Cá Trân Châu (Bình Tích) có bao nhiêu loại? Cách nuôi ra sao

Cá trân châu là loài cá nước ngọt, sinh sống chủ yếu ở vùng ao, sông, hồ,… Cá khá dễ nuôi, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở trong nhiều điều kiện sống khác nhau. Mặc dù vậy loài cá này cũng có những đặc điểm riêng biệt nên người nuôi cũng cần phải có kiến thức nhất định. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết cá trân châu là cá gì và cách nuôi đơn giản nhất tại nhà, mời bạn đọc theo dõi.

Giới thiệu về Cá Trân Châu

– Chủng loại: Thuộc họ Poeciliidae

– Nguồn gốc: Trung Mỹ, Mexico

– Tên gọi khác: Cá mô ly, cá bình tích, cá bình trà,…

– Chế độ ăn: Loài ăn tạp

– Môi trường sống: Nước ngọt, thủy sinh

– Kích thước: Đối với con trưởng thành là 10 – 12cm.

– Giá bán: Dao động từ 4000 – 5000đ/con

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 1

Cá trân châu trong tự nhiên được tìm thấy khá nhiều ở các mương, ao nước ngọt. Hiện nay từ 03 màu của cá nguyên thủy là trắng, vàng, cam và đen sau đó chúng đã được lai tạo với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng hơn. Đó cũng là lý do khiến cho trân châu trở thành một trong những loài cá được yêu thích và nuôi nhiều tại nhà.

Kích thước của cá bình tích khá nhỏ gọn, chiếc đuôi của cá cũng đa dạng về hình dáng, có con có hình hoạt, hình buồn nhưng cũng có con có hình đuôi càng trông rất bắt mắt.

Cơ thể của cá bình tích thon dài, miệng nhọn như hình mũi dao. Con cái khác với con đực là sở hữu chiếc bụng tròn xệ xuống, dáng ngắn hơn cá đực, vây và đuôi cá cũng ngắn hơn.

Phân loại Cá Trân Châu

Hiện nay cá bình tích có 05 loại phổ biến đó là:

2.1 Cá trân châu đen

Loài cá này sở hữu duy nhất một màu đen tuyền, một số con sẽ có thêm một vệt dài màu vàng trên thân. Cá bình tích đen là một biến thể hiếm, sinh ra trong môi trường nhân tạo và là loài được nuôi trong bể riêng để từ đời F1 trở đi không bị lại thành màu khác.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 2

2.2 Cá trân châu vàng cam

Những chú cá bình tích này trên thân có 2 màu cam và vàng, vây của cả dài, nhiều đốm cam đẹp mắt, bụng trắng ánh bạc. Loài cá này khá phổ biến trong thị trường thủy sinh, được nhiều người yêu thích lựa chọn.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 3

2.3 Cá trân châu trắng

Cá bình tích trân châu trắng chỉ có một màu trắng ánh bạc toàn thân. Loại cá này còn có tên gọi khác là cá én trắng. Cá bình tích trân châu trắng cũng là sản phẩm của sự lai tạo, bạn không thể tìm thấy chúng trong tự nhiên.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 4

2.4 Cá trân châu muối tiêu

Cá là sự pha trộn giữa hai màu trắng và đen xen kẽ như màu muối tiêu. Trên thân cá sẽ có nhiều kiểu họa tiết khác nhau mà không con nào giống con nào.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 5

2.5 Cá trân châu hoàng kim

Đây là dòng cá hiếm, chúng có có thể lai tạo để ra màu vàng hoàng kim trên thân cá. So với cá bình tích màu cam có bụng màu trắng thì loài bình tích trân châu hoàng kim chỉ duy nhất một màu vàng ánh kim khá thu hút.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 6

Cách nuôi Cá Trân Châu đơn giản nhất tại nhà

Cá trân châu được đánh giá là loài cá khá dễ nuôi, tuy nhiên để đàn cá được khỏe mạnh bạn cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về chăm sóc. Dưới đây Nuoitrong.com đã tổng hợp các kiến thức từ những người giàu kinh nghiệm, bạn hãy tham khảo nhé.

3.1 Cách chọn cá

Việc lựa chọn cá giống vô cùng quan trọng vì sẽ liên quan đến sức khỏe những chú cá mà bạn chăm sóc sau này. Vậy tiêu chí chọn cá giống trân châu tốt?

– Đó là những con cá có kích thước cân đối, vây và đuôi mở rộng, không bị dị thật.

– Màu sắc trên thân cá tươi sáng, không xuất hiện các đốm đen, đốm trắng, vì những dấu hiệu này cho thấy cá đang bị bệnh.

– Theo dõi cá bơi trong bể có nhanh nhẹn và dứt khoát hay không. Nếu những chú cá nào bơi yếu, thả trôi theo dòng nước thì chứng tỏ đang có dấu hiệu bị bệnh.

– Những chú cá trân châu có thể trạng tốt thường sẽ rất háu ăn mắt sáng, phản xạ nhanh nhạy khi có các đối tượng lạ lại gần.

– Mua cá tại địa chỉ kinh doanh uy tín, có cam kết chất lượng, như thế những chú cá trân châu khi nuôi tại nhà mới khỏe mạnh, ít bị bệnh.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 7

3.2 Bể nuôi

Tùy theo số lượng cá bạn nuôi mà sẽ chọn kích thước bể sao cho phù hợp. Nhìn chung bể càng rộng rãi, thoải mái thì cá càng có không gian sống lý tưởng. Đối với bể cá gia đình bạn nên chuẩn bị kích thước bể tối thiểu là 25L là hợp lý. Bên trong bể cá bố trí thêm cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học cho môi trường sống của cá. Ngoài tác dụng trang trí, loài cây này còn giúp loại bỏ các độc tố trong nước, tăng nồng độ O2 giúp cho cá khỏe mạnh hơn.

Khi trong bể có một hệ sinh thái tốt sẽ làm nơi trú ẩn hiệu quả cho cá, giúp đàn cá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Cung cấp môi trường nước sạch sẽ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nước trước khi cho vào bể để nuôi cá cần phải chuẩn bị trước 03 ngày, khử sạch clo và tăng lượng oxy trong nước. Trung bình mỗi tuần bạn nên thay nước cho cá 1 lần để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm.

Mỗi lần vệ sinh bạn chỉ nên thay khoảng 30% nước trong bể để tránh tình trạng cá bị sốc nước, thay đổi môi trường quá đột ngột.

Bạn cần cố gắng duy trì nhiệt độ nước khoảng từ 25 – 26 độ C, độ cứng của nước đạt từ 20 – 30 KH.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 8

3.3 Lựa chọn bộ lọc

Đối với bể cá trân châu bạn nên sử lọc thác hay lọc vi sinh để giúp nước trong và không bị sâu bệnh. Ngoài ra cũng có thêm một chiếc đèn kẹp để làm nổi bật cá.

Một số công dụng của bộ lọc đối với sự phát triển của đàn cá phải kể đến như:

– Giúp xử lý sạch các loại chất thải, chất độc, khí độc lơ lửng trong nước.

– Tăng lượng oxy trong bể giúp đàn cá được khỏe mạnh hơn.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 9

3.4 Các bước thả cá trân châu vào bể

Để đảm bảo đàn cá trân châu khi mua về nhà có tỷ lệ sống cao nhất bạn cần thực hiện các bước thả cá vào bể như sau:

– Cố gắng di chuyển thật nhanh sau khi mua cá ở cửa hàng, nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến cá bị mệt, căng thẳng.

– Bạn giảm ánh sáng hoặc tắt đèn trước khi thả cá vào bể. Bởi ánh sáng đèn quá gay gắt sẽ gây nên stress đối với đàn cá mới.

– Bạn ngâm túi nilon chứa cá thả vào trông bể nuôi khoảng 15 – 20 phút, điều này giúp cân bằng môi trường nước giữa túi đựng cá và nước trong bể.

– Sau khoảng thời gian này bạn mở túi cá, lấy một chút nước ở bể cá cho vào trong túi, làm khoảng 2 – 3 lần. Khi thực hiện xong bạn từ từ thả cá vào bể, nên thả một cách chậm rãi không nên đổ ào ạt vì sẽ khiến cá sợ.

– Hằng ngày theo dõi biểu hiện của đàn cá mới xem quá trình thích nghi thế nào. Nếu thấy cá ốm, bị bệnh thì cần vớt ra ngoài ngay.

3.5 Thức ăn cho cá trân châu

Cá trân châu có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như các tạp chất, sinh vật, giáp xác nhỏ,… Đó cũng là lý giải vì sao mà bể nuôi đàn cá trân châu thường rất sạch sẽ, ít có cặn bẩn.

Ngoài các loại thức ăn này bạn cũng cho cá ăn thêm các loại thức ăn tổng hợp, dạng khô. Thi thoảng bổ sung thêm cho cá các loại thức ăn tươi như giun, bo bo, loăng quảng,… Như thế sẽ cung cấp cho cá các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho sự phát triển.

Cá trân châu ăn ăn ít nên mỗi bữa ăn bạn cung cấp cho cá số lượng thức ăn vừa đủ, không cho ăn quá nhiều. Lượng thức ăn không được tiêu thụ hết nếu để lâu không được dọn rửa sẽ gây nên ô nhiễm nguồn nước. Trung bình đối với những con cá trưởng thành bạn chỉ cho ăn một bữa/ngày là đủ.

Nếu cho ăn thức ăn dạng tổng hợp bạn cần phải cân bằng tốt giữa chất xơ và protein. Nếu cho ăn không khoa học cá có thể sẽ bị táo bón, chậm phát triển.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 10

3.6 Các bước vệ sinh bể cá trân châu

Như đã nói ở trên cá trân châu là loài ăn tạp nên bể của loài này không quá bẩn. Tuy nhiên bạn cũng vẫn cần phải vệ sinh định kỳ để đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt nhất cho cá. Các bước vệ sinh bể cá khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn tiến hành vệ sinh bộ lọc cho bể cá

Bước 2: Vệ sinh sỏi, cây thủy sinh hay các đồ vật trong trí trong bể

Bước 3: Lau kính mặt trong mặt ngoài.

Toàn bộ quá trình vệ sinh bể cá cần thực hiện với khăn sạch, sau đó thay bằng nước mới đã được khử clo. Không sử dụng hóa chất tẩy rửa vì có thể sẽ còn tàn dư ở lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe của đàn cá.

Bệnh thường gặp và cách chữa trị

Cũng giống như nhiều loài cá khác, trong quá trình nuôi tại nhà, cá cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như:

4.1 Bệnh rách mang

Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này là do môi trường nước bị ô nhiễm, người nuôi không thay nước thường xuyên. Triệu chứng xuất hiện ở cá đó là mang bị rách, sưng, quá trình đóng mở nắp gặp khó khăn.

Để điều trị bạn cần vệ sinh lại bể nuôi cá, kết hợp với việc pha loãng muối natri cacbonat, hoặc có thể dùng đá quặng lục đồng để ngâm, rửa cá.

4.2 Bệnh sình bụng

Cá trân châu khi mắc bệnh này bụng cá sẽ bị sình và căng lên bất thường. Nguyên nhân gây bệnh là do cá bị nhiễm ký sinh trùng, gây nên tình trạng xuất huyết.

Để điều trị bạn sẽ tách riêng chú cá bị bệnh, sau đó ngâm cá trong bể nước muối hằng ngày. Đồng thời kết hợp với một số loại thuốc chuyên điều trị sình bụng ở các cửa hàng bán cá cảnh.

Ý nghĩa của cá trân châu trong phong thủy

Trong dân gian đã có câu nói: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”. Ý nghĩa của từ thủy ở đây có nghĩa là nước sẽ giúp gia chủ quản được tài lộc. Cũng chính vì thế nhiều gia đình đã trang trí cho ngôi nhà của mình một bể cá với đủ ngũ hành để có được may mắn, hạnh phúc.

Cũng giống như cá chép, cá koi, cá trân châu cũng là loại cá được nhiều gia đình hiện nay yêu thích và nuôi nhiều tại nhà. Những chú cá này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, xua đuổi đi những điều kém may mắn trong cuộc sống.

Theo phong thủy, hướng Bắc và Đông Nam là hai hướng biểu trưng cho sự may mắn, sinh sôi, nảy nở. Do đó bạn hãy đặc bể cá của gia đình ở hướng Bắc hoặc Đông Nam để kích hoạt được nhiều tiền tài và thịnh vượng trong cuộc sống.

tiêu đề ảnh cá trân châu ảnh 11

Cá trân châu giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Hiện nay giá bán trung bình của một chú cá trân châu dao động từ 4000 – 5000 đồng/con. Những chú cá size lớn sẽ có giá cao hơn tùy thuộc vào nơi bán.

Cá trân châu được bày bán khá phổ biến nên bạn có thể mua tại bất cứ cửa hàng cá cảnh nào, dưới đây sẽ là một số địa chỉ đáng tin cậy được nhiều người đánh giá cao.

6.1 Cá cảnh Thủy Sinh Trung Tín

– Địa chỉ: 718 Trường Chinh, P.15, Quận Tân Bình

– SĐT: 0938.228.502

– Email: Traithuysinh.trungtin@gmail.com

6.2 King AQua

– Địa chỉ: 541 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội

– Hotline: 0398810955

– Email: KingAquaSuperMarket@gmail.com

6.3 Thủy Sinh Anh

– Địa chỉ: 53A, Đại lộ Hùng Vương, Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

– Điện thoại: 0902855297

– Email: Thuysinhanh.vn@gmail.com

Trên đây là toàn bộ thông tin về loài cá trân châu mà Nuoitrong.com muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích để có thêm kinh nghiệm chăm sóc đàn cá yêu quý của mình. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Cá trân châu có thể sống trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ rậm rạp, nhất là những cây có lá lông chim hay một vài cây mọc nổi.

– Cá trân châu là loài cá dễ đẻ và đẻ nhiều, nếu bạn biết cách lựa chọn cá thì khi bạn mua về chỉ cần đến 1, 2 ngày là chúng có thể sinh sản.

– Khi quan sát thấy cá bình tích bụng to, sắp đẻ bạn cần vớt cá mẹ ra một hồ riêng, chọn một nơi yên tĩnh, không có nhiều tác động. Khi cá mẹ đẻ xong thì chả cá mẹ về bể cá cũ, để cá con ở bể mới để tránh tình trạng cá mẹ ăn cá con.

– Để phòng bệnh cho cá trân châu hiệu quả bạn cần phải đảm bảo nguồn nước cho cá sạch sẽ, quan sát biểu hiện hằng ngày của cá. Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần tách riêng ngay để tránh lây lan sang cá khác.

Câu hỏi thường gặp

  • Với tính cách hiền lành, thân thiện, cá trân châu có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác ví dụ như cá 7 màu, cá neon, cá phượng hoàng,...
  • Tuổi thọ trung bình của loài cá này là khoảng từ 2 - 3 năm. Nếu được sống trong điều kiện tốt cá có thể sống đến 5 năm.
  • Con cá trân châu đực thường sẽ có kích thước lớn hơn con cái. Phần vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn cũng sẽ lớn hơn so với con cái. Còn con cá cái sẽ có dáng người thấp, nhỏ, vây hơi tròn, phần bụng hơi bình ra so với con đực.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi