Cá Trường Giang Hổ đặc điểm sinh học và cách chăm sóc

Cá trường giang hổ được nhiều người chơi yêu thích bởi có ngoại hình đặc biệt, sức sống khỏe, tuổi thọ cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nuôi loài cá này vì tập tính của chúng khác hoàn toàn so với nhiều loài cá cảnh khác. Bài viết sau đây, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trường giang hổ, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để sớm sở hữu đàn cá khỏe mạnh và xinh đẹp.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 1

Giới thiệu về cá trường giang hổ

Cá trường giang hổ còn có tên gọi khác là cá mập Trung Quốc, tên tiếng Anh là Chinese Hi Fin Banded Shark thuộc họ Cyprinidae. Giống cá này có nguồn  gốc từ lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc.

Trường giang hổ được xếp vào danh sách cá vệ sinh thuộc loại không có răng trong miệng. Chúng chỉ có một hàm bằng xương rất sắc nhọn tại vị trí cổ họng.

Cá trường giang hổ có thân hình mảnh mai, thon dài. Khi trưởng thành cá có chiều dài từ 58 đến 98cm. Đầu cá dài và bẹt, miệng thấp, cong lên như móng ngựa. Môi cá dày, to, trên môi có 2 sợi râu to dài chĩa sang hai bên.

Trường giang hổ thường có màu xám đến nâu, vảy to tròn, hai bên thân cá xuất hiện nhiều sọc đen đậm khiến chúng càng thêm sặc sỡ.

Phần vây lưng cá nhô lên rất cao. Trong khi các vây ở bụng lại ngắn và nhỏ. Vây đuôi có hình đĩa, được chia thành 2 nửa riêng biệt màu hơi đỏ.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 2

Cách nuôi cá trường giang hổ

Chăm sóc cá trường giang hổ không phải công việc quá khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm thì cá sẽ chậm lớn, dễ bị bệnh. Để quá trình nuôi cá thuận lợi và hiệu quả thì người nuôi cần nắm được những kỹ thuật dưới đây:

2.1 Cách lựa chọn cá trường giang hổ

Muốn cá khỏe mạnh và phát triển nhanh thì trước tiên bạn phải chọn được những chú cá giống tốt. Việc chọn cá quyết định 50% đến sức khỏe của cá trong quá trình nuôi.

– Trước tiên cần dựa vào ngoại hình để lựa chọn. Những chú cá có hình dáng cân đối, cơ thể hoàn chỉnh không xây xước, không dị hình, di chuyển linh hoạt và có khả năng phản ứng nhanh với tiếng động là những chú cá khỏe.

– Màu sắc của cá cần tươi sáng, sắc nét không bị mở, phân cách giữa các màu không rõ ràng. Nếu thấy cá bị loang màu, nhạt màu hoặc có những đốm màu khác biệt thì không nên chọn vì đây có thể là dấu hiệu cá bị bệnh.

– Để chắc chắn về chất lượng cá thì bạn hãy xem và mua cá tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo cá có nguồn gốc rõ ràng, có chế độ bảo hành cẩn thận. Tránh ham rẻ để mua phải cá kém chất lượng, cá bệnh, cá thải….

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 1

2.2 Chọn bể cá trường giang hổ

Vì sở hữu kích thước lớn nên cá trường giang hổ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt, nhất là môi trường sống. Bể nuôi cá cần phải có kích thước lớn, thể tích tối thiểu là 125gallon nước, có đầy đủ hệ thống lọc và sục khí.

Loài cá này có tập tính thích ăn lá mềm của các loại cây thủy sinh vì thế người nuôi không nên nuôi thủy sinh. Dưới đáy bể chỉ cần trang trí cát sỏi, gỗ lũa để có nơi cho cá ẩn trú.

2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá

Bộ lọc nước là thiết bị vô cùng quan trọng và cần thiết với bể cá cảnh, quyết định lớn đến sự phát triển và sức khỏe của cá. Tuy nhiên để chọn được chiếc máy lọc phù hợp không phải điều dễ dàng, bạn cần dựa vào nhiều yếu tố như số lượng đàn cá, kích thước cá, tập tính của cá, kích thước bể…

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bộ lọc, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Một số bộ lọc chủ yếu hay được người nuôi cá lựa chọn đó là:

– Lọc thùng

– Lọc tràn kính

– Lọc vách

– Lọc máng nhựa

– Lọc treo, lọc thác

– Lọc chìm

– Lọc mút, lọc bio

Với cá trường giang hổ thì các bạn nên sử dụng bộ lọc thùng là hợp lý nhất. Loại này có thiết kế ngăn lọc tốt, thiết kế kín, cơ chế hoạt động thông minh được đặt độc lập với bể. Hơn nữa, lọc thùng phù hợp với những bể cá có kích thước lớn, đảm bảo tính thẩm mỹ mà hiệu quả vẫn rất cao.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 4

2.4 Các bước thả cá vào bể

Sau khi bạn đã mua được cá và mang về nhà an toàn thì sẽ tiến hành thực hiện bước tiếp theo là thả cá vào bể. Vậy thả thế nào để cá trường giang hổ không bị sốc nước, căng thẳng hoặc thậm chí có thể chết? Hãy học kỹ các bước dưới đây nhé:

– Bước 1: Giảm ánh sáng hoặc tắt bớt đèn trước khi thả cá vào bể. Nguyên nhân là vì đèn quá sáng sẽ dễ khiến cá bị căng thẳng, sợ hãi.

– Bước 2: Nhẹ nhàng đặt túi đựng cá cảnh trên mặt nước khoảng 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ nước mới. Tuyệt đối không nên vớt cá ra để thả ngay xuống bể sẽ làm cá bị sốc nước.

– Bước 3: Múc thêm một ít nước ở bể đổ vào trong túi đựng cá. Tiếp tục để thả trôi túi cá trên mặt nước 15 phút cho cá hoàn toàn thích nghi với nguồn nước mới.

– Bước 4: Cuối cùng dùng vợt cá nhẹ nhàng vớt cá trong túi ra thả vào bể. Trong những tuần đầu cần theo dõi sát sao để đảm bảo cá không gặp căng thẳng, bệnh tật hay đánh nhau với những đàn cá cũ.

2.5 Thức ăn cho cá

Cá cảnh có khoẻ mạnh, năng động, màu sắc tươi tắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn mà bạn cho cá ăn mỗi ngày. Cần đảm bảo cho cá chế độ ăn đủ chất, khoa học.

Cá trường giang hổ có thể ăn được tất cả những gì mà thiên nhiên và con người cung cấp cho chúng. Từ các loại rêu tảo, các loại côn trùng, các loại động vật không xương sống tầng đáy, các loại đồ đông lạnh, đồ khô, đồ tươi… chúng đều ăn được hết.

Một sai lầm mà nhiều người chơi cá hay gặp phải đó là việc cho cá ăn quá nhiều. Điều này không chỉ làm cho cá béo phì, dễ mắc bệnh mà còn làm ô nhiễm bể cá vì cá ăn không hết sẽ làm đọng lại thức ăn thừa dưới đáy bể. Chính vì thế bạn cần cho cá ăn đúng bữa, đủ liều lượng mỗi bữa.

Với cá trường giang hổ, một ngày nên cho ăn 3 bữa vào sáng, trưa, tối. Để xác định liều lượng phù hợp thì bạn nên theo dõi lượng thức ăn được tiêu thụ từ những lần cho ăn đầu tiên. Trước khi cho ăn khoảng 30 phút, cần bật đèn sáng để ra hiệu cho cá biết đã đến giờ ăn.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 5

2.6 Vệ sinh bể cá trường giang hổ

Việc vệ sinh bể cá không đúng cách không chỉ làm xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể mà còn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Do đó bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Những dụng cụ cần thiết để vệ sinh bể cá trường giang hổ cơ bản cần có như: Dụng cụ chà tảo, lưỡi dao cạo, dụng cụ xi phông hút cặn bể cá, xô đựng nước, giấm/nước lau kính, chất tẩy trắng, vật liệu lọc nước, chất khử clo, bàn chải vệ sinh bộ lọc, khăn lau,…

Tùy thuộc vào số lượng mật độ cá trong bể, độ bẩn của bể mà bạn sẽ thực hiện vệ sinh bể cá, có thể là 1 đến 3 tuần một lần. Các vệ sinh lần lượt từng bước như sau:

Bước 1: Làm sạch mặt kính bên trong

– Bắt đầu vệ sinh bể bằng việc dùng cây chà tảo lau sạch mặt kính bên trong. Đối với cặn cứng đầu trên kính, thì có thể dùng dao cạo để cạo sạch.

Bước 2: Làm sạch đồ trang trí trong bể

– Sau khi mặt kính đã được làm sạch thì tiếp tục làm sạch các đồ trang trí, nội thất trong bể. Hãy loại bỏ mảng bám, rong rêu trong bể. Các đồ trang trí, cây nhân tạo thì cần dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để đánh sạch.

Bước 3: Hút cặn, làm sạch đáy bể cá

– Bước tiếp theo bạn sẽ làm sạch đáy bể bằng cách dùng dụng cụ hút cặn để hút hết chất thải dưới đáy bể ra. Lưu ý loại bỏ cả các mảnh vụn của đá sỏi dưới đáy bể.

Bước 4: Vệ sinh mặt kính bên ngoài

– Sau khi làm sạch bên trong bể cá, thì bạn hãy vệ sinh cách thiết bị khác như: nắp bể, kính bên ngoài bể, đèn chiếu sáng,… Sử dụng giấm hoặc chất tẩy rửa có thành phần an toàn để lau chùi.

Bước 5: Vệ sinh bộ lọc bể cá 2 tuần/lần

– Bước cuối cùng là bạn sẽ vệ sinh bộ lọc của bể cá. Dùng bàn chải để cọ nhẹ nhàng loại bỏ vết bản, mảng bám trên máy. Nếu thấy bộ lọc cũ, yếu thì cần phải thay mới.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 6

2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá

Cá trường giang hổ rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Chính vì thế, người nuôi cần đặc biệt lưu ý đến các căn bệnh thường gặp dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và điều trị.

2.7.1. Bệnh đốm trắng

Đây là căn bệnh nhiễm ký sinh trùng mà cá trường giang hổ rất dễ mắc phải.Bệnh gây tử vong cho cá nhiều hơn các loại bệnh khác. Nguyên nhân gây bệnh là do mật độ cá trong bể quá dày khiến cá không có không gian phải tiếp xúc gần với nhiều con cá khác, khiến cá bị căng thẳng và mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh này là trên thân cá xuất hiện nhiều đốm nhỏ, những đốm này có thể dính với nhau thành từng mảng lớn. Cá bị bệnh sẽ thở nặng nhọc hơn, chán ăn, chuyển động chậm, vây cá khép lại.

Căn bệnh này khá khó chữa, để điều trị bạn cần kiên trì thực hiện trong khoảng 4 tuần. Trước tiên hãy duy trì nhiệt độ trong bể cá ở khoảng 29 đến 32 độ C nhằm kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh trùng trên thân cá. Sau đó dùng thuốc đặc trị Bio Knock hoặc Tetra để điều trị.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 7

2.7.2. Bệnh thối vây đuôi

Đây cũng là căn bệnh phổ biến ở cá trường giang hổ. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là do bể cá quá bẩn, chất lượng nước kém, ccas cảnh không được chăm sóc đúng cách.

Cá khi bị bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, lờ đờ, chán ăn, bơi không thăng bằng, màu sắc bị biến đổi, vây đuôi thôi rữa biến dạng. Nếu để lâu không được chữa trị sẽ dễ bị chết.

Cách điều trị là bạn cần nhanh chóng tách riêng các con cá bị bệnh sang bể riêng có sủi oxy. Sau đó sử dụng thuốc kháng sinh như Jungle Fungus Elininator hoặc Tetracycline để điều trị.

Muốn xử lý dứt điểm bệnh bạn cần phải vệ sinh lại toàn bộ bể cá, bộ lọc để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, trong lành và an toàn cho cá.

tiêu để ảnh cá trường giang hổ ảnh 8

Cá trường giang hổ giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Cá trường giang hổ là loài cá cảnh được nhiều người yêu thích và đang được nuôi khá phổ biến. Mức giá trung bình của một chú cá trưởng thành dao động từ 90.000 đến 150.000 đồng.

Để mua được giống cá khỏe mạnh, có ngoại hình đẹp, chất lượng ưng ý, người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn những cơ sở uy tín, có thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Một số địa chỉ bán cá trưởng giang hổ bạn nên tham khảo đó là:

– Cửa hàng Aqua Kim Giang tại địa chỉ Số 5 – ngõ 424 – Kim Giang – Hoàng Mai – Hà Nội. Hotline 0904936399.

– Bể cá Hoàng Gia có địa chỉ ở Số 30/38 Ngõ 89 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Hotline 0982984898.

– Cửa hàng cá cảnh Vũ Aqua tại địa chỉ Số 46 Ngõ 24 – Phan Văn Trường – Cầu Giấy. Hotline 0819196666.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi và chăm sóc cá trường giang hổ mà Nuoitrong.com đã chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để tự tin chăm sóc được những đàn cá khỏe mạnh, chất lượng nhất. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Cá trường giang hổ rất háu ăn nhưng bạn chỉ nên cho cá ăn 2 lần/ngày vào thời điểm sáng và chiều. Không cho ăn quá nhiều khiến cá sình bụng, khó tiêu, béo phì và chết.

– Cần đặt hồ cá cảnh tại vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Không nên để hồ ở nơi tối tăm, bí bích sẽ khiến cá phát bệnh.

– Bể cá cần phải rộng và thông thoáng, mật độ cá không quá dày. Nếu mật độ quá dày sẽ khiến bể cá bị thiếu oxi, nhanh bẩn nước, gây bệnh cho cá.

– Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h để đảm bảo nguồn nước ổn định, có đủ không khí cho cá trường giang hổ sinh sống.

– Hạn chế việc di chuyển cá sang bể khác, việc di chuyển thường xuyên sẽ khiến cá không kịp làm quen với môi trường mới, dễ bị sốc nhiệt và chết.

 

Câu hỏi thường gặp

  • Cá trường giang hổ có thể ăn được tất cả các loại thức ăn từ các loại rêu tảo, các loại côn trùng, các loại động vật không xương sống tầng đáy, các loại đồ đông lạnh, đồ khô, đồ tươi...
  • Cá trường giang hổ rất dễ bị bệnh đốm trắng và bệnh thối vây đuôi. Chính vì thế trong quá trình nuôi bạn cần dành thời gian chăm sóc và theo dõi cá sát sao để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cá.
  • Tùy thuộc vào số lượng mật độ cá trong bể, độ bẩn của bể mà bạn sẽ thực hiện vệ sinh bể cá, có thể là 1 đến 3 tuần một lần

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi