Cá thần tiên có dữ không, nuôi chung được với loại cá nào?

Cá thần tiên là loài cá nổi tiếng với vẻ đẹp tựa tiên sa làm say đắm số đông tín đồ cá cảnh. Đặc biệt đây còn là loài cá có sức sống mãnh liệt, đa dạng về chủng loại nên càng được săn đón. Vậy cá thần tiên có dữ không và sống chung được với loài cá nào? Dưới đây, nuoitrong.com sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp.

Giới thiệu về cá thần tiên

Cá thần tiên là loài cá cảnh nước ngọt sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đây là loài cá sở hữu màu sắc bắt mắt, được đưa từ Nam Mỹ sang Châu Âu vào khoảng những năm 1820 rồi sau đó được các tín đồ cá cảnh trên thế giới ưa chuộng.

Trong tự nhiên, cá thần tiên sống thành bày đàn nhưng nuôi trong bể cá thì chỉ nên duy trì số lượng khoảng 6 – 7 con. Cá thường bơi theo chiều dọc, có khả năng nhịn đói được khá lâu, tuổi thọ trung bình khoảng 8 – 9 năm, chiều dài khoảng 12 – 15cm.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 1

Bề ngoài của cá thần tiên hơi mập và tròn, dễ nhầm lẫn với cá dĩa. Phần vây lưng trên và dưới của cá mỏng và dài nên dễ dàng di chuyển ở trong nước. Loài cá này có dáng bơi nhẹ nhàng không khác gì dáng đi của tiên nữ. Quan sát trực diện sẽ thấy thân và vây cá gộp lại như hình tam giác rất đẹp mắt.

Cá thần tiên có dữ không?

Khi chọn loài cá này để nuôi trong bể thủy sinh với những loài cá khác thì những người nuôi cá lần đầu sẽ khó tránh khỏi băn khoăn cá thần tiên có dữ không. Nhận định chung của giới đam mê cá cảnh cho biết đây là loài cá hiền lành, tương đối dễ tính nên không cần lo lắng quá về việc cá sẽ ảnh hưởng hay gấn hấn với các loài cá khác trong bể thủy sinh.

Tuy nhiên, sống trong môi trường bể cá với nhiều loài cá khác nhau thì khó tránh khỏi va chạm. Mặc dù không phải là loài cá dữ dằn nhưng việc tìm đúng loại cá phù hợp với cá thần tiên để sống chung cùng một bể là cần thiết để giảm thiểu sự va chạm này. Nếu ghép chung với các loài cá không phù hợp thì vấn đề lo lắng không phải là cá thần tiên có dữ không nữa mà sẽ có nhiều hệ lụy khác.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 2

Có thể nuôi cá thần tiên chung với loài cá nào?

Để bể cá thần tiên tránh được những gây hấn do việc sống chung không phù hợp thì tốt nhất nên chọn các loài cá sau để sống chung với cá thần tiên:

3.1 Cá bảy màu

Đây là loài cá có tính tình hiền dịu, thân hình nhỏ nhắn nên rất thích hợp để nuôi chung với cá thần tiên. Bản thân cá bảy màu không phải là loài trêu chọc loài cá khác sống cùng nên nó sẽ tạo ra cảm giác an toàn cho cá thần tiên, vì thế tránh được xung đột trong bể cá. Đặc biệt, cá bảy màu có bộ đuôi dài và nhiều màu sắc đẹp mắt nên khi kết hợp cùng cá thần tiên sẽ tạo nên vẻ đẹp rất sinh động.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 3

3.2 Cá mã giáp

Loài cá này sống ở vùng nhiệt đới nơi có vùng đất thấp đầm lầy nên giàu tính axit, ưa sống ở tầng giữa và tầng trên nên có thể bổ sung thêm vào bể cá thủy sinh nuôi cá thần tiên cũng rất hợp. Đặc biệt, cá mã giáp dễ nuôi và khỏe mạnh nên lại càng phù hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về cá cảnh.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 4

3.3 Cá neon

Cá neon có nhiều loại khác nhau nhưng đều thích môi trường sống rộng rãi, nhiều oxy, nước sạch. Nếu không đáp ứng được đúng yêu cầu này thì màu sắc của cá thường nhạt, sinh sản kém và dễ chết. Do đó, ngoài vấn đề cá thần tiên có dữ không thì khi chọn cá neon để nuôi cùng thần tiên, nhất định cần chú ý để ổn định chất lượng nước và duy trì môi trường giàu axit cho nước.

Màu sắc của các neon khá đẹp, cá khỏe và dễ nuôi. Tuy nhiên, đây lại là loài cá ăn tạp nên cần đa dạng thức ăn như: trùng chỉ, côn trùng, thức ăn viên, giáp xác,… Khi sống cùng với cá thần tiên thì chúng khá hòa thuận với nhau.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 5

3.4 Cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn thường sống thành đàn, khỏe và hay kiếm ăn trên mặt nước. Do tính tình hiền lành nên cá cũng dễ sống chung với cá thần tiên. Cá ngựa vằn có nhiều màu sắc khác nhau nên muốn phân biệt cá đực hay cá cái cần dựa vào vây của chúng. So với cá mái thì cá đực có người thon nhỏ hơn, vây bụng và vây lưng tương đối dài.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 6

3.5 Cá kiếm

Đuôi dưới của cá kiếm khá đặc biệt vì nó nhọn và rất dài. Kiếm của các có thể màu đỏ, xanh lục, vàng hoặc da cam nhưng phần mép luôn có rạch đen. Phần vây lưng của cá có màu vàng và điểm thêm chấm đỏ. So với cá đực thì cá cái có màu tối hơn.

Đây cũng là loài cá khá tương thích với cá thần tiên về hình dáng và độ diu dàng trong tính cách nên việc sống chung sẽ diễn ra khá dễ dàng.

Tiêu đề ảnh cá thần tiên có dữ không ảnh 7

Trên đây là lời giải đáp của nuoitrong.com về thắc mắc cá thần tiên có dữ không, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định nuôi loài cá này và có được sự lựa chọn phù hợp để có một bể cá thật ưng ý.

Lưu ý

Để nuôi cá thần tiên phát triển khỏe mạnh, lên màu đẹp bạn cần chú ý:

– Quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá.

– Khi cho cá ăn hãy chú ý đếm số lượng cá. Nếu con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ thì lập tức theo dõi chặt chẽ hơn. Quan sát phân của cá khi nuôi trong bể.

– Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của cá. Chỉ cần chú ý hơn, bạn có thể dễ dàng chữa bệnh sớm và tránh được các bệnh thường gặp ở cá thần tiên như bệnh Exophthalmia, bệnh đốm trắng, bệnh tuyệt thực,…

– Cá thần tiên vẫn có thể bị một số loài cá nhỏ tấn công, điển hình cá Tứ vân (tiger bards) và những loài cá thuộc họ tetras. Những loài cá nhỏ này có thói quen rỉa vây cá lớn và cá Thần tiên dễ dàng trở thành nạn nhân của chúng bởi tốc độ bơi chậm và vây dài.

– Trong quá trình nuôi cá nếu bật máy lọc trong 24 giờ thì không cần dùng nhiều ôxy nhưng một số trường hợp đặc biệt cần dùng máy sủi oxy để cung cấp oxy kịp thời.

 

Câu hỏi thường gặp

  • Đây là dòng cá ăn tạp, thức ăn yêu thích của chúng là đô tươi sống như: tôm, tép, trùn chỉ… Tuy nhiên để cung cấp đủ dưỡng chất, bạn nên cho chúng ăn thêm thức ăn dạng viên như INVE hoặc B2 nhé
  • Không nên nuôi cá Thần Tiên với cá Nóc cảnh. Vì cá Nóc có thể rỉa hết đuôi của cá Thần Tiên khiến chúng mất đi vẻ thẩm mỹ. Ngoài ra cũng không nên nuôi cá Thần tiên với những loài cá có kích thước nhỏ. Bởi vì chúng có thể là thức ăn cho loài cá này. Những loài cá nên nuôi chung với cá Thần tiên là cá mún, cá Hồng Kim…
  • Cá thần tiên có thể sinh sản sau 1 năm và thường chọn thời điểm mùa mưa. Nếu thấy cá cái có dấu hiệu bụng to, bộ phận sinh dục lồi lên và thấy chúng đuổi nhau trong bể cá thì nên tách ra bể riêng để chúng có môi trường sinh sản thuận lợi

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi