiều vật nổi như bèo để tạo nơi trú ẩn và đẻ trứng cho cá. Bên cạnh đó, bể nuôi cá cũng cần phải có nắp đậy, đảm bảo ánh sáng và không gian bơi lội thoải mái cho cá.
Nhiệt độ nước là yếu tố khá quan trọng trong việc nuôi cá. Đối với loài cá này để cá sinh trưởng tốt nhiệt độ nước thích hợp đó là từ 25 – 30 độ C. Nếu ở miền Bắc vào mùa hè nắng nóng nên đặt bể cá ở khu vực thoáng mát, đừng để nền nhiệt quá cao hấp thụ vào bể cá vì sẽ khiến cá bị sốc nhiệt.
Trung bình 1 – 2 tuần bạn sẽ cần phải thay bể nước 1 lần, vệ sinh sạch bể để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá. Tuy nhiên khi thay nước bạn cũng không nên thay toàn bộ, thay vào đó chỉ thay khoảng ¼ lượng nước trong bể.
Độ pH an toàn cho cá là từ 6 – 8, độ cứng là 5 – 20.
2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Bộ lọc bể cá hiện nay được thiết kế rất thông minh, giúp xử lý các nguồn nước trong bể cá, thiết bị bơm lọc bể cá. Sử dụng bộ lọc bể cá sẽ giúp làm sạch nước trong bể cá hoặc hồ thủy sinh.
Khi bể cá sặc sô cô la của bạn được lắp máy lọc, nước trong bể sẽ được xử lý, các chất thải, tạp chất sẽ được đào thải theo công nghệ và tính năng của máy lọc. Qua đó sẽ giúp làm sạch nước, tăng hàm lượng oxy để điều kiện sống tốt nhất.
Gợi ý một số bể lọc cá cảnh tốt nhất hiện nay
– Máy lọc bể cá Kaokui KK-2680 40W
– Máy lọc nước hồ cá Vipsun VS-705
– Máy lọc bể cá cảnh RS-3320F
– Máy lọc bể cá cảnh RS 188,…
Mỗi một sản phẩm lại có những đặc điểm và chức năng khác nhau, tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn sẽ có những sự lựa chọn sao cho phù hợp.
2.4 Cách thả cá vào bể
Việc thả cá vào bể khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự sống của cá. Do đó bạn cần phải thao tác thật đúng để tạo điều kiện cho cá sặc có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Bước 1: Bạn cho nước đã để qua đêm vào bể
Mục đích của việc làm việc làm này đó là khử hết mọi chất độc hại có trong nước. Lưu ý là hồ nuôi cá không được dùng xà bông hay bột giặt để tẩy rửa.
Bước 2: Giữ mực nước ổn định
Việc thả cá vào bể sẽ tạo nhiều áp lực do đó bạn nên tránh cho đàn cá phải đối mặt với những điều tương tự. Bạn nên duy trì mực nước thấp vừa đủ để cá cử động thoải mái để cá rồng tránh gặp căng thẳng, mất sức khi di chuyển dưới dòng nước.
Bước 3: Không dùng bộ lọc quá mạnh để cá nghỉ ngơi
Bước 4: Cho thêm cây sưởi vào hồ, đặt nhiệt độ từ 28 – 30 độ C.
Bước 5: Không trực tiếp thả cá vào bể
Bạn đặt túi đựng cá vào trong hồ để cho nhiệt độ trong bể và trong túi cân bằng nhau. Để khoảng chừng 20 – 30 phút rồi mới mở miệng túi và thả cá vào hồ. Việc làm này giúp cá làm quen với môi trường mới, tránh bị cú sốc cho cá khi thay đổi môi trường.
2.5 Thức ăn tốt nhất cho cá
Cá sặc sô cô la chủ yếu ăn các loại động vật giáp xác nhỏ, giun nhỏ, ấu trùng, côn trùng hay các loài động vật phù du,… Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cá ăn các loại ấu trùng Atermia, bo bo,… Bạn cũng có thể cho cá ăn thêm các loại thức ăn dạng thô để cá có thể ăn được đa dạng nhiều loại thức ăn.
Tránh cho cá ăn quá nhiều, cho ăn mỗi ngày một lần là đủ. Khi sức khỏe cá đã ổn định sau vài tuần nuôi, tần suất cho cá ăn có thể tăng lên hai lần một ngày. Thức ăn thừa nên lấy ra ngay để tránh làm ô nhiễm nước.
2.6 Cách vệ sinh bể cá sặc sô cô la
Bước 1: Đầu tiên bạn vệ sinh bể cá bằng cách lau sạch mặt bể kính bên trong. Hiện nay có khá nhiều dụng cụ để chà tảo hay cọ bể.
– Đối với những cặn cứng đầu trên kính bạn có thể dùng cao để cạo đi. Nếu hồ cá của bạn là kính acrylic, hãy sử dụng một lưỡi dao cạo bằng nhựa, vì dao cạo khác sẽ làm xước mặt kính.
Bước 2: Làm sạch đồ trang trí trong bể
– Sau khi mặt bên trong bể kính sạch, bạn hãy loại bỏ rong rêu và mảng bám trên đồ trang trí. Lưu ý là không sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa vì ít nhiều sẽ tồn dư hóa chất gây hại cho cá.
Bước 3: Hút cặn bể cá để làm sạch đáy bể
– Tiếp theo bạn sẽ cần vệ sinh đáy bể bằng cách sử dụng hút cặn, đảm bảo hút hết chất thải trên đáy và bề mặt của sỏi một cách kỹ lưỡng.
Bước 4: Vệ sinh mặt kính bên ngoài và thiết bị
– Sau khi làm sạch bên trong bể cá, bạn hãy vệ sinh các thiết bị khác có trong bể như: nắp bể, kính bên ngoài, đèn chiếu sáng,… Nước rửa kính thông thường có chứa amoniac, chất độc đối với cá. Do đó bạn có thể sử dụng giấm hoặc chất tẩy rửa có thành phần an toàn cho cá.
Bước 5: Vệ sinh bộ lọc
– Trung bình 1 – 2 tuần bạn cần phải vệ sinh bộ lọc để mát hoạt động tốt, phòng tránh vi khuẩn gây hại.
Bệnh thường gặp và cách xử lý
Cá sặc sô cô la mặc dù có điều kiện thích nghi với môi trường nhanh nhưng cũng rất dễ mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường nước quá ô nhiễm, nhiệt độ nước quá lạnh hay quá nóng,… Một số bệnh mà cá thường gặp phải như:
3.1 Bệnh ký sinh trùng trên cá
Nguyên nhân là do virus trùng bánh xe, trùng quả dưa và trùng loa kèn gây nên
Biểu hiện là cá xuất hiện các gôm cụm, cá đen,…
Cách xử lý là giảm lượng thức ăn, kết hợp sử dụng OSCILL ALGA Strong liều 1 lít/4000 m3, liên tục 2 ngày. Kết hợp trộn ăn PRORED B12 để tạo máu, tăng sức khỏe.
3.2 Bệnh sán lãi
Đây cũng là căn bệnh gặp khá nhiều ở dòng cá sặc sô cô la
Nguyên nhân gây bệnh là do giun sán ký sinh trong ruột. Biểu hiện là cá ăn yếu, chậm lớn, sức đề kháng kém.
Để điều trị bạn sẽ sử dụng BENDAVI hay DOBEN liều 100 g/100 kg thức ăn, 2 ngày liên tục.
Trên đây là những giới thiệu về loài cá sặc sô cô la. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích để hiểu rõ hơn về loài cá này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công trong việc nuôi đàn cá của gai đình mình.