Cá thủy tinh đuôi đỏ là loài cá cảnh đặc biệt có một không hai bởi chúng sở hữu cơ thể trong suốt như thủy tinh có thể nhìn xuyên thấu cả nội tạng. Vì là loài cá nhỏ, yếu ớt nên cách nuôi cá thủy tinh đuôi đỏ cũng cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật cá mới khỏe mạnh và sống lâu. Trong bài viết dưới đây, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi và chăm sóc loài cá cảnh độc đáo này. Mời bạn đọc tham khảo!
Giới thiệu về cá thủy tinh đuôi đỏ
Cá thủy tinh đuôi đỏ có tên khoa học là Prionobrama Filigera và tên tiếng Anh là Glass tetra, Glass bloodfin. Cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, xuất hiện tại Việt Nam từ sau năm 2000.
Thủy tinh đuôi đỏ được xếp vào danh dách những loài cá kỳ lạ nhất thế giới bởi chúng sở hữu thân hình trong suốt như thủy tinh. Khi có ánh sáng chiếu vào thì chúng ta sẽ nhìn thấu hết tất cả các bộ phận trong cơ thể cá, nhìn chúng như những bộ xương đang di động trong bể.
Những chú thuỷ tinh đuôi đỏ trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 5 – 6cm. Lúc cá nhỏ thì có màu trắng trong suốt, khi lớn lên trên cơ thể cá xuất hiện thêm khoang màu đỏ ở gần đuôi cùng màu xanh ánh ánh kim dọc thân cá. Vây bụng của cá đuôi đỏ kéo dài từ khoang bụng tới tận đuôi.
Cá thủy tinh đuôi đỏ thường sống theo đàn, tính tình hiền lành nên có thể hoà hợp với tất cả các dòng cá cảnh phổ biến hiện nay. Chính vì thế, bạn cần thả chung ít nhất 15 con cá vào 1 bể để cá có bạn, sinh sống và phát triển tốt nhất.
Cách nuôi cá thủy tinh đuôi đỏ tại nhà
Nuôi cá thủy tinh đuôi đỏ không quá khó, tuy nhiên vì là giống cá nhỏ, cơ thể yếu ớt nên trong quá trình nuôi, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và lưu ý đến những vấn đề sau:
2.1 Lựa chọn cá thủy tinh đuôi đỏ
– Những chú cá cá thủy tinh đuôi đỏ khỏe mạnh thì sẽ có đặc điểm da sáng sạch, cơ thể trơn bóng, nhẵn mịn, các lớp vảy cá to đều đẹp mắt từ đầu đến đuôi.
– Trên thân cá phải không có đốm, xuất huyết hay vết thương gì. Tuyệt đối không nên chọn những con cá có phần da bị tróc vẩy, có các vết trầy xước trên thân, hay bị các đốm trắng, đỏ. Bởi vì đây có thể là những con cá đang bị bệnh, dễ chết.
– Màu sắc của cá phải thuần, sắc nét, bóng bẩy. Nếu như màu sắc không thuần, bị pha lẫn các màu khác lạ thì chứng tỏ cá không có chất lượng cao.
– Khi quyết định mua cá thủy tinh đuôi đỏ thì người chơi bắt buộc phải kiểm tra thật kỹ xem cá có khỏe không. Một vài dấu hiệu chứng tỏ cá bệnh là: trên thân cá có đốm trắng, đốm đỏ, mang cá bị đỏ, cá kém ăn, mắt lồi, vảy xù, bơi kém linh hoạt,…
– Dáng bơi của cá cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá cá khỏe hay bệnh. Bạn nên chọn những con cá bơi khỏe, dáng bơi thẳng, giữ được cơ thể thăng bằng khi bơi. Tuyệt đối không chọn những bon bơi lạng lách, xiêu vẹo, miệng méo và hở mang to khi bơi.
– Cuối cùng thì phải tìm hiểu để chọn được địa chỉ bán cá cảnh uy tín, chất lượng cao. Chọn các cơ sở có địa chỉ rõ ràng và chế độ bảo hành tốt để đến xem trực tiếp trước khi quyết định mua. Nên tới các cửa hàng có trại cá vì họ sẽ có nguồn cá đa dạng, khỏe mạnh do được nuôi theo công nghệ hiện đại.
2.2 Bể nuôi cá thủy tinh đuôi đỏ
Cá thủy tinh có kích thước nhỏ nên bể nuôi cá cũng không cần quá lớn. Để nuôi loài cá này thì bạn cần chuẩn bị một bể cá có thể tích khoảng 70 lít. Nhiệt độ thích hợp nuôi cá từ 24 đến 28 độ C, độ pH trong khoảng 5 đến 7, độ cứng của nước từ 5 đến 15.
Cá thủy tinh đuôi đỏ sống theo bầy đàn, bạn nên thả ít nhất từ 15 con trở lên để cá bơi đẹp và nổi bật hơn. Trong bể cũng nên chuẩn bị thêm một ít hốc đá, cây thủy sinh, gỗ lũa,… để cá có không gian ẩn nấp và chơi đùa.
2.3 Bộc lọc bể cá thủy tinh đuôi đỏ
Bộ lọc bể cá có tác dụng làm sạch nước trong bể thông qua các lớp lọc được trang bị và thiết kế bên trong. Đây là thiết bị không thể thiếu trong các bể cá cảnh kể cả cá thủy tinh đuôi đỏ.
Loài cá này thích những nơi có dòng nước chảy nhẹ nhàng, không phù hợp với những chiếc lọc mạnh hoặc sủi mạnh. Một số bộ lọc bạn nên dùng cho cá thủy tinh đuôi đỏ đó là:
– Lọc tràn: Sản phẩm chứa nhiều ngăn cho phép đặt nhiều vật liệu lọc, mỗi một ngăn lọc được tiếp xúc trực tiếp giúp vi sinh hoạt động hiệu quả, có tính thẩm mỹ cao.
– Lọc thùng: Loại lọc này có thiết kế ngăn lọc tốt, thiết kế kín, cơ chế hoạt động độc lập, thông minh đảm bảo mang đến nguồn nước tinh khiết, an toàn cho cá.
– Lọc chìm: Có thiết kế với chức năng 3 trong 1, lọc – tạo thác – thổi khí vào bể cá. Tuy nhiên loại này không có khả năng xử lý đáy và bề mặt vì thế bạn nên kết hợp với máy lọc thác để có hiệu quả tốt nhất.
– Lọc vách: Lọc vách có chức năng hoạt động gần giống lọc tràn. Sản phẩm thích hợp đặt bên cạnh hoặc ở vách sau của bể cá. Lọc vách không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tiết kiệm không gian.
2.4 Thả cá thủy tinh đuôi đỏ vào bể
Kỹ thuật thả cá vào bể vô cùng quan trọng. Nếu bạn làm sai cách sẽ khiến cá bị sốc nước, sốc môi trường và dễ chết. Bạn cần làm theo từng bước như sau:
Bước 1: Trước tiên cần giảm ánh sáng trước khi thả cá vào bể. Nếu không, ánh sáng của đèn sẽ khiến cá bị căng thẳng, sợ hãi, stress.
Bước 2: Để yên túi cá vừa mua đặt trên mặt nước khoảng 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ nước trong bể. Điều này tránh cho cá bị sốc nước.
Bước 3: Dùng cốc múc thêm một ít nước ở bể đổ vào trong túi đựng cá. Thả trôi túi cá trên mặt nước 15 phút nữa để cá hoàn toàn thích nghi với nước trong bể.
Bước 4: Dùng vợt cá vớt cá trong túi ra thả nhẹ nhàng vào bể. Theo dõi sát sao những tuần đầu để đảm bảo cá phù hợp với bể nước, không gặp căng thẳng, bệnh tật gì.
2.5 Thức ăn cho cá thủy tinh đuôi đỏ
Chế độ ăn uống mỗi ngày rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sực phát triển và sức khỏe của cá. Cá thủy tinh đuôi đỏ ăn tạp nên tất cả các loại thức ăn từ thức ăn khô, cám hỗn hợp, thức ăn thực vật, bọ nước, ấu trùng, bobo, trùn chỉ chúng đều ăn được.
Mỗi ngày bạn nên cho cá thủy tinh đuôi đỏ ăn 3 bữa, liều lượng vừa đủ để không làm cá no quá. Với giống cá này thì bạn không nên cho ăn giun vì cơ thể cá yếu, thức ăn giun lại được lấy từ bùn đất hoặc những khu vực ô nhiễm. Cá ăn giun sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm sán… gây hại cho sức khỏe.
2.6 Vệ sinh bể cá thủy tinh đuôi đỏ
Để đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá thì bạn cần thay nước khoảng 3 đến 7 ngày một lần. Khi thay không nên thay toàn bộ nước trong bể. Hãy giữ lại một phần nước cũ giúp cá dễ thích nghi với môi trường mới hơn.
Lượng nước mới bổ sung có tác dụng cân bằng khoáng chất trong nước. Nhờ đó mà cá và các loài thực vật thủy sinh mới có sự trao đổi chất tốt, kích thích sinh trưởng và phát triển.
– Cách vệ sinh bể cá thủy tinh đuôi đỏ cần được thực hiện từng bước như sau:
Bước 1: Trước khi tiến hành vệ sinh bể bạn phải tắt hết mọi nguồn điện vào bể từ đèn chiếu sáng đến máy lọc, sục oxy….
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc cọ rửa như xô chậu, cốc nhựa, vợt cá, bàn chải, khăn lau, giấm, các nước tẩy rửa an toàn.
Bước 3: Tiến hành dùng ống hút để hút nước ra khỏi bể cá. Chỉ hút một nửa và giữ lại một nửa nước cũ ở trong bể cá.
Bước 4: Dùng vợt vớt cá ra khỏi bể, để tạm cá vào xô chậu có sẵn nước được lấy từ bể cá cũ trong thời gian chờ cọ rửa bể.
Bước 5: Thực hiện chà rửa bể cá tất cả các mặt cả trong và ngoài bằng bàn chải, mút cọ. Những phụ kiện trang trí, đá sỏi, bộ lọc cũng cần vệ sinh cẩn thận.
Bước 6: Sau khi vệ sinh xong thì đổ thêm nước mới vào bể, bật toàn bộ thiết bị lên. Để khoảng 30 phút cho nước ổn định rồi nhẹ nhàng thả lại cá vào bể.
Những bệnh thường gặp và cách xử lý
Cũng như những loài cá cảnh khác, nếu không được chăm sóc chu đáo thì cá thủy tinh đuôi đỏ rất dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm. Một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cá như:
3.1 Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh phát triển thành ba giai đoạn chính là dưỡng thể ký sinh trùng quả dưa, sang thể trưởng thành và cuối cùng phân chia bơi tự do tìm vật chủ.
Khi cá thủy tinh đuôi đỏ mắc phải bệnh này, cơ thể cá sẽ phủ đầy các nốt nhỏ màu trắng. Các nốt này sẽ lan dần ra tạo thành từng mảng trắng lớn. Bạn cần nhanh chóng chữa trị kịp thời nếu không bệnh sẽ lây lan rất nhanh.
Cách điều trị bệnh như sau: Trước tiên cần tách riêng những con cá bị bệnh ra để ngăn ngừa quá trình lây nhiễm.Tăng nhiệt độ nước lên tới 28 – 30 độ C để kìm hãm sự phát triển của ký sinh trùng. Sau đó pha thuốc tím vào nước rồi tắm cho cá. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày cá sẽ đỡ bệnh.
3.2 Bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột ở cá thủy tinh đuôi đỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Phổ biến nhất chính là do nguồn thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột khiến cá bị sốc.
Khi cá bị bệnh này sẽ có triệu chứng: sình bụng, hay đi phân trắng, bỏ ăn, bụng trương to, cả ngày núp vào một góc. Nhiều con bị nặng còn xuất hiện thêm những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn.
Để điều trị căn bệnh này người nuôi cần thực hiện đúng phương pháp, dùng đúng thuốc. Cần có quá trình chữa bệnh lâu dài chứ bệnh không hết ngay được.
Trước tiên, hãy bật sưởi oxy để giúp cá hô hấp dễ hơn. Sau đó dùng thuốc Metronidazol dưới dạng viên nén để điều trị. Pha 1 viên thuốc cùng 15 lít nước, cứ sau 24 giờ thì lại thay 30% và cho thêm 1 viên thuốc mới vào. Toàn bộ thời gian này không được cho cá ăn. Kiên trì điều trị từ 3-5 ngày cá sẽ khỏi.