Cá thiên đường được biết đến là loài cá thủy sinh khá lâu đời, được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Nếu bạn đang quan tâm đến loài cá này, để biết rõ hơn đặc điểm và cách nuôi cá thiên đường thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nuoitrong.com. Chắc chắn bạn sẽ có thêm rất nhiều thông tin hay và hữu ích.
Giới thiệu về cá thiên đường
Hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về loài cá thiên đường này nhé.
1.1 Nguồn gốc của cá thiên đường
Cá thiên đường còn có một số tên gọi khác như cá lia thia đồng, cá đuôi cờ. Tên khoa học của cá là Macropodus opercularis. Đây là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá vược, họ cá tai tượng.
Hiện nay cá đuôi cờ phân bố chủ yếu ở các nước như Campuchia, Lào, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan,… và cũng được nuôi khá
1.2 Đặc điểm của cá thiên đường
Cá thiên đường có thân dẹt, mắt tròn nhỏ, đầu và lưng có nhiều chấm đen. Vây lưng và vây bụng của cá kéo dài từ sau đến đuôi. Điểm ấn tượng là chúng có một chấm xanh viền đỏ trên nắp mang. Ở khu vực dưới bụng của cá có hai tia vây, vảy có nhiều màu sắc rực rỡ. Theo quan sát thì những chú cá thiên đường cái sẽ có kích thước nhỏ và có màu nhạt hơn so với cá con cá đực.
Cá thiên đường được đánh giá là hiền lành, chúng có thể sống quần thể với nhiều loài cá khác. Trong mùa giao phối cá tương đối hung hăng khi tranh giành bạn tình với những con cá đồng loại.
Cũng giống như nhiều loài cá khác, cá thiên đường đồng sinh sản bằng cách đẻ trứng. Trứng của cá sẽ bám vào tổ bọt và nở trong vòng từ 48 – 96 giờ. Trong thời điểm này cá đực sẽ thực hiện công việc chăm sóc trứng và cá con. Khi nuôi cá thiên đường sinh sản tại nhà bạn cần phải cố gắng cung cấp cho cá chế độ dinh dưỡng hợp lý nếu không chúng sẽ bị suy kiệt về sức khỏe.
Phân loại cá thiên đường
Hiện nay cá thiên đường được chia thành 03 nhóm chính gồm:
– Cá thiên đường mang xanh
– Cá thiên đường mang đỏ
– Cá thiên đường ấp miệng
Mỗi loài cá thiên đường sẽ phân bố ở các khu vực khác nhau, đặc tính và ngoại hình của cá cũng có những nét riêng biệt. Tùy theo sở thích mà mọi người có thể có những sự lựa chọn sao cho phù hợp.
Cách nuôi cá thiên đường chuẩn nhất
Dụng cụ chuẩn bị trướcMặc dù việc nuôi cá thiên đường không quá phức tạp nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố về môi trường sống, chế độ dinh dưỡng thì cá mới khỏe mạnh, phát triển tốt.
3.1 Cách lựa chọn cá thiên đường giống
Cá thiên đường hiện nay được bán khá nhiều, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng cung cấp cá giống đạt chất lượng. Dưới đây Nuoitrong.có sẽ hướng dẫn đến bạn cách chọn những chú cá thiên đường khỏe mạnh nhất để nuôi tại nhà:
– Bạn chọn những con cá có vây căng, bao gồm cả vây lưng, vây bơi, vây đuôi. Không nên chọn những con cá có vây cup vì có thể nó đang bị stress hoặc mắc các bệnh về cá.
– Quan sát kỹ trên thân của cá xem có những vết đốm hay chấm màu trắng hay đỏ nào không. Nếu thấy có xuất hiện thì chứng tỏ là cá đang bị nấm hay mắc các bệnh về da.
– Màu sắc trên thân cá cần phải tươi sáng, không được nhợt nhạt.
– Theo dõi quá trình bơi của cá xem có nhanh nhẹn hay không, khả năng phản xạ khi có người hay các loài cá khác lại gần thế nào. Trường hợp cá bơi kém, chỉ loanh quanh ở đáy hồ thì chứng tỏ chú cá thiên đường đó đang không khỏe mạnh.
– Khi mua cá về nên thả bịch cá vào hồ từ 30 phút đến 1 tiếng để cá quen với nhiệt độ nước. Nếu bạn có thời gian hơn thì sát khuẩn cá trước bằng thuốc xanh metilen hoặc để cá tiêng tầm 1 tuần để theo dõi.
– Mua cá tại các cửa hàng uy tín có nguồn gốc rõ ràng. Không ham mua cá giống rẻ vì cá rẻ là thường là cá loại.
3.2 Bể nuôi cá thiên đường
Trong tự nhiên cá thiên đường thường sống ở trong vùng nước trũng, vùng bụi hoang ven bờ. Đôi khi chúng cũng sống ở những vũng nước tù, gần sông hoặc suối. Vì thế để đàn cá của bạn được khỏe mạnh bạn nên bố trí không gian sinh sống cho cá gần với tự nhiên nhất. Bên trong bể cá bạn bố trí thêm nhiều loại cây thủy sinh, cây tiểu cảnh. Nếu có thêm các loài thực vật nổi như bèo, sen, súng thì càng tốt. Ở phía dưới đáy hồ sẽ đặt thêm các khúc cây, đá, sỏi và một lớp cát mịn để không làm cho cá bị trầy xước mỗi khi va chạm phải.
Kích thước bể nuôi cá thiên đường không cần phải quá lớn, tùy theo số lượng cá mà bạn nuôi sẽ có sự bố trí sao cho phù hợp.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá là từ 16 – 27 độ C, độ pH thích hợp là từ 5.8 – 8.0, độ cứng nước là 5 – 30.
Đối với cá thiên đường, khi thay nước bạn không nên thay hoàn toàn vì cá có thể bị sốc, một số con có sức đề kháng kém có thể bị chết. Trường hợp bạn muốn thay nước hoàn toàn thì phải đem đi phơi nắng nước hoàn toàn để loại bỏ hết clo trong nước. Sau đó, hãy hứng một lượng nước trong hồ cũ (khoảng 1/3 l) và vớt cá sang cùng với lượng nước cũ đó.
3.3 Lựa chọn bộ lọc cho bể cá thiên đường
Cũng giống như nhiều loại cá khác, trang bị bộ lọc cho cá thiên đường khá quan trọng. Máy sẽ giúp xử lý sạch hết các loại chất thải, chất độc giúp hồ cá trong sạch và giàu oxy, giúp đàn cá luôn khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn bộ lọc nào thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
– Đối với bể 20 – 35 lít bạn nên sử dụng lọc thác. Máy lọc này gọn nhẹ, dễ sử dụng và có giá thành khá rẻ. Máy lọc thác vừa có khả năng lọc máng vừa hút được đáy rất tốt.
– Đối với bể từ 35 – 50 lít thì bạn nên sử dụng máy lọc thác treo loại to, có ngăn chứa vật liệu lọc lớn. Máy lọc out tạo luồng nước tuần hoàn giúp quá trình lọc đạt hiệu quả tốt nhất.
– Đối với bể có thể tích từ 50 – 90 lít, bạn nên sử dụng máy lọc thùng. Máy thiết kế với kích thước vừa phải, đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Đối với hồ tiểu cảnh, bể có kích thước 80cm thì bạn nên sử dụng lọc vách hoặc lọc tràn.
3.4 Các bước thả cá thiên đường vào bể
Bước thả cá vào bể vô cùng quan trọng. Nếu như bạn không biết cách làm có thể khiến cho cá bị thay đổi môi trường đột ngột và bị chết.
Kỹ thuật thả cá vào bể thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn từ từ cho cả túi nilon đựng cá vào bể trong khoảng 5 phút. Mục đích của việc làm này để nhiệt độ trong và ngoài túi đựng cá cân bằng nhau.
Bước 2: Bạn từ từ dùng cốc nhỏ múc từng cốc nước ngoài bể vào một. Cách khoảng 30s bạn lại cho thêm cốc nữa. Thực hiện bước làm này khoảng 4 – 5 lần. Như thế sẽ giúp cho cá cảm nhận được nguồn nước mới, tránh cho cá bị sốc.
Bước 3: Bạn nghiêng túi để cá bơi từ túi đựng ra bể
Lưu ý là trong quá trình thả cá bạn không được đặt tay trực tiếp vào thân cá, hoặc dùng tay múc cá và thả vào. Bởi thân nhiệt của chúng ta cao hơn so với cá, việc làm này cũng có thể khiến cho cá bị sốc nhiệt.
3.5 Thức ăn cho cá thiên đường
Cá thiên đường là loài ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên món khoái khẩu nhất của cá đó là giáp xác, côn trùng, trùng chỉ hay các động vật thủy sinh nhỏ.
Trong thường hợp bạn không có thời gian có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dạng viên đóng sẵn.
Nhìn chung để cá không bị nhàm chán bạn nên thay đổi thực đơn hằng ngày, phong phú cả thức ăn tươi sống và tổng hợp. Nếu bạn lười chỉ cho cá ăn các loại thức ăn dạng viên, lâu ngày cá sẽ bị chán ăn.
Trong quá trình cho ăn bạn cần phải chú ý đến liều lượng. Không cho ăn quá nhiều bởi dạ dày của cá khá nhỏ. Đối với đàn cá trưởng thành mỗi ngày bạn chỉ cần cho ăn từ 1 – 2 bữa.
3.6 Cách vệ sinh bể cho cá thiên đường
Để quá trình vệ sinh bể cá được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian bạn cần phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn tắt hết các nguồn điện như máy lọc, đèn chiếu sáng để bắt đầu công việc vệ sinh bể cá.
Bước 2: Chuẩn bị một số dụng cụ như chậu nhỏ để cá vào, cốc nhựa hoặc vợt để vớt cá, bàn chải cọ rửa,….
Bước 3: Sau đó bạn múc ra khỏi bể khoảng 50% mực nước. Cần chừa lại một ít nước để cá không bị sốc môi trường.
Bước 4: Bạn vớt cá thiên đường ra khỏi bể, sau đó cho thau hoặc chậu nhỏ chứa nước mà bạn đã chuẩn bị trừ trước.
Bước 5: Bạn rửa sạch bể cá, có thể sử dụng bàn chải mềm chà sạch các thành mặt kính của bể. Sau đó, dùng khăn lau thật khô bể cá. Tiếp đó bạn sẽ cho sỏi, cây thủy sinh hay các vật trang trí vào bể. Rồi đổ nước mới đã chuẩn bị vào. Sau lúc này bạn cũng chưa thả cá về ngay mà đợi khoảng 30 phút để nhiệt độ nước đạt được nhiệt độ phòng.
3.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá thiên đường
Đối với những người nuôi và chơi cá thiên đường cần phải nắm vững phương pháp phòng và trị bệnh cho cá
3.7.1. Bệnh đốm trắng
Nguyên nhân gây bệnh này ở cá thiên đường là do ký sinh trùng trú ngụ bên dưới lớp da. Chúng sẽ tạo nên những đốm trắng như hạt muối bao phủ toàn thân cá. Dấu hiệu măc bệnh là cá sẽ bơi giật cục, cố quẹt mình vào vật thể trong hồ.
Để điều trị bệnh này bạn sẽ cho cá tắm nước muối. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc chuyên chữa trị bệnh đốm trắng được bán tại các cửa hàng bán thuốc.
3.7.2. Bệnh thối vây
Bệnh này xảy ra khi cá bị căng thẳng, suy giảm khả năng miễn dịch đối với các loại vi khuẩn. Dấu hiệu là viền vây cá bị mất màu, nếu bệnh lan tới tia vây và phần thịt sẽ trở nên nghiêm trọng và bị chết.
Cách điều trị đó là bạn sử dụng các loại thuốc như Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh.
3.7.3. Bệnh xù mang
Triệu chứng của bệnh xù mang đó là mang cá bị xù lên, nếu nặng có thể bị sưng mủ, chỉ cần kều ra là sẽ bị bật máu. Bệnh này thường diễn biến khá chậm, lâu ngày cá ăn uống sẽ ít đi, cá lờ đờ, nổi trên mặt nước, sau cùng sẽ bị chết.
Cách điều trị đó là bạn sẽ nhỏ thuốc hiệu RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước. Quá trình điều trị cần phải diễn ra liên tục từ 2 – 3 tuần.
Cá thiên đường giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín
Cá thiên đường hiện nay rất được ưa chuộng. Giá trên thị trường hiện nay là khoảng từ 10.000 – 20.000VNĐ/con. Vì là loài cá phổ biến nên bạn có thể mua tại bất cứ cửa hàng kinh doanh cá cảnh nào. Lưu ý là chỉ mua tại địa chỉ uy tín, có kiểm định về chất lượng, không ham mua cá giá rẻ vì đó sẽ là cá loại, cá thải.
Trên đây Nuoitrong.com đã chia sẻ chi tiết và cụ thể đến bạn cách nuôi cá thiên đường. Chỉ cần áp dụng theo đúng những chia sẻ này là đảm bảo thành công, đàn cá của bạn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay khác mời bạn thường xuyên theo dõi.