Cá thiên thanh sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng, huyền ảo được nhiều người chơi cá cảnh yêu thích. Không chỉ thế, thiên thanh còn có tuổi thọ cao, bản tính hiền lành nên có thể nuôi chung cùng nhiều loài cá cảnh khác. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách nuôi cá thiên thanh đúng kỹ thuật để cá luôn khỏe mạnh, sống lâu, lên màu đẹp.
Giới thiệu về Cá Thiên Thanh
Cá thiên thanh chắc chắn sẽ là lựa chọn sáng suốt cho những dân chơi đam mê cá cảnh, bởi cá có màu sắc cuốn hút và kích thước vô cùng phù hợp với môi trường bể thủy sinh.
– Tên tiếng Việt: Cá thiên thanh, cá cầu vồng xanh, cá rainbow xanh
– Tên tiếng Anh: Dwarf rainbowfish; Neon rainbowfish
– Tên khoa học: Melanotaenia praecox (Weber & de Beaufort, 1922)
– Họ: Melanotaeniidae (họ cá cầu vồng)
– Bộ: Atheriniformes (bộ cá suốt)
Nguồn gốc: Cá nhập nội (trong nước) vào năm 2000, hiện đã phân bố ở khắp các tỉnh Việt Nam, nhiều nhất là ở khu vực Đồng Nai.
Cá thiên thanh có hình dạng như hình thoi, khi trưởng thành cá có thể đạt kích thước tối đa từ 6cm đến 8cm. Màu sắc của cá rất ấn tượng và đẹp mắt. Nổi bật trên lớp vảy trắng là các vây màu đỏ tươi rực rỡ. Con đực sẽ có vây màu đỏ đậm, con cái màu sẽ nhạt hơn hoặc có thể chuyển sang màu vàng.
Cá thiên thanh có một đặc điểm khá đặc biệt đó là miệng cá rất hẹp, mũi hếch lên trên. Tuy vậy nhưng cá lại rất háu ăn, chúng có khả năng ăn ngấu nghiến mọi loại thức ăn có trên bề mặt phẳng. Vì miệng cá nghiêng và hẹp nên nếu bạn để thức ăn trong chất nền nào đó thì cá lại không thể ăn được.
Cá thiên thanh có khả năng sinh sản nhanh, tính cách hiền lành, thân thiện, thích sống thành từng đàn. Bạn nên nuôi chung thiên thanh với cá neon, ông tiên, cá đĩa, cá sặc… Để màu sắc của cá thiên thanh trở nên nổi bật và đẹp hơn thì hãy nuôi ít nhất 6 con trở lên trong cùng 1 bể.
Ý nghĩa phong thủy của cá thiên thanh
Sở hữu một bể cá thiên thanh không chỉ giúp cho căn nhà bạn thêm trong lành, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên mà còn mang đến nhiều tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Để nhận được điều này thì gia chủ cần lưu ý đặt bể cá đúng hướng, hợp phong thủy. Nếu không, bể cá cảnh sẽ gây tác dụng ngược lại, làm tăng trường khí hung, mang lại điềm xấu cho gia đình.
Với cá thiên thanh bạn nên nuôi theo số lượng con lẻ, ví dụ 3 con, 5 con, 9 con… Bể cá cần đặt ở hướng Đông của ngôi nhà. Trong quá trình nuôi nếu cá chết bạn cần bỏ ra thay ngay, chết bao nhiêu con thì thay vào bấy nhiêu con để tránh mất lộc. Nếu không may cá chết hết thì bạn không nên tiếp tục nuôi nữa vì có thể nhà bạn không hợp với việc nuôi cá cảnh.
Cách nuôi Cá Thiên Thanh đúng kỹ thuật
Cá thiên thanh có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao nên được nhiều dân cư thủy sinh yêu thích. Nếu bạn đảm bảo chăm sóc cá đúng kỹ thuật thì cá có thể sống được từ 10 đến 12 năm. Trong quá trình nuôi bạn cần đặc biệt quan tâm tới những tiêu chí dưới đây:
3.1 Chọn cá thiên thanh
– Để có thể mua được những chú cá giống đạt chất lượng thì bạn bắt buộc phải kiểm tra thật kỹ xem cá có khỏe không. Những dấu hiệu chứng tỏ cá bệnh là: trên thân cá có nhiều đốm trắng, đốm đỏ, mang cá bị hở đỏ, mắt cá lồi, vảy xù, bơi lội kém linh hoạt, ăn kém….
– Bạn cũng cần quan tâm đến ngoại hình của cá xem chúng có bị dị tật gì không, cơ thể có trầy xước hay vảy có tróc ra không. Nếu có những dấu hiệu trên thì cần loại bỏ con cá đó ngay.
– Dáng bơi của cá thiên thanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá cá khỏe hay bệnh. Hãy chọn những chú cá bơi tốt, giữ cơ thể thăng bằng khi bơi, dáng bơi thẳng nhanh nhẹn. Không nên mua những con giống bị méo miệng, bơi xiêu vẹo, chỉ bơi được là là trên mặt nước.
– Mua cá tại các cửa hàng thủy sinh uy tín, có cam kết về nguồn gốc của cá và chế độ bảo hành hậu mãi tốt. Tránh tới những cơ sở hoạt động chui kém chất lượng, mua online không có bảo hành vì bạn sẽ dễ gặp rủi ro mua phải cá chất lượng kém.
3.2 Chọn bể nuôi cá
Cá thiên thanh sống theo đàn nên bạn cần chuẩn bị một chiếc bể rộng, kích thước bể từ 60cm đến 120cm để cá thoải mái bơi lội. Nên để một số đồ trang trí trong bể như đá sỏi, gỗ lũa, những cây thuỷ sinh có tầm thấp giúp cá có nơi trú ngụ và nghỉ ngơi.
Bể cá cần đặt ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhẹ, tránh những khu vực bị mặt trời chiếu trực tiếp. Nhiệt độ của nước ở khoảng 23 đến 25 độ C, độ pH trong khoảng từ 7.0 đến 8.0. Bạn cần lưu ý điều chỉnh độ pH phù hợp để tránh nguy hiểm cho cá trong quá trình sinh sống.
3.3 Bộ lọc bể cá thiên thanh
Bộ lọc là thiết bị không thể thiếu khi bạn nuôi cá thủy sinh. Sản phẩm này không chỉ giúp đảm bảo nguồn nước tinh khiết, sạch sẽ cho cá mà còn giữ cho nước lâu bị đục, cung cấp môi trường sống đủ oxy, an toàn cho cá.
Như đã hướng dẫn ở trên, cá thiên thanh cần bể kích thước lớn từ 60 đến 20cm, thế nên bộ lọc phù hợp nhất bạn nên sử dụng sẽ là lọc thác to hoặc lọc thùng. Bộ lọc này có thiết kế đẹp, giá thành vừa phải vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho bể cá mà hiệu quả lọc lại rất tốt.
3.4 Cách thả cá thiên thanh vào bể
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cá cảnh bị chết ngay khi vừa về nhà mới là do người nuôi thả cá sai cách. Chính vì thế, khâu thả cá vô cùng quan trọng, bạn cần thực hiện đúng theo các bước sau:
– Bước 1: Cần giảm ánh sáng đèn trước khi thả cá
Việc bạn để đèn quá sáng sẽ khiến cá thiên thanh bị căng thẳng, giảm chú ý, stree và khó thích nghi với môi trường mới. Chính vì thế cần tắt bớt đèn phòng và giảm ánh sáng đèn trong bể tới mức thấp nhất khi mang cá về nhà.
– Bước 2: Cho cá thời gian làm quen với môi trường mới
Khi mua cá về bạn không nên thả cá ngay xuống bể mà cần có khoảng thời gian để cá làm quen với nhiệt độ nước, môi trường sống mới. Túi cá bạn mua cần để nguyên, buộc chặt đầu lại rồi thả trôi trên mặt bể 15 phút. Sau đó mở túi ra múc 1 ca nước từ bể đổ vào túi rồi tiếp tục thả trôi thêm 20 phút. Mục đích để cá thích nghi hoàn toàn với nguồn nước trong bể.
– Bước 3: Tiến hành thả cá thiên thanh vào trong bể
Cuối cùng bạn sẽ sử dụng vợt mềm để nhẹ nhàng đư cá vào bể nước. Sau khi thả hãy cho cá ăn và quan sát theo dõi cá thật kỹ để nắm được tình hình của cá. Nếu có biểu hiện bất thường cần tìm hướng khắc phục ngay.
3.5 Cách vệ sinh bể cá thiên thanh
Việc vệ sinh bể cá đều đặn sẽ giúp đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá. Thông thường bạn sẽ cần vệ sinh bể nuôi cá thiên thanh 2 tuần/ lần hoặc mỗi khi thấy nước trong bể đục, đáy bể đọng nhiều thức ăn thừa, tạp chất.
Để quá trình vệ sinh bể cá diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian thì chủ nhân hãy thực hiện lau rửa theo các bước dưới đây:
Bước 1: Cần tắt hết các nguồn điện liên quan đến bể cá như máy lọc bể, đèn chiếu sáng, sục oxy… để bắt đầu công việc vệ sinh bể.
Bước 2: Nên chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như chậu nhỏ để cá tạm thời, ca nhựa, bàn chải cọ rửa, nước lau chùi chuyên dụng. Lưu ý không dùng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh….
Bước 3: Dùng ống hút để hút bớt nước trong bể ra, giữ lại 50% nước cũ để cá không bị sốc bởi môi trường nước mới. Cá thiên thanh khá nhạy cảm với sự biến động của môi trường, vì thế bạn cần lưu ý điều này.
Bước 4: Đưa cá thiên thanh ra khỏi bể và thả tạm vào chiếc chậu nhỏ có chứa nước cũ được múc từ bể ra. Có thể dùng một chiếc nắp đậy lên trên mặt chậu để tránh cho cá nhảy ra.
Bước 5: Tiến hành rửa sạch xung quanh thành bể, các đồ trang trí, đá sỏi và bộ lọc bể. Nếu dưới đáy bể có nhiều đồ ăn thừa thì cần hút sạch sẽ ra. Xong xuôi thì bạn bơm nước mới vào, bật các thiết bị lên rồi thả cá vào bể.
3.6 Thức ăn cho cá thiên thanh
Việc chọn thức ăn cho cá thiên thanh không được chủ quan qua loa. Cá chỉ khỏe mạnh, phát triển tốt, lên màu đẹp khi chúng được ăn đủ chất, khoa học. Loài cá này ăn tạp nên chúng ăn được tất cả thức ăn từ đồ ăn tươi, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn khô… miễn là sạch sẽ. Một số món ăn cá thiên thanh thích nhất như ấu trùng muỗi, ấu trùng đỏ, ấu trùng ruồi giấm, bobo, trùn các loại, kiến artemia,…
Một ngày bạn nên cho cá ăn 2 bữa, liều lượng thức ăn vừa đủ để không làm cá no quá. Cá thiên thanh có chiếc miệng hẹp, cổ họng nhỏ nên khi cho cá ăn bạn cũng cần lưu ý nghiền nhỏ thức ăn để cá dễ ăn và không bị nghẹn hay hóc khi nuốt.
Bệnh thường gặp và cách xử lý
Cá thiên thanh là giống cá sống khỏe mạnh nhưng trong môi trường sống vẫn có nhiều tác động khiến cá có thể mắc bệnh. Một số căn bệnh thường gặp ở loài cá này đó là:
4.1 Bệnh xù mang cá
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do môi trường nước trong bể cá bẩn, nguồn thức ăn cho cá không đảm bảo làm hệ đề kháng của cá kém đi, bị vi khuẩn Mycobacteriosi tấn công.
Triệu chứng của bệnh xù mang là cá sẽ bị xù mang lên, xung quanh vùng mang bị mưng mủ, bật máu. Các biểu hiện của bệnh diễn biến chậm, cá ăn ít, lờ đờ, hay nổi lên trên mặt nước. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ chết.
Để điều trị bạn sẽ sử dụng thuốc đặc trị RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước cho cá tắm. Quá trình điều trị cần phải diễn ra liên tục từ 2 – 3 tuần bệnh mới thuyên giảm.
4.2 Bệnh thối vây ở cá
Đây là căn bệnh khá phổ biến, nếu bạn không chăm sóc cá đúng cách thì 100% cá sẽ bị bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh thối vây đuôi là do chất lượng nguồn nước kém, nước bị ô nhiễm khiến các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể cá tấn công.
Biểu hiện của cá bị thối vây đuôi là cá chán ăn, mắt lờ đờ, tương tác kém, trên cơ thể xuất hiện nhiều vêt tróc, đuôi và vây bị rách, thối rữa… Nếu để lâu cá sẽ chết và làm lây lan bệnh cho toàn bể.
Để phòng tránh căn bệnh này bạn cần phải đảm bảo nguồn nước sạch cho cá, thường xuyên vệ sinh bể đúng kỹ thuật. Trường hợp cá bị bệnh rồi thì sử dụng thuốc Acriflavine và Phenoxethol để cho cá ngâm và uống. Sau 2-3 tuần điều trị cá sẽ khỏi bệnh.
Kết Luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Nuoitrong.com về cách nuôi và chăm sóc cá thiên thanh. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức hay và bổ ích về loài cá cảnh này để có kinh nghiệm nuôi được những bể cá khỏe mạnh, xinh đẹp, hoàn hảo nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!