Cá thủy tinh | Đặc điểm và cách nuôi cá khỏe mạnh

Cá thủy tinh là loài cá sở hữu thân hình trong suốt, mỏng manh và có hơi yếu đuối. Đó cũng là điều lý giải vì sao cái tên cá thủy tinh lại được đặt cho loài cá này. Trong quá trình nuôi cá thủy tinh tại nhà bạn cần phải đảm bảo được các tiêu chí như chọn giống cá tốt, kích thước bể nuôi, chế độ dinh dưỡng,… có như thế cá mới sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết và cụ thể nhất về loài cá này, mời bạn đọc tham khảo.

Giới thiệu về cá thủy tinh

Cá thủy tinh (tên khoa học là Kryptopterus vitreolus) còn có một số tên gọi khác như cá kính, cá trê kính. Loài cá này xuất hiện lần đầu ở một số nước Đông Nam Á,  sinh sống chủ yếu ở vùng nước đục, chảy chậm, nước lặng,… Trong những năm gần đây loài cá này được nuôi để làm cảnh khá nhiều.

1.1 Đặc điểm ngoại hình

Cá thủy tinh có cơ thể trong suốt, có thể nhìn thấy hết các bộ phận ở bên trong cơ thể kể cả các cơ quan nội tạng. Loài cá này có kích thước nhỏ bé, chúng sống ở tầng nước giữa nên khá nguy hiểm, dễ bị các loài cá khác tấn công.

Đầu của cá hơi nhọn, hai bên miệng có hai chiếc râu, râu cá thường duỗi về phía trước và chuyển động. Tác dụng của râu cá chủ yếu là tìm thức ăn, thăm dò chướng ngại vật cũng như kẻ thù có khả năng tấn công.

Phần ngực, bụng của cá hơi ngắn, cả ba phần đầu – ngực – bụng của cá chỉ chiếm ¼ độ dài cơ thể.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 1

1.2 Tập tính của cá thủy tinh

Cá thủy tinh bơi khá nhanh, mỗi khi dừng bơi cá thường ở trạng thái bất động. Thường cơ thể của cá sẽ dựng một góc khoảng 40 độ. Đôi khi ở một góc độ phù hợp nào đó, cá sẽ phát ra ánh sáng có hình cầu vồng như được phản chiếu qua lăng kính quang học.

Nhìn chung cá thủy tinh cá dễ nuôi, cá có thể nuôi ở trong bể hoặc chậu thủy tinh nuôi cá. Chúng thường thích sống theo đàn, nếu bạn nuôi cá một mình sẽ cảm thấy cô độc, dễ chết. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn nuôi cá ở mật độ quá dày, trung bình 1 lít nước/con. Cá khá ôn hòa, có thể nuôi chung với rất nhiều các giống cá khác nhau.

Cách nuôi cá thủy tinh khỏe đẹp

Để có được những đàn cá thủy tinh khỏe mạnh bạn cần nắm được kỹ thuật chăm sóc và nuôi tại nhà như sau:

2.1 Cách lựa chọn cá

– Để có được đàn cá thủy sinh khỏe mạnh, ít bị bệnh bạn nên chọn địa chỉ bán cá giống uy tín, có cam kết về nguồn gốc. Tránh không nên mua tại các cửa hàng không có bảo hành, rủi ro khi mua phải cá lai tạp là rất cao.

– Đối với mỗi chú cá bạn sẽ quan sát kỹ xem cá có bị dị tật ở đâu không. Ví dụ như mắt, miệng, đuôi có bị xây xước không.

– Theo dõi hoạt động bơi của chú cá nhanh nhẹn, bơi theo đàn thế nào, phản ứng nhanh với tiếng động. Không có dấu hiệu khác nhau về màu sắc, ghi có nấm bệnh.

– Khi mua cá về bạn sẽ cách ly cá ở trong môi trường nước riêng trong một tuần. Sau thời gian đó nếu cá phát triển bình thường bạn có thể thả vào bể cá chung.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 2

2.2 Chọn bể cá

Bể nuôi cá thủy tinh nên là bể có chứa nhiều cây thủy sinh với lượng ánh sáng vừa hoặc yếu. Như thế sẽ giúp cá có nơi đẻ trứng và trú ẩn an toàn. Vì loài cá thủy tinh có tập tính sống theo đàn vì thế bạn nên nuôi cá với số lượng từ 10 con trở lên, nếu nuôi quá ít cá sẽ bị cô đơn.

Đối với đàn cá thủy tinh khoảng 10 con bạn sẽ chuẩn bị hồ nuôi có dung tích khoảng 200 lít, chiều dài bể là khoảng 100cm. 

Cá thủy sinh sống tốt ở nhiệt độ nước từ 24 – 28 độ C. Độ cứng của nước đạt từ 5 đến 15 dH, độ pH đạt từ 6 – 7.5. Cá thủy tinh thường bơi ở tầng giữa và đáy, vẻ bề ngoài trong suốt nên nhiều khi kẻ thù nhìn sẽ bị rối mắt, khó nhận diện từng con riêng lẻ để có thể tấn công.

Để hồ bơi có không gian gần giống tự nhiên nhất bạn chuẩn bị thêm trong hồ một chút cây thủy sinh, gỗ lũa, hốc đá,… Thiết kế này tạo điều kiện cho cá thủy tinh có không gian ẩn nấp bởi sở thích của chúng là những nơi ít và không có ánh sáng.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 3

2.3 Lựa chọn bộ lọc cho bể cá

Bộ lọc cho bể cá còn có một số tên gọi khác như bộ lọc bể cá, bộ lọc nước bể cá, mát bơm lọc nước,… Đây là thiết bị có chức năng lọc, làm sạch trong bể cá hay bể thủy tinh nhờ vào lớp lọc được trang bị trong bể lọc. Máy lọc sẽ giúp xử lý sạch các chất thải, chất độ, khí độc trôi lơ lửng ở trong nước làm cho hồ cá được sạch, giàu oxy. Qua đó các sinh vật sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Cũng giống như nhiều loài cá khác, đối với thủy tinh nếu nuôi ở trong bể cá lớn việc bố trí thêm bộ lọc là rất quan trọng, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ để cá sinh sôi và phát triển.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều bộ lọc cho bể cá, tùy theo sở thích và nhu cầu mà mọi người sẽ có sự lựa chọn sao cho thích hợp.

Ví dụ bể từ 20 – 30 lít thì có thể chọn lọc thác, 30 – 50 lít thì chọn lọc thác loại to, bể từ 50 – 90 lít thì bạn nên sử dụng máy lọc thùng,…

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 4

2.4 Cách bước thả thủy tinh cá vào bể

Kỹ thuật thả cá vào bể khá quan trọng bạn không nên thực hiện một cách qua loa. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

Bước 1: Sau khi mua cá về bạn hãy giảm bớt ánh sáng đèn trong phòng, tắt đèn bể cá trước khi thả cá vào. Lý do là nếu đèn quá sáng sẽ tạo môi trường khiến cá bị căng thẳng.

Bước 2: Bạn không thả cá ngay vào trong bể mà đặt bao đựng cá trong bể khoảng 20 phút, sau đó hãy đặt bao đựng cá vào trong hồ, bịt miệng khiến bao và thả trôi khoảng 20 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp cá có thể làm quen được với nhiệt độ nước trong hồ.

Bước 3: Sau thời gian thả trôi bạn có thể dùng vợt để vớt nhẹ nhàng cá vào hồ. Đặc biệt bạn cần theo dõi tình trạng cá trong vòng vài tuần, đảm bảo đàn cá hòa hợp với những em cá cũ, không gặp phải bệnh tật hay căng thẳng.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 5

2.5 Thức ăn cho cá thủy tinh

Loài cá thủy tinh có đặc tính là kiếm ăn vào ban ngày. Thức ăn yêu thích nhất của loài cá này đó là những động vật có xương sống như bọ nước, ấu trùng,… bên cạnh đó trong thực đơn hằng ngày bạn cũng có thể cho cá ăn các loại giáp xác, côn trùng, trùng chỉ và các loại thức ăn dạng viên cho cá được bán sẵn. Trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn cần phải cân bằng đầy đủ dinh dưỡng để đàn cá luôn phát triển khỏe mạnh và nhanh lớn.

Cá thủy tinh có kích thước vừa phải nên hằng ngày bạn cho ăn với số lượng thích ứng, không nên cho ăn quá nhiều. Nếu cho ăn quá nhiều cá có thể sẽ không tiêu thụ thức ăn cũ, mặt khác thức ăn cũ còn vương vãi nếu không được xử lý có thể sẽ để lại nhiều chất cặn bã trong bể gây nên ô nhiễm nguồn nước.

2.6 Cách vệ sinh bể cá thủy tinh

Vệ sinh bể cá là công việc bắt buộc mà bạn cần phải làm. Không những đem tới giá trị thẩm mỹ mà bể cá còn giúp khử mùi thanh, giúp cá cảnh không phải sống trong môi trường ô nhiễm dễ bị nhiễm bệnh và chết. Đối với bể cá thủy tinh tùy theo số lượng nuôi nhiều hay ít mà bạn sẽ thực hiện việc dọn vệ sinh khoảng 1 tuần hay 2 tuần một lần.

– Đầu tiên bạn sẽ vệ sinh đáy và kính bể thủy tinh

– Loại bỏ hết tảo trong bể cá thủy sinh

– Vệ sinh bộ lọc nước

– Hút nước bể cá, giữ lại từ 10 – 15% tổng lượng nước

– Cuối cùng bạn sẽ hơm lại nước vào trong hồ.

Lưu ý là trong quá trình vệ sinh, việc cho cá ra khỏi bể cần phải cẩn thận tránh cá bị hoảng loạn hay xây xát.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 6

Những bệnh thường gặp và cách xử lý

Trong quá trình nuôi cá hằng ngày không tránh khỏi được việc những chú cá mắc phải các bệnh nguy hiểm. Do đó việc chủ động phòng tránh và tìm các biện pháp điều trị là vô cùng quan trọng. Dưới đây sẽ là một số bệnh mà cá thủy tinh dễ gặp phải nhất:

3.1 Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Triệu chứng của bệnh là trên thân cá xuất hiện nhiều đốm trắng màu đỏ quanh mình. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng nên bạn cần phải tìm biện pháp khắc phục càng nhanh càng tốt.

Cách chữa trị: Bạn nên giảm số lượng cá nuôi trong bể, tăng nhiệt độ bể lên khoảng 30 độ C. Sau đó sẽ pha nước theo tỷ lệ 1g thuốc tím + 1 lít nước và thay nước sau 3 ngày để giảm tình trạng bệnh.

3.2 Bệnh thối vây, đuôi

Nguyên nhân gây bệnh là do chất lượng nguồn nước kém. Khi bắt cá không đúng kỹ thuật có thể làm cho cá bị thương gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.

Để phòng tránh bệnh bạn cần phải đảm bảo nguồn nước sạch cho cá. Trường hợp cá bị nặng có thể sử dụng thêm Acriflavine và Phenoxethol để chữa trị tình trạng thối vây, đuôi.

3.3 Bệnh xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết là do virus Rhabdovirus carpio gây ra. Triệu chứng biểu hiện bệnh là da cá bị sẫm màu, mắt lồi, mang nhạt, có nhiều điểm xuất huyết trên da cá.

Nhìn chung đối với bệnh này chưa có loại vaccine để thay thế. Nên tốt nhất là bạn chủ động tìm các cách phòng tránh để cá không mắc phải.

tiêu đề ảnh cá thủy tinh ảnh 7

Trên đây là những chia sẻ về thông tin về đặc điểm và cách nuôi loài cá thủy tinh. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn nuôi được đàn cá khỏe mạnh và nhanh lớn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Cá Thủy Tinh dễ nuôi, có thể nuôi trong bể hoặc chậu thủy tinh nuôi cá. Chúng thích sống theo đàn, nuôi một con cá sẽ cảm thấy cô độc, rất dễ chết

– Bạn cần kiểm tra chất lượng nước và tình trạng sức khỏe của cá hằng ngày. Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nếu nguồn nước không đảm bảo cá có thể bị nhiễm bệnh, mắc các bệnh ký sinh trùng.

– Trung bình khoảng 1 tuần bạn sẽ thay nước cho bể cá một lần. Lưu ý là không thay toàn bộ nước trong hồ cá mà bạn lại một phần nước cũ để cá có thể thích nghi được với môi trường nước mới.

– Loài cá này chỉ ưa ánh sáng nhẹ nên bạn đặt bể cá ở vị trí không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nhiệt độ lý tưởng nhất để cá sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 28 độ C.

Câu hỏi thường gặp

  • Cá thuỷ tinh là loài cá đẻ trứng, khi cá sinh sản bạn nên tách cá bố mẹ khỏi trứng, trứng của cá dính trên nền đá hoặc những cây thuỷ sinh, trong khoảng 24 đến 48 giờ trứng của cá sẽ bắt đầu nở.
  • Cá thủy tinh có bản tính hiền lành nên có thể nuôi chung với những loài cá có bản tính hiền lành như cá thủy tinh. Nuoitrong.com đề cử một số loại cá như: cá mây trắng, cá tam giác, cá sọc ngựa, cá neon,...
  • Để mua cá thủy tinh bạn có thể mua tại các cửa hàng bán trực tiếp hay có thể lên những diễn đàn, group facebook về thủy sinh để tìm kiếm.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi